Đề thi Học Kì 1 môn Sinh học lớp 9 - năm 2016 - 20...
- Câu 1 : Nguyên tắc tổng hợp ADN là:
A. Bổ sung và bán bảo toàn
B. Khuôn mẫu
C. Bán bảo toàn
D. Đa phân
- Câu 2 : Kết quả phát sinh giao tử cái gồm:
A. 1 thế cực (2n)
B. 3 thế cực (n) và 1 trứng (n)
C. 4 tinh trùng (n)
D. 4 thế cực (n)
- Câu 3 : Phép lai nào trong các phép lai sau cho thế hệ kế tiếp phân ly:
A. P: AA x aa
B. P: aa x aa
C. P: Aa x aa
D. P: AA x AA
- Câu 4 : Bệnh nhân Tơcnơ không có biểu hiện bên ngoài là:
A. Lùn
B. Cổ ngắn
C. Tuyến vú không phát triển
D. Mắt hơi sâu và 1 mí
- Câu 5 : Trong các phép lai sau đây phép lai nào tạo nhiều loại hợp tử nhất:
A. AA x AA
B. AA x Aa
C. Aa x Aa
D. Aa x aa
- Câu 6 : Một phân tử có 20 chu kì xoắn thì chiều dài của ADN này là:
A. 340 A0
B. 680 A0
C. 34 A0
D. 20 A0
- Câu 7 : Trong các bệnh tật di truyền sau: Bệnh tật nào được xếp vào nhóm hội chứng có liên kết giới tính:
A. Hội chứng Đao
B. Bệnh máu khó đông
C. Bệnh Tơcnơ
D. Bệnh mù màu
- Câu 8 : Kí hiệu bộ NST nào sau đây dùng để chỉ cho thể 3 nhiễm:
A. 2n + 1
B. 2n - 1
C. 2n + 2
D. 2n - 2
- Câu 9 : Màu lông gà do 1 gen quy định. Khi lai gà trống trắng với gà mái đen đều thuần chủng thu được F1 đều có lông màu xanh da trời. Tiếp tục cho gà F1 giao phối với gà lông đen thì cho ra kết quả về KH ở thế hệ sau như thế nào?
A. 1 lông đen: 1 lông xanh da trời
B. 1 lông xanh da trời: 1 lông trắng
C. 1 lông đen: 1 lông trắng
D. Toàn lông đen
- Câu 10 : Trong phân bào lần II của giảm phân, NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở:
A. Kì đầu
B. Kì giữa
C. Kì sau
D. Kì cuối
- Câu 11 : Ở cà chua gen A quy định thân đỏ thẫm, gen a quy định thân xanh lục. Kết quả của một phép như sau:
P: thân đỏ thẫm x thân đỏ thẫm F1: 74,9% thân đỏ thẫm : 25,1% thân xanh lục. Kiểu gen của P trong công thức lai trên như thế nào?A. P: AA x AA
B. P: AA x Aa
C. P: Aa x aa
D. P: Aa x Aa
- Câu 12 : Những dạng đột biến cấu trúc NST làm thay đổi số lượng gen trên một NST là:
A. Mất đoạn và lặp đoạn
B. Lặp đoạn và đảo đoạn
C. Mất đoạn và đảo đoạn
D. Cả B và C
- Câu 13 : Biến dị tổ hợp là:
A. sự xuất hiện các kiểu hình giống bố
B. sự xuất hiện các kiểu hình giống bố mẹ
C. sự xuất hiện các kiểu hình giống mẹ
D. sự xuất hiện các kiểu hình khác bố mẹ
- Câu 14 : Nếu đời P là AA x aa thì ở F2 sẽ có tỉ lệ các kiểu gen là:
A. AA : 1aa
B. 1 AA : 2 Aa : 1 aa
C. AA : 1aa
D. 2 Aa : 1 aa
- Câu 15 : Ở đậu Hà Lan (2n = 14). Hãy cho biết số NST ở kì sau của nguyên phân là:
A. 7
B. 14
C. 28
D. 56
- Câu 16 : Kiểu gen dị hợp 2 cặp gen là:
A. AABb
B. AaBb
C. aaBb
D. AaBB
- Câu 17 : Ý nghĩa sinh học của nguyên phân là gì?
A. Tạo ra các giao tử
B. Tạo ra các tế bào con có bộ NST giống hệt nhau và giống hệt tế bào mẹ
C. Qua 2 lần phân bào tạo ra 4 tế bào con
D. Các tế bào con có bộ NST đơn bội.
- Câu 18 : Các nucleotit trên hai mạch đơn của ADN nối với nhau bằng liên kết nào:
A. Peptit
B. Ion
C. Hidro
D. Hóa trị
- Câu 19 : Cha có nhóm máu A, mẹ có nhóm máu AB, thế hệ con có nhóm máu nào?
A. Nhóm máu A
B. Nhóm máu A và B
C. Nhóm máu A, B và AB
D. Nhóm máu A, B, AB và O
- Câu 20 : Gen A bị đột biến thành gen a. Chiều dài gen a dài hơn gen A. Đột biến trên thuộc dạng nào sau đây?
A. Thay thế cặp nucleotit
B. Đảo vị trí cặp nucleotit
C. Thêm cặp nucleotit
D. Mất cặp nucleotit
- Câu 21 : Đột biến mất đoạn nhỏ ở đầu NST 21 sẽ gây ra bệnh:
A. Ung thư máu
B. Đao
C. Lao
D. Tơcnơ
- Câu 22 : Ở gà trống, cặp NST giới tính có kí hiệu là:
A. XX
B. XY
C. XO
D. YO
- Câu 23 : Một loài có bộ NST lưỡng bội 2n = 8. Theo thứ tự sẽ có bao nhiêu NST đơn ở kì đầu giảm phân I và kì đầu giảm phân II của một tế bào ở loài này?
A. 16 và 8
B. 8 và 4
C. 32 và 16
D. 0 và 0
- Câu 24 : Loại phân tử nào sau đây đóng vai trò trung gian giữa gen và protein?
A. Nucleotit
B. ARN
C. ADN
D. Protein histon
- Câu 25 : Một đoạn ADN có 18600 nucleotit. Từ ADN này có thể tổng hợp được bao nhiêu axit amin?
A. 930
B. 3100
C. 620
D. 465
- Câu 26 : Điểm khác nhau cơ bản giữa thường biến và đột biến là :
A. Thường biến không do kiểu gen qui định
B. Thường biến không liên quan đến kiểu gen
C. Thường biến không di truyền còn đột biến di truyền được
D. Thường biến có hại còn đột biến có lợi
- Câu 27 : Bệnh bạch tạng do:
A. Đột biến gen trội gây ra
B. Đột biến gen lặn gây ra
C. Đột biến số lượng NST gây ra
D. Đột biến cấu trúc NST gây ra
- Câu 28 : Khái niệm thường biến:
A. Biến đổi kiểu hình do ngoại cảnh mà không biến đổi kiểu gen
B. Biến đổi kiểu gen do ngoại cảnh mà không biến đổi kiểu hình
C. Biến đổi kiểu hình do ngoại cảnh mà không liên quan đến kiểu gen
D. Biến đổi kiểu hình do biến đổi kiểu gen
- Câu 29 : Đột biến gen là đột biến xảy ra trong :
A. Cấu trúc của gen
B. Cấu trúc NST
C. Cấu trúc tế bào
D. Cấu trúc cơ thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 63 Ôn tập phần sinh vật và môi trường
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 1 Menđen và Di truyền học
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 2 Lai một cặp tính trạng
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 3 Lai một cặp tính trạng (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 4 Lai hai cặp tính trạng
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 5 Lai hai cặp tính trạng (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 7 Bài tập chương I
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 12 Cơ chế xác định giới tính
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 13 Di truyền liên kết
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 15 ADN