Đề thi HK2 môn Sinh học lớp 9 năm 2017-2018 - Phòn...
- Câu 1 : Trong ứng dụng di truyền học người ta tách AND của tế bào cho rồi chuyển sang tế bào nhận nhờ thể truyền là ngành kĩ thuật về:
A. Công nghệ tế bào
B. Công nghệ gen
C. Công nghệ sinh học
D. Công nghệ nhân giống vô tính
- Câu 2 : Lai kinh tế là gì?
A. Là phép lai cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai giống có phẩm chất khác nhau, rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm
B. Là phép lai giữa hai cá thể thuộc dòng thuần với cơ thể dị hợp
C. Là phép lai giữa hai dòng đã bị thoái hoá để khôi phục các tính trạng tốt vốn có
D. Là phép lai giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau, rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm
- Câu 3 : Môi trường sống của sinh vật là:
A. Tất cả những gì có trong tự nhiên
B. Tất cả yếu tố ảnh hưởng trực tiếp lên sinh vật
C. Tất cả yếu tố ảnh hưởng gián tiếp lên sinh vật
D. Tất cả những gì bao quanh sinh vật
- Câu 4 : Các sinh vật cùng loài thường có quan hệ:
A. Hỗ trợ và ăn thịt lẫn nhau
B. Cạnh tranh và đối địch lẫn nhau
C. Hỗ trợ và có thể cạnh tranh lẫn nhau
D. Đối địch và hỗ trợ lẫn nhau
- Câu 5 : Tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành thế hệ mới là
A. Nhóm sinh vật
B. Quần xã sinh vật
C. Quần thể sinh vật
D. Hệ sinh thái
- Câu 6 : Trạng thái cân bằng của quần thể là:
A. Khả năng duy trì nguồn thức ăn ổn định của quần thể
B. Khả năng tạo ra sự ổn định về nơi ở trong quần thể
C. Khả năng tự điều chỉnh mật độ của quần thể ở mức cân bằng
D. Khả năng duy trì sự sinh sản của quần thể
- Câu 7 : Sinh vật tiêu thụ bao gồm :
A. Vi khuẩn, nấm và động vật ăn cỏ
B. Động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt
C. Động vật ăn thịt và cây xanh
D. Vi khuẩn và cây xanh
- Câu 8 : Trong chọn giống, người ta không dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc hoặc giao phối cận huyết nhằm
A. Củng cố một số đặc tính mong muốn
B. Tạo ra dòng thuần
C. Tạo nguyên liệu cho lai khác dòng
D. Tạo giống mới
- Câu 9 : Nguyên nhân dẫn đến ưu thế lai là
A. Ở dạng thuần chủng, nhiều gen lặn ở trạng thái đồng hợp biểu hiện một số tính trạng xấu
B. Khi lai chúng với nhau, chỉ có các gem trội có lợi mới dược biểu hiện ở con lai F1
C. Do lai khác dòng nên các gen tương ứng tranh nhau thể hiện ra kiểu hình
D. Sự tập trung các gen trội có lợi ở cơ thể lai F1
- Câu 10 : Các nhân tố sinh thái hữu sinh gồm:
A. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm
B. Nước, đất, không khí
C. Nấm, tảo, vi sinh vật
D. Thực vật, động vật, thảm mục
- Câu 11 : Mối quan hệ hai bên cùng có lợi và nhất thiết phải có nhau được gọi là:
A. Quan hệ hội sinh
B. Quan hệ cộng sinh
C. Quan hệ hợp tác
D. Quan hệ hỗ trợ
- Câu 12 : Tập hợp nào sau đây là quần thể sinh vật?
A. Các con gà trong một lồng gà
B. Các con cá rô phi đơn tính trong một ao
C. Các con cá trong một ao
D. Các con chuột đồng trên một cánh đồng lúa
- Câu 13 : Hiện tượng tăng dân số tự nhiên là do
A. số người sinh ra nhiều hơn số người tử vong
B. số người sinh ra và số người tử vong bằng nhau
C. số người sinh ra ít hơn số người tử vong
D. chỉ có sinh ra mà không có tử vong
- Câu 14 : Trong một quần thể thực vật, ở thế hệ xuất phát có tỉ lệ kiểu gen Aa = 100%. Quần thể trên tự thụ phấn thì thế hệ tiếp theo sẽ có tỉ lệ thành phần kiểu gen là :
A. 50% AA + 50% Aa
B. 25% AA + 50% Aa + 25% aa
C. 50% AA + 25% Aa + 25% aa
D. 25% AA + 25% Aa + 50% aa
- Câu 15 : Giới hạn nhiệt độ của cá chép từ 20C - 440C, giới hạn nhiệt độ của cá rô phi từ 50C - 420CEm hãy chọn một ý kiến đúng nhất trong các ý kiến sau:
A. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi
B. Cá chép có vùng phân bố hẹp hơn cá rô phi
C. Cá chép có giới hạn chịu đựng nhỏ hơn cá rô phi
D. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn nhưng giới hạn chịu đựng nhỏ hơn cá rô phi
- Câu 16 : Ứng dụng sự thích nghi của cây trồng đối với nhân tố ánh sáng, người ta đã trồng xen các cây theo trình tự sau:
A. Cây ưa sáng trồng trước, cây ưa bóng trồng sau
B. Cây ưa bóng trồng trước, cây ưa sáng trồng sau
C. Trồng đồng thời nhiều loại cây
D. Không thể trồng cùng hai loại cây này
- Câu 17 : Trong các chuỗi thức ăn sau chuỗi thức ăn nào là chuỗi hoàn chỉnh:
A. Cây xanh-> chuột -> mèo-> vi khuẩn
B. Cây xanh -> châu chấu -> ếch
C. Cỏ -> nai -> hổ
D. Thỏ -> hổ -> vi khuẩn
- Câu 18 : Sử dụng sơ đồ dưới đây để trả lới các câu hỏi
A. 6
B. 4
C. 5
D. 3
- Câu 19 : P có 100% kiểu gen Aa, trải qua 3 thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ đồng hợp lặn ở F3 là:
A. 87,5 %
B. 43,75%
C. 25%
D. 12,5%
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 63 Ôn tập phần sinh vật và môi trường
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 1 Menđen và Di truyền học
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 2 Lai một cặp tính trạng
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 3 Lai một cặp tính trạng (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 4 Lai hai cặp tính trạng
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 5 Lai hai cặp tính trạng (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 7 Bài tập chương I
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 12 Cơ chế xác định giới tính
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 13 Di truyền liên kết
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 15 ADN