- Lực quán tính - Lực ma sát ( Có lời giải chi tiế...
- Câu 1 : Cặp lực nào trong hình 5.3 là cặp lực cân bằng ?
A Trong hình a
B Trong hình a và b
C Trong hình c và d
D Trong hình d
- Câu 2 : Trường hợp nào sau đây lực xuất hiện không phải là lực ma sát ?
A Lực xuất hiện khi lốp xe trượt trên mặt đường.
B Lực xuất hiện làm mòn đế giày,
C Lực xuất hiện khi lò xo bị nén hay bị dãn.
D Lực xuất hiện giữa dây cuaroa với bánh xe truyền chuyển động.
- Câu 3 : Cách làm nào sau đây giảm được lực ma sát ?
A Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc.
B Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc.
C Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc.
D Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc.
- Câu 4 : Trường hợp nào sau đây lực ma sát có hại ?
A Khi kéo co, lực ma sát giữa chân của vận động viên với mặt đất, giữa tay của vận động viên với sợi dây kéo.
B Khi máy vận hành, ma sát giữa các ổ trục các bánh răng làm máy móc sẽ bị mòn đi.
C Rắc cát trên đường ray khi tàu lên dốc.
D Rắc nhựa thông vào bề mặt dây cua roa, vào cung dây của đàn vi-ô- lông, đàn nhị (đàn cò).
- Câu 5 : Ta biết rằng, lực tác dụng lên vật làm thay đổi vận tốc của vật. Khi tàu khởi hành, lực kéo đầu máy làm tàu tăng dần vận tốc. Nhưng có những đoạn đường, mặc dù đầu máy vẫn chạy để kéo tàu nhưng tàu không thay đổi vận tốc. Điều này có mâu thuẫn với nhận định trên không ? Tại sao ?
- Câu 6 : Quả cầu nặng 0,2kg được treo vào sợi dây cố định (H.5.1). Hãy biểu diễn các vectơ lực tác dụng lên quả cầu. Chọn tỉ xích 1N ứng với 1cm
- Câu 7 : Đặt một chén nước trên góc của một tờ giấy mỏng. Hãy tìm cách rút tờ giấy ra mà không làm dịch chén. Giải thích cách làm đó.
- Câu 8 : Một con báo đang đuổi riết một con linh dương. Khi báo chuẩn bị vồ mồi thì linh dương nhảy tạt sang một bên và thế là trốn thoát. Em hãy giải thích cơ sở khoa học của biện pháp thoát hiểm này.
- Câu 9 : Một ôtô chuyển động thẳng đều khi lực kéo của động cơ ôtô là 800N.a) Tính độ lớn của lực ma sát tác dụng lên các bánh xe ôtô (bỏ qua lực cản của không khí).b) Khi lực kéo của ôtô tăng lên thì ôtô sẽ chuyển động như thế nàci nếu coi lực ma sát là không thay đổi.c) Khi lực kéo của ôtô giảm đi thì ôtô sẽ chuyển động như thế nào nẽ* coi lực ma sát là không thay đổi ?
- Câu 10 : Một đầu tàu khi khởi hành cần một lực kéo 10000N, nhưng khi đi chuyển động thẳng đều trên đường sắt thì chỉ cần một lực kéo 5000N.a) Tìm độ lớn của lực ma sát khi bánh xe lăn đều trên đường sắt. Biéi đầu tàu có khối lượng 10 tấn. Hỏi lực ma sát này có độ lớn băng bao nhiêu phần của trọng lượng của đầu tàu ?b) Đoàn tàu khi khởi hành chịu tác dụng của những lực gì ? Tính đl lớn của hợp lực làm cho đầu tàu chạy nhanh dần lên khi khởi hành.
- Câu 11 : Hãy giải thích:a) Tại sao bề mặt vợt bóng bàn, găng tay thủ môn, thảm trải trên bậc lên xuống thường dán lớp cao su có nổi gai thô ráp? b) Tại sao phải đổ đất, đá, cành cây hoặc lót ván vào vũng sình lầy để xe vượt qua được mà bánh không bị quay tít tại chỗ?c) Tại sao các đoạn ông thép kê dưới những cỗ máy nặng để di chuyển dễ dàng ?d) Tại sao ôtô, xe máy, các công cụ, sau một thời gian sử dụng lại phải thay “dầu” định kì ?
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 22 Dẫn nhiệt
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 12 Sự nổi
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 13 Công cơ học
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 25 Phương trình cân bằng nhiệt
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 26 Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 28 Động cơ nhiệt
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 27 Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 19 Các chất được cấu tạo như thế nào?
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 20 Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 21 Nhiệt năng