- Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và sử dụng bề...
- Câu 1 : Trong một hệ sinh thái, sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng được kí hiệu bằng các chữ cái từ A đến E. Trong đó : A = 500kg, B = 600kg, C = 5000kg, D = 50 kg, E=5kg. Chuỗi thức ăn nào sau đây có thể xảy ra?
A A →B → C → D
B E → D → A → C
C E → D → C → B
D C → A → D → E
- Câu 2 : Phát biểu nào sau đây không đúng đối với một hệ sinh thái?
A Trong hệ sinh thái sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng là rất lớn.
B Trong hệ sinh thái, sự biến đổi năng lượng có tính tuần hoàn.
C Trong hệ sinh thái, càng lên bậc dinh dưỡng cao năng lượng càng giảm dần.
D Trong hệ sinh thái, sự biến đổi vật chất diễn ra theo chu trình.
- Câu 3 : Một loài sâu hại quả có ngưỡng nhiệt phát triển là 9,60Trong điều kiện nắng ấm của miền Nam sâu hoàn thành chu trình phát triển của mình sau 56 ngày. Ở miền Bắc nhiệt độ trung bình trong năm thấp hơn miền nam là 4,80C, nên để hoàn thành chu trình phát triển của mình sâu mất 80 ngày, cho các nhận xét sau:1.Tổng nhiệt hữu hiệu của sâu là 896 độ/ngày2.Nhiệt độ trung bình của miền Nam là 30,6 độ C3.Nhiệt độ trung bình của miền bắc là 20,8 độ C4.Số thế hệ sâu trung bình 1 năm ở miền bắc là 9 thế hệ.5.Số thế hệ sâu trung bình ở miền nam là 7 thế hệ Số nhận xét đúng là:
A 3
B 4
C 1
D 2
- Câu 4 : Để bảo tồn đa dạng sinh học, tránh nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loài động vật và thực vật quý hiếm, cần ngăn chặn bao nhiêu hành động sau đây?(1) Khai thác thuỷ, hải sản vượt quá mức cho phép(2) Trồng cây gây rừng và bảo vệ rừng.(3) Săn bắt, buôn bán và tiêu thụ các loài động vật hoang dã. (4) Bảo vệ các loài động vật hoang dã.(5) Sử dụng các sản phẩm từ động vật quý hiếm: mật gấu, ngà voi, cao hổ, sừng tê giác,...
A 2
B 4
C 3
D 5
- Câu 5 : Có nhiều giải pháp giúp sự phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên, có bao nhiêu giải pháp sau đây đúng?(1) Thoả mãn nhu cầu hiện tại nhưng không ảnh hưởng đến việc thoả mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai.(2) Trong khai thác nguồn lợi sinh vật phải duy trì được đa dạng sinh học, không gây nên tình trạng mất cân bằng sinh học của các hệ sinh thái cơ bản.(3) Tái sử dụng, tái chế và tiết kiệm tài nguyên không tái tạo phải được xem là một nguyên tắ(4) Kiểm soát sự gia tăng dân số, nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.Số phát biểu đúng:
A 3
B 2
C 4
D 1
- Câu 6 : Cho các hoạt động sau:1.Quang hợp ở thực vật.2.Chặt phá rừng3.Đốt nhiên liệu hóa thạch.4.Sản xuất nông nghiệp.Có bao nhiêu hoạt động sau đây có thể dẫn đến hiệu ứng nhà kính ?
A 4
B 2
C 1
D 3
- Câu 7 : Cho thông tin về các loài trong một chuỗi thức ăn trong bảng sau:Bậc dinh dưỡng Năng suất sinh họcCỏ 2,2 × 106 caloThỏ 1,1 × 104 caloCáo 1,25 × 103 caloHổ 0,5 × 102 caloPhát biểu nào sau đây là không đúng?
A Năng lượng tích lũy cao nhất là ở bậc dinh dưỡng bậc 1.
B Chuỗi thức ăn này có 4 bậc dinh dưỡng.
C Năng lượng thất thoát cao nhất là ở bậc dinh dưỡng bậc 2.
D Cáo được gọi là động vật ăn thịt bậc 2.
- Câu 8 : Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, cần tập trung vào các biện pháp nào sau đây?1.Xây dựng các nhà máy xử lý và tái chế rác thải.2.Quản lí chặt chẽ các chất gây ô nhiễm môi trường.3.Tăng cường khai thác rừng đầu nguồn và rừng nguyên sinh.4.Giáo dục để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người.5.Tăng cường khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản.
A (1), (3), (5).
B (2), (3), (5).
C (3), (4), (5).
D (1), (2), (4).
- Câu 9 : Hiệu suất sinh thái là:
A Tỉ lệ % chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái ánh sáng thành năng lượng tích lũy
B Tỉ lệ % chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng tích lũy trong sinh vật sản xuất
C tỉ lệ % năng lượng tích lũy ở sinh vật sản xuất so với sinh vật tiêu thụ.
D tỉ lệ % năng lượng tích lũy ở sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất so với năng lượng tích lũy trong sinh vật sản xuất.
- Câu 10 : Tài nguyên nào không phải là tài nguyên năng lượng vĩnh cửu?
A Dầu lửa
B Năng lượng thuỷ triều.
C Bức xạ mặt trời.
D Năng lượng gió.
- Câu 11 : Giả sử năng lượng đồng hóa của các sinh vật dị dưỡng trong một chuỗi thức ăn như sau:Sinh vật tiêu thụ bậc 1: 1 500 000 Kcal.Sinh vật tiêu thụ bậc 2: 180 000 Kcal.Sinh vật tiêu thụ bậc 3: 18 000 KcalSinh vật tiêu thụ bậc 4: 1 620 KcalHiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 với bậc dinh dưỡng cấp 2 và giữa bậc dinh dưỡng cấp 4 với bậc dinh dưỡng cấp 3 trong chuỗi thức ăn trên lần lượt là:
A 9% và 10%.
B 12% và 10% .
C 10% và 12%
D 12% và 9%.
- Câu 12 : Các hình thức sử dụng tài nguyên thiên nhiên:(1) Sử dụng năng lượng gió để sản xuất điện.(2) Sử dụng tiết kiệm nguồn nướ(3) Tăng cường trồng rừng.(4) Tránh bỏ đất hoang, chống xói mòn và đắp đê ngăn mặn.(5) Tăng cường khai thác rừng, đốt rừng làm nương rẫy và sống du canh du cư.Trong các hình thức trên, có bao nhiêu hình thức sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?
A 5
B 2
C 4
D 3
- Câu 13 : Sử dụng chuỗi thức ăn sau để xác định hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 1 so với sinh vật sản xuất:Sinh vật sản xuất (2,1.106 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.104 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 2 (1,1.102 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.102calo)
A 0,57%
B 0,92%
C 0,0052%
D 45,5%
- Câu 14 : Khi nói về quản lí tài nguyên cho phát triển bền vững, phát biểu nào sau đây không đúng?
A Con người cần phải bảo vệ sự trong sạch của môi trường sống.
B Con người phải biết khai thác tài nguyên một cách hợp lí, bảo tồn đa dạng sinh họ
C Con người cần phải khai thác triệt để tài nguyên tái sinh, hạn chế khai thác tài nguyên không tái sinh.
D Con người phải tự nâng cao nhận thức và sự hiểu biết, thay đổi hành vi đối xử với thiên nhiên.
- Câu 15 : Trong một hệ sinh thái, sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng được kí hiệu bằng các chữ từ A đến E. Trong đó: A = 500 kcal; C = 5000 kcal; D = 50 kcal; E = 5 kcal. Xác định hiệu suất năng lượng ở bậc cuối cùng so với bậc năng lượng trước đó là bao nhiêu.
A 1/100
B 1/10
C 1/1000
D 5/100
- Câu 16 : Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, cần tập trung vào các biện pháp nào sau đây?(1) Xây dựng các nhà máy xử lý và tái chế rác thải.
(2) Quản lý chặt chẽ các chất gây ô nhiễm môi trường.
(3) Tăng cường khai thác rừng đầu nguồn và rừng nguyên sinh.
(4) Giáo dục để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người.
(5) Tăng cường khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản.A (1), (3), (5).
B (3), (4), (5).
C (2), (3), (5).
D (1), (2), (4).
- Câu 17 : Chiều dài của chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái thường không kéo dài quá 6 mắt xích.Giải thích nào dưới đây là đúng?
A Do dòng năng lượng chỉ được truyền một chiều trong hệ sinh thái .
B Do phần lớn năng lượng bị thất thoát qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải ở mỗi bậc dinh dưỡng.
C Do trong chuỗi thức ăn có nhiều loài sinh vật tiêu thụ nên tiêu hao nhiều năng lượng.
D Do sinh vật sản xuất không đủ sinh khối cung cấp cho chuỗi thức ăn gồm quá nhiều mắt xích.
- Câu 18 : Trong những hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?1.Sử dụng tiết kiệm nguồn điện.2.Trồng cây gây rừng.3.Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên.4.Vận động đồng bào dân tộc sống định canh, định cư, không đốt rừng làm nương rẫy
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 19 : Các tài nguyên nào sau đây được xếp vào dạng tài nguyên năng lượng vĩnh cửu?(1) Không khí sạch.(2) Năng lượng mặt trời.(3) Đất.(4) Nước sạch.(5) Đa dạng sinh học (6) Năng lượng gió.(7) Năng lượng thủy triều.(8) Năng lượng sóng.
A (1), (2), (4) và (7).
B (3), (5), (6) và (8).
C (2), (6), (7) và (8).
D (1), (2), (5) và (7).
- Câu 20 : Có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng khi nói về sự chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái?(1) Ở bậc dinh dưỡng càng cao thì hiệu suất sinh thái càng giảm dần do sự thất thoát năng lượng càng lớn.(2) Trong hệ sinh thái, thực vật không phải là nhóm sinh vật duy nhất có khả năng chuyển hóa năng lượng từ môi trường vô sinh vào quần xã sinh vật.(3) Ở mỗi bậc dinh dưỡng, chỉ có khoảng 90% năng lượng được tích lũy qua mỗi bậc dinh dưỡng, phần còn lại bị tiêu hao do hoạt động hô hấp, tạo nhiệt, chất thải...(4) Trong hệ sinh thái, năng lượng được tái sử dụng nhiều lần qua các bậc dinh dưỡng thông qua chuỗi và lưới thức ăn.(5) Phần năng lượng thất thoát cao nhất là do quá trình hô hấp của sinh vật.
A 1
B 2
C 3
D 4
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen