Nước Đại Việt thời Lê sơ Tiết 1, 2 (Có lời giải c...
- Câu 1 : Vị vua nào dưới triều Lê đã đưa chính quyền phong kiến đến bước hoàn chỉnh nhất?
A Lê Thái Tổ.
B Lê Thánh Tông
C Lê Nhân Tông
D Lê Lợi.
- Câu 2 : Lê Thánh Tông đã làm gì để tập trung quyền lực vào tay nhà vua?
A Đặt thêm nhiều quan lại hỗ trợ.
B Đổi 5 đạo thành 13 đạo thừa tuyên.
C Đặt ra 6 bộ.
D Bãi bỏ một số chức vụ cao cấp nhất.
- Câu 3 : Chế độ “ngụ binh ư nông” dưới triều Lê sơ được hiểu là
A Khi có ngoại xâm thì quân lính chiến đấu cùng toàn dân, thời bình lại thay phiên về làm ruộng.
B Khi có ngoại xâm phân chia thành hai bộ phận: một bộ phận để chiến đấu, một bộ phận về quê làm ruộng.
C Khi có ngoại xâm sẽ tập trung lực lượng chiến đấu, thời bình tất cả sẽ về quê sản xuất.
D Khi có ngoại xâm sẽ thay phiên nhau về quê sản xuất, thời bình tất cả sẽ về quê sản xuất.
- Câu 4 : Bộ luật nào được biên soạn và ban hành dưới thời vua Lê Thánh Tông?
A Luật Hồng Đức.
B Quốc triều luật lệ.
C Hoàng triều luật lệ.
D Luật hình thư.
- Câu 5 : Chính sách định lại phép chia ruộng đất công làng xã gọi là
A phép điền quân.
B phép khuyến nông.
C phép quân điền
D phép chia ruộng.
- Câu 6 : Nhà Lê bước vào thời kì phục hồi và phát triển nông nghiệp đất nước trong hoàn cảnh
A nông nghiệp đang phát triển mạnh mẽ.
B xóm làng điêu tàn, đời sống nhân dân cực khổ.
C nhà nước thực hiện nhiều chính sách tích cực.
D ruộng đất tập trung hoàn toàn trong tay địa chủ.
- Câu 7 : Các ngành nghề thủ công truyền thống phát triển dưới thời Lê sơ bao gồm
A
đúc súng, đan lát, làm nón
B đúc đồng, rèn sắt, làm đồ gốm.
C đan nát, làm nón, buôn bán.
D kéo tơ, dệt lua và buôn bán tơ lụa.
- Câu 8 : Hai giai cấp trong xã hội dưới thời Lê Sơ bao gồm
A Địa chủ phong kiến, nông dân.
B Địa chủ phong kiến, thị dân.
C Nông dân, nô tì.
D Nông dân, thương nhân.
- Câu 9 : Tại sao nói bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông là chế độ chuyên chế trung ương tập quyền cao độ?
A Vua bỏ hết các chức quan cao cấp nhất
B Quyền lực tập trung cao độ trong tay nhà vua.
C Bộ máy nhà nước hoàn chỉnh ở cấp trung ương.
D Nhà nước kiềm được quyền lực của thế lực ngoại tộc.
- Câu 10 : Ý nào sau đây không phản ánh nội dung chính của Luật Hồng Đức?
A Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc.
B Bảo vệ quyền lợi của quan lại và giai cấp thống trị.
C Khuyến khích phát triển kinh tế.
D ảo vệ tất cả quyền lợi của người phụ nữ.
- Câu 11 : Chính sách sau đây thể hiện rõ rệt nhất sự quan tâm của nhà Lê sơ đối với lãnh thổ đất nước?
A Thường xuyên chống lại sự xâm lược của Trung Quốc.
B Bố trí quân đội canh phòng, không để xâm lấn vùng biên giới.
C Quân lính được luyên tập võ nghệ và chiến trận hàng năm.
D Chia quân đội là hai bộ phận chính: quân triều đình và quân các địa phương.
- Câu 12 : Nhà Lê sơ đã không thực hiện chính sách nào sau đây trong nông nghiệp?
A Kêu gọi nhân dân phiêu tán về quê làm ruộng.
B Đặt chức quan Khuyên nông sứ, Hà đê sứ.
C Thu lại ruộng đất của địa chủ chia cho nông dân.
D Cấm giết trâu bỏ bừa bãi, điều động dân phu mùa cấy gặt.
- Câu 13 : “Trong dân gian hễ có dân là có chợ để lưu thông hàng hóa, mở đường giao dịch buôn bán. Các xã chưa có chợ có thể lập thêm chợ mới. Những ngày họp chợ mới không được trùng với ngày họp chợ cũ hay trước ngày họp chợ của chợ cũ để tránh tình trạng giành tranh khách hàng của nhau”.(Điều lệ họp chợ - “Đại Việt sử kí toàn thư”)Đoạn tư liệu trên phản ánh điều gì?
A Chính sách quan tâm đến thương nghiệp của nhà Lê sơ.
B Sự phát triển mạnh mẽ của ngoại thương thời Lê.
C Sự phát triển cực thịnh của nội thương thời Lê.
D Nhiều chợ mới được lập ra để lập ra để buôn bán.
- Câu 14 : Giai cấp nông dân dưới thời Lê sơ không mang đặc điểm nào sau đây?
A Chiếm tuyệt đại đa số dân cư.
B Hoàn toàn không có ruộng đất để cày cấy.
C Phải nộp tô cho địa chủ.
D Phải đi phục đích cho nhà nước.
- Câu 15 : Một trong những điểm khác của bộ máy nhà nước thời Lê sơ so với thời Trần là gì?
A Chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên.
B Đứng đầu nhà nước là vua chuyên chế.
C Thực hiện chế độ Thái Thượng hoàng.
D Đặt thêm Quốc sử viện và Thái ý viện.
- Câu 16 : Nội dung nào thể hiện sự tiến bộ trong bộ luật Hồng Đức?
A Khuyến khích phát triển kinh tế.
B Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.
C Bảo vệ quyền lợi của vua và hoàng tộc.
D Bảo vệ quyền lợi của vua, quan lại.
- Câu 17 : Em có nhận xét gì về tác động của chủ trương mua và bán nô tì thời Lê Sơ?
A Thúc đẩy số lượng nô tì tăng nhanh.
B Nô tì được sử dụng ngày càng rộng rãi.
C Hạn chế phần nào bất công của xã hội
D Triệt để loại bỏ tầng lớp nô tì trong xã hội.
- Câu 18 : Một trong những đóng góp quan trọng của vua Lê Thánh Tông đối với việc hoàn thiện bộ máy nhà nước trong quá trình nắm quyền là
A Soạn thảo và ban hành Hoàng triều luật lệ.
B Thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”
C Đưa ra nhiều chính sách tích cực phát triển nông nghiệp.
D Thực hiện cuộc cải cách hành chính lớn.
- Câu 19 : Bộ nào dưới thời Lê sơ có trách nhiệm trông coi việc ruộng đất, tài chính, hộ khẩu, tô thuế, kho tàng?
A Hộ.
B Binh.
C Lại.
D Hình
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 1 Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 2 Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 3 Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 4 Trung Quốc thời phong kiến
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 5 Ấn Độ thời phong kiến
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 6 Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 7 Những nét chung về xã hội phong kiến
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 8 Nước ta buổi đầu độc lập
- - Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 7 năm học 2016-2017
- - Trắc nghiệm Bài 9 Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê - Lịch sử 7