Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê Tiết 2 (Có l...
- Câu 1 : Thời Đinh – Tiền Lê, ruộng đất trong nước thuộc sở hữu của
A Làng xã.
B Nông dân.
C Địa chủ.
D Nhà nước.
- Câu 2 : Thủ công nghiệp nhà nước dưới thời Đinh – Tiền Lê phát triển một số ngành nghề nào?
A Dệt lụa, làm giấy, làm đồ gốm, rèn đúc vũ khí.
B Làm đồ gốm, rèn đúc vũ khí, kéo tơ, dệt lụa.
C Đúc tiền, rèn vũ khí, may mũ áo, xây dựng cung điện.
D May mũ áo, ươm tơ, dệt lụa, đóng thuyền.
- Câu 3 : Tổ chức Lễ cày Tịch điền thể hiện điều gì?
A Nông nghiệp thời kì này phát triển hơn thủ công nghiệp.
B Người dân tổ chức nhiều lễ hội để khuyến khích phát triển nông nghiệp.
C Sự phát triển các lễ hội, trò chơi vào mùa xuân.
D Sự quan tâm, khích lệ của nhà vua đối với sự phát triển nông nghiệp.
- Câu 4 : Thời Đinh – Tiền Lê, những bộ phận nào thuộc tầng lớp thống trị?
A Vua, quan văn, thợ thủ công.
B Vua, quan văn, quan võ cùng một số nhà sư.
C Vua, địa chủ cùng một số thứ sử các châu.
D Vua, thợ thủ công và thương nhân.
- Câu 5 : Thời Đinh – Tiền Lê, những bộ phận nào thuộc tầng lớp bị trị?
A Nông dân, thợ thủ công, người buôn bán nhỏ và một số ít địa chủ.
B Địa chủ cùng một số thứ sử các châu.
C Nông dân, thợ thủ công, người buôn bán nhỏ và một số ít địa chủ, nô tì.
D Thợ thủ công và thương nhân cùng một số nhà sư.
- Câu 6 : Dưới thời Đinh – Tiền Lê, những nhà sư nào được trọng dụng?
A Nhà sư Đào Cam Mộc, Lý Công Uẩn.
B Nhà sư Ngô Chân Lưu, Đỗ Thuận, Vạn Hạnh.
C Nhà sư Phạm Sư Mạnh, Nhân Trong.
D Nhà sư Khuông Việt, Đoàn Nhữ Hài.
- Câu 7 : Ý nào dưới đây không phản ánh đúng những chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp dưới thời Đinh – Tiền Lê?
A Mở rộng buôn bán với nhà Tống.
B Tổ chức Lễ cày Tịch điền.
C Khai khẩn đất hoang.
D Chú trọng thủy lợi.
- Câu 8 : Đâu không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của ngành thương nghiệp thời Đinh - Tiền Lê?
A Đào thêm sông, đắp thêm đường, thống nhất tiền tệ.
B Nhiều trung tâm buôn bán, chợ được hình thành.
C Các mặt hàng thủ công nghiệp tăng cả về số lượng và chất lượng.
D Giao lưu với các nước phương Tây.
- Câu 9 : Tại sao các nhà sư thời Đinh - Tiền Lê lại được trọng dụng?
A Quan lại chưa có nhiều.
B Đạo Phật được truyền bá rộng rãi, phần lớn người có học là các nhà sư.
C Các nhà sư đều là những người có quyền lực lớn.
D Được nhân dân ủng hộ.
- Câu 10 : Những chính sách về nông nghiệp do triều Đinh – Tiền Lê thi hành có tác dụng gì?
A Nông nghiệp chỉ phát triển ở những vùng lân cận.
B Nông nghiệp chưa có sự chuyển biến đáng kể.
C Nông nghiệp phát triển nhất khu vực Đông Nam Á.
D Nông nghiệp ổn định và bước đầu phát triển.
- Câu 11 : Thời Đinh-Tiền Lê, quyền lực của nhà vua chưa tập trung đến đỉnh cao vì lí do nào sau đây?
A Các quan lại và nhân dân ở các ở địa phương chưa thật sự ủng hộ nhà vua.
B Tổ chức bộ máy nhà nước còn đơn giản, sơ sài, quyền lực của vua chưa cao.
C Đất nước mới giành được độc lập, Nho giáo xâm nhập nhưng chưa ảnh hưởng đáng kể.
D Tổ chức bộ máy nhà nước chưa được thống nhất từ Trung ương đến địa phương.
- Câu 12 : Bước tiến quan trọng nhất về đời sống văn hóa thời Đinh – Tiền Lê là gì?
A Các loại hình văn hóa cung đình được phát triển.
B Sự phát triển của Phật giáo và các loại hình văn hoá dân gian được duy trì và phát triển.
C Sự phát triển của Nho giáo và các loại hình văn hoá dân gian được duy trì và phát triển.
D Các loại hình nghệ thuật dân gian ngày càng bị mất dần giá trị tốt đẹp.
- Câu 13 : Nguyên nhân quan trọng nhất nào làm cho nền kinh tế thời Đinh - Tiền Lê có bước phát triển là gì?
A Nhân dân hăng hái tham gia sản xuất, khai phá đất đai.
B Đất nước được thống nhất, ổn định lâu dài.
C Nhà nước có những cơ sở để khuyến khích cho nền kinh tế phát triển.
D Được Trung Quốc và một số nước như Cham-Pa, Chân Lạp giúp đỡ.
- Câu 14 : Ý nào dưới đây đánh giá đúng nhất về sự phân hóa xã hội dưới triều Đinh – Tiền Lê?
A Sự phân hóa xã hội còn chưa sâu sắc, cuộc sống của nhân dân còn đơn giản, bình dị.
B Sự phân hóa ngày càng sâu sắc giữa các tầng lớp trong xã hội.
C Khoảng cách giàu – nghèo được phân tầng rõ rệt.
D Sự bóc lột nặng nề của giai cấp thống trị và giai cấp bị trị.
- Câu 15 : Ai là người giả làm người lái đò chở sứ giả Lý Giác nhà Tống qua sông và là tác giả của bài thơ khi vua Lê Đại Hành hỏi về vận nước sau:“Vận nước như mây quấn,Trời nam hưởng thái bình.Vô vi trên điện các,Chốn chốn dứt đao binh”.
A Thiền sư Vạn Hạnh.
B Thiền sư Đỗ Pháp Thuận.
C Thiền sư Khuông Việt.
D Thiền sư Phù Trì.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 1 Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 2 Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 3 Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 4 Trung Quốc thời phong kiến
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 5 Ấn Độ thời phong kiến
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 6 Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 7 Những nét chung về xã hội phong kiến
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 8 Nước ta buổi đầu độc lập
- - Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 7 năm học 2016-2017
- - Trắc nghiệm Bài 9 Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê - Lịch sử 7