Đề thi thử THPTQG 2017 môn Địa lý - Trường THPT Lê...
- Câu 1 : Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt ở nước ta, loại cây trồng chiếm tỉ trọng lớn nhất là:
A cây ăn quả.
B cây công nghiệp.
C cây lương thực.
D cây rau đậu.
- Câu 2 : Ở miền Nam đai nhiệt đới gió mùa phân bố từ độ cao:
A 900 – 1000m.
B 1600 – 1700m.
C trên 2600m.
D dưới 600 – 700m.
- Câu 3 : Quá trình chuyển dịch nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở nước ta thể hiện rõ qua việc
A các mô hình kinh tế hộ gia đình được phát triển và phân bố rộng khắp.
B các loại nông sản được sản xuất ra với chất lượng ngày càng cao.
C hình thành các vùng chuyên canh gắn với công nghiệp chế biến.
D cơ sở vật chất của nông nghiệp được cải tiến, tăng cường.
- Câu 4 : Vùng có hướng chuyên môn hóa chăn nuôi gia súc lớn và nuôi trồng thủy sản ở nước ta là:
A Đồng bằng sông Cửu Long.
B Tây Nguyên.
C Bắc Trung Bộ.
D Đồng bằng sông Hồng.
- Câu 5 : Vị trí địa lí của nước ta tạo điều kiện thuận lợi cho việc:
A phát triển nền nông nghệp nhiệt đới.
B phát triển nền nông nghệp cận nhiệt và ôn đới.
C phát triển nền kinh tế nhiều thành phần.
D bảo vệ an ninh quốc phòng trên đất liền và biển.
- Câu 6 : Căn cứ vào biểu đồ tròn thuộc bản đồ chăn nuôi ở Átlát Địa lí Việt Nam trang 19, trong giai đoạn 2000-2007 tỉ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng:
A 3,1%.
B 7,1%.
C 9,1%.
D 5,1 %.
- Câu 7 : Biện pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng thất nghiệp ở thành thị nước ta là:
A xây dựng các nhà máy công nghiệp quy mô lớn.
B phân bố lại lực lượng lao động trên quy mô cả nước.
C phát triển các hoạt động công nghiệp và dịch vụ ở các đô thị.
D hợp tác lao động quốc tế để xuất khẩu lao động.
- Câu 8 : Cho bảng số liệu: CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO NÔNG THÔN VÀ THÀNH THỊ CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (Đơn vị: %)(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2014, NXB Thống kê, 2015)Nhận xét nào sau đây là đúng từ bảng số liệu trên?
A Phần lớn lao động sống ở nông thôn do mức thu nhập cao.
B Tỉ lệ lao động ở thành thị cao và có xu hướng tăng nhanh.
C Đô thị hóa của nước ta đang ở mức cao so với thế giới.
D Phần lớn lao động sống ở nông thôn nên quỹ thời gian rảnh dỗi còn nhiều.
- Câu 9 : Một nền kinh tế tăng trưởng bền vững thể hiện ở:
A nhịp độ tăng trưởng cao và ổn định.
B tốc độ tăng trưởng cao và bảo vệ được môi trường.
C nhịp độ tăng trưởng cao và có cơ cấu kinh tế hợp lí.
D cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch hợp lí.
- Câu 10 : Loại khoáng sản có giá trị kinh tế cao đang khai thác ở Biển Đông là:
A dầu mỏ, khí đốt.
B sa khoáng, khí đốt.
C ti tan, dầu mỏ.
D vàng, dầu mỏ.
- Câu 11 : Nguyên nhân chủ yếu làm cho sản lượng khai thác thủy sản ở nước ta tăng nhanh trong thời gian gần đây là:
A phát triển công nghiệp chế biến.
B mở rộng thị trường.
C tăng số lượng tàu thuyền và công suất của tàu.
D ngư dân có kinh nghiệm
- Câu 12 : Căn cứ vào Átlát Địa lí Việt Nam trang 15, số lượng đô thị loại đặc biệt (năm 2007) ở nước ta là
A 3.
B 5.
C 4.
D 2.
- Câu 13 : Nguyên nhân cơ bản làm Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao hơn Đồng bằng sông Cửu Long là:
A đất đai màu mỡ, phì nhiêu hơn.
B lịch sử khai thác lãnh thổ sớm hơn.
C khí hậu thuận lợi hơn.
D giao thông thuận tiện hơn.
- Câu 14 : Cho bảng số liệu:DIỆN TÍCH RỪNG CỦA VIỆT NAM QUA CÁC NĂM(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2014, NXB Thống kê, 2015)Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?
A Giai đoạn 1943-1993, trồng rừng không bù lại được so với nạn phá rừng.
B Năm 1943, diện tích rừng nước ta hoàn toàn là rừng tự nhiên, độ che phủ 43,8%.
C Diện tích rừng trồng của nước ta liên tục tăng, trong 71 năm đã tăng 3,7 triệu ha.
D Độ che phủ rừng của nước ta giảm liên tục và giảm 2,4 %.
- Câu 15 : Giải pháp quan trọng nhất đối với vấn đề sử dụng đất nông nhiệp ở vùng đồng bằng là:
A khai hoang mở rộng diện tích.
B đẩy mạnh thâm canh tăng vụ.
C phát triển các cây đặc sản có giá trị kinh tế cao.
D chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
- Câu 16 : Đặc điểm khác biệt nổi bật về địa hình của Đồng bằng sông Hồng so với Đồng bằng sông Cửu Long là:
A có hệ thống đê ven sông ngăn lũ.
B không ngừng mở rộng ra phía biển.
C địa hình thấp và bằng phẳng.
D có một số ô trũng ngập nước.
- Câu 17 : Cho biểu đồ sau:Biểu đồ tỉ suất sinh, tỉ suất tử của nước ta giai đoạn 1960-2014.Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào dưới đây là đúng?
A Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên có xu hướng tăng.
B Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên giảm chủ yếu do tỉ suất tử tăng.
C Tỉ suất tử của nước ta không biến động.
D Tỉ suất sinh của nước ta liên tục giảm.
- Câu 18 : Hiện nay, nước ta có tỉ suất sinh tương đối thấp là do:
A số người trong độ tuổi sinh đẻ ít.
B thực hiện tốt công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình.
C đời sống nhân dân khó khăn.
D xu hướng sống độc thân ngày càng phổ biến.
- Câu 19 : Phần lớn diện tích lãnh thổ (phần đất liền) của nước ta có độ cao
A dưới 1000m.
B trên 2000m.
C từ 1000m – 2000m.
D dưới 200m.
- Câu 20 : Sự phân mùa của khí hậu nước ta chủ yếu là do:
A ảnh hưởng của khối không khí từ vịnh Bengan (TBg) và tín phong nửa cầu Bắc (Tm).
B ảnh hưởng của khối không khí hoạt động theo mùa khác nhau về hướng và tính chất.
C ảnh hưởng của khối không khí lạnh (NPc) và khối không khí xích đạo (Em).
D ảnh hưởng của tín phong nửa cầu Bắc (Tm) và khối không khí xích đạo (Em).
- Câu 21 : Các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên ở nước ta được xếp vào nhóm:
A rừng sản xuất
B rừng phòng hộ.
C rừng đặc dụng.
D rừng tái sinh.
- Câu 22 : Để giảm tình trạng di dân tự do vào đô thị, giải pháp lâu dài và chủ yếu là:
A hạn chế sự gia tăng dân số tự nhiên cả ở nông thôn và thành thị.
B phát triển và mở rộng mạng lưới các đô thị để tăng sức chứa dân cư.
C phát triển mạng lưới đô thị hợp lí, đẩy mạnh công nghiệp hóa nông thôn.
D xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng ở đô thị.
- Câu 23 : Nguyên nhân cơ bản khiến tỉ lệ lao động thiếu việc làm ở nông thôn nước ta khá cao là do:
A thu nhập của người nông dân thấp, chất lượng cuộc sống không cao.
B tính chất mùa vụ của sản xuất nông nghiệp, nghề phụ kém phát triển.
C cơ sở hạ tầng ở nông thôn, nhất là mạng lưới giao thông kém phát triển.
D ngành dịch vụ và các cơ sở công nghiệp chế biến kém phát triển.
- Câu 24 : Căn cứ vào Átlát Địa lí Việt Nam trang 10, khu vực có đặc điểm mạng lưới sông ngòi ngắn, nhỏ, chạy theo hướng tây-đông ở nước ta là
A vùng núi Đông Bắc.
B đồng bằng sông Hồng.
C đồng bằng sông Cửu Long.
D duyên hải Nam Trung Bộ.
- Câu 25 : Cho bảng số liệu:DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP HÀNG NĂM VÀ CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (Đơn vị: nghìn ha)(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2014, NXB Thống kê, 2015)Nhận xét nào sau đây là đúng với bảng số liệu trên?
A Giai đoạn 1995-2014, diện tích cây công nghiệp lâu năm ít hơn diện tích cây công nghiệp hàng năm.
B Giai đoạn 1975-1985, diện tích cây công nghiệp hàng năm ít hơn diện tích cây công nghiệp lâu năm.
C Giai đoạn 1975-2014, diện tích cây công nghiệp hàng năm có tốc độ tăng nhanh hơn diện tích cây công nghiệp lâu năm.
D Giai đoạn 1975-2014, diện tích cây công nghiệp của nước ta tăng 7,4 lần.
- Câu 26 : Nguyên nhân dẫn tới sự phân hóa lượng mưa theo không gian ở nước ta là
A tác động của hướng các dãy núi.
B tác động kết hợp của gió mùa và địa hình.
C sự phân hóa độ cao địa hình.
D tác động của gió mùa.
- Câu 27 : Ở nước ta, sự hiện diện của dãy Trường Sơn đã làm cho vùng Bắc Trung Bộ:
A chịu ảnh hưởng của bão nhiều hơn các vùng khác.
B có mùa mưa chậm dần sang thu đông và gió Tây khô nóng.
C có nhiều ưu thế để phát triển ngành chăn nuôi.
D đồng bằng bị thu hẹp và chia cắt thành đồng bằng nhỏ.
- Câu 28 : Căn cứ vào Átlát Địa lí Việt Nam trang 11, vùng tập trung diện tích đất feralit trên đá ba dan có quy mô lớn nhất ở nước ta là:
A Đông Bắc.
B Bắc Trung Bộ.
C Đông Nam Bộ.
D Tây Nguyên.
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)