Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh học trường THPT...
- Câu 1 : Cho phép lai P: . Nếu xảy ra trao đổi chéo ở các gen trên cả hai giới thì số kiểu gen tối đa ở F1 là
A 70.
B 80.
C 100.
D 128.
- Câu 2 : Thỏ Himalaya toàn thân lông trắng, các đầu mút cơ thể có lông màu đen. Giải thích nào sau đây về màu lông ở thỏ nói trên là đúng?
A Gen quy định màu lông chịu ảnh hưởng của nhiệt độ.
B Gen quy định màu lông đen khác gen quy định màu lông trắng.
C Gen quy định màu lông ở thỏ không chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường.
D Khi trời lạnh, có tuyết rơi thì toàn bộ phần thân và phần đầu mút cơ thể của thỏ đều có lông màu trắng.
- Câu 3 : Sự không phân li của một hay một số cặp NST trong giảm phân tạo
A các giao tử có số NST tăng lên gấp đôi.
B các giao tử thiếu một vài NST.
C các giao tử thừa hoặc thiếu NST.
D các giao tử thừa một vài NST.
- Câu 4 : Một gen ở sinh vật nhân thực, có số nucleotit loại A bằng 1/2 số nucleotit loại X và có tổng số liên kết hidro bằng 4000. Gen này bị đột biến điểm tạo gen mới có số liên kết hidro là 3998. Dạng đột biến gen đã xảy ra trên gen nói trên là
A đột biến thay thế hai cặp G – X bằng hai cặp A – T.
B đột biến thay thế một cặp G – X bằng một cặp A – T.
C đột biến mất một cặp nucletit G – X.
D đột biến mất một cặp nucletit A – T.
- Câu 5 : Điều nào sau đây sai khi nói về quá trình ngẫu phối?
A Trong quần thể ngẫu phối các cá thể đực, cái kết đôi với nhau một cách ngẫu nhiên.
B Một quần thể được coi là ngẫu phối ở tính trạng này nhưng có thể là không ngẫu phối ở tính trạng khác.
C Quần thể ngẫu phối có thể duy trì được sự đa dạng di truyền của quần thể.
D Trạng thái cân bằng Hacdi – Vanbec chỉ đúng cho trường hợp một gen có hai alen.
- Câu 6 : Để xác định tính trạng nào đó do gen trong nhân hay ngoài nhân quy định, người ta sử dụng phương pháp
A lai xa.
B lai gần.
C lai thuận nghịch.
D lai phân tích.
- Câu 7 : Ở một loài thực vật tự thụ phấn, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) quần thể có 100% cây hoa đỏ, đến F2 cây hoa trắng chiếm 9%. Lấy ngẫu nhiên hai cây hoa đỏ ở F2 , xác suất để thu được một cây thuần chủng là
A 0,49.
B 0,13.
C 0,09.
D 0,25.
- Câu 8 : Một dạng thể ba có kiểu gen AaaBb tiến hành giảm phân bình thường, cho rằng các loại giao tử có khả năng sống sót như nhau. Tính theo lí thuyết tỉ lệ giao tử chứa alen A và b là
A 5/6
B 1/12
C 1/4
D 1/6
- Câu 9 : Cho phép lai P: . cho rằng hoán vị gen chỉ xảy ra ở một giới thì tần số hoán vị gen bằng bao nhiêu để F1 có tỉ lệ kiểu hình là 1 : 2 : 1.
A 10%.
B 20%.
C Bất kì.
D 25%.
- Câu 10 : Cho các gen phân li độc lập, một gen quy định một tính trạng, có hiện tượng trội lặn hoàn toàn. Ở đời con của phép lai nào sau đây mỗi kiểu hình chỉ có một kiểu gen?
A AaBb x aaBb.
B AaBb x aabb.
C AaBb x AaBb.
D AABb x AaBb.
- Câu 11 : Một quần thể sinh vật có gen A bị đột biến thành gen a, gen b bị đột biến thành gen B, gen D bị đột biến thành gen d. Biết các gen tác động riêng rẽ và gen trội là trội hoàn toàn. Các kiểu gen nào sau đây là của thể đột biến?
A AabbDd, aaBbDD, AaBbDd.
B AaBbDd, aabbdd, aaBbdd.
C aaBbDD, AabbDd, AaBbDd.
D aaBbDd, AabbDD, AaBBdd.
- Câu 12 : Có một số phân tử AND thực hiện tái bản 5 lần. nếu môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu để tổng hợp 62 mạch polinucleotit mới thì số phân tử AND đã tham gia quá trình tái bản nói trên là
A 2
B 3
C 1
D 4
- Câu 13 : Cơ thể tam bội có kiểu gen AAA khi giảm phân cho các giao tử
A 2AA : 1A.
B 100% AA.
C 1A : 1AA.
D 100% A.
- Câu 14 : Nhận định nào sau đây về loài chuối nhà là sai?
A Chuối nhà được cho rằng bắt nguồn từ chuối rừng.
B Chuối nhà không có khả năng sinh giao tử bình thường nên không có hạt.
C Chuối có bộ NST 2n, chuối nhà có bộ NST 3n.
D Lấy mầm của cây chuối rừng đem về nhà trồng lâu sẽ trở thành cây chuối nhà.
- Câu 15 : Cho các nhận định sau về quá trình phiên mã:1. Quá trình phiên mã là quá trình tổng hợp ARN trên mạch khuôn 5’ – 3’ của AND.2. Mỗi tARN đều chứa một codon đặc hiệu có thể nhận ra và bắt đôi bổ sung với bộ ba tương ứng trên mARN.3. Riboxom gồm hai tiểu đơn vị luôn liên kết với nhau.4. Trong quá trình phiên mã, trước hết enzim AND polimeraza bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn để lộ ra hai mạch mã gốc của gen.5. Ở tế bào nhân thực, mARN sau phiên mã phải được cắt bỏ các intron, nối các exon lại với nhau thành mARN trưởng thành.Số nhận định sai về quá trình phiên mã là:
A 3
B 2
C 5
D 4
- Câu 16 : Một quần thể khởi đầu có tần số kiểu gen dị hợp tử Aa là 0,5. Sau ba thế hệ tự thụ phấn tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử trong quần thể là
A 0,46875.
B 0,5.
C 0,9375.
D 0,0625.
- Câu 17 : Một quần thể thực vật có 1000 cây, trong đó có 200 cây có kiểu gen AA, 500 cây có kiểu gen Aa, 300 cây có kiểu gen aa. Tần số alen A và a trong quần thể lần lượt là
A 0,55 và 0,45.
B 0,45 và 0,55.
C 0,7 và 0,3.
D 0,3 và 0,7.
- Câu 18 : Ở một loài thú, khi cho con cái mắt đỏ thuần chủng lai với con đực mắt trắng thuần chủng được F1 đồng loạt mắt đỏ. Cho con đực F1 lai phân tích, đời con thu được 50% con đực mắt trắng, 25% con cái mắt đỏ, 25% con cái mắt trắng. Nếu cho F1 giao phối ngẫu nhiên được F2, xác xuất để thu được một cá thể mắt đỏ là bao nhiêu?
A 72/128
B 48/128
C 64/128
D 96/128
- Câu 19 : Xét ba cặp gen Aa, Bb, Dd cùng nằm trên một cặp NST tương đồng. Giả sử có xảy ra trao đổi chéo ở hai điểm không cùng lúc trên cặp NST này thì sẽ có tối đa bao nhiêu loại giao tử được tạo ra từ các cặp gen nói trên?
A 4
B 2
C 8
D 6
- Câu 20 : Một cặp vợ chồng sinh được một con gái, cả mẹ và con gái đều có tính trạng “má lúm đồng tiền”. Nhận định nào sau đây là đúng về tính trạng “má lúm đồng tiền” nói trên khi cặp vợ chồng đó sinh những đứa con tiếp theo?
A Nếu cặp vợ chồng này sinh đứa con tiếp theo là con gái thì cô con gái này cũng có tính trạng“má lúm đồng tiền”.
B Con gái đầu lòng của cặp vợ chồng này nhận gen quy định tính trạng “má lúm đồng tiền” từ mẹ.
C Con trai của cặp vợ chồng này không thể có tính trạng “má lúm đồng tiền”.
D Tất cả những đứa con của cặp vợ chồng này đều có tính trạng “má lúm đồng tiền”.
- Câu 21 : Dạng đột biến cấu trúc NST nào không làm thay đổi số lượng gen trên NST?
A Lặp đoạn.
B Đảo đoạn.
C Mất đoạn.
D Chuyển đoạn.
- Câu 22 : Nhận định nào sau đây sai khi nói về quá trình dịch mã?
A Trong quá trình tổng hợp protein, hai tiểu đơn vị của riboxom kết hợp với nhau tạo riboxom hoàn chỉnh.
B Ở sinh vật nhân thực, trong phân tử protein có hoạt tính sinh học có chứa axit amin mở đầu là metionin.
C Quá trình dịch mã có thể chia thành hai giai đoạn là hoạt hóa axitamin và tổng hợp chuỗi polipeptit.
D Khi riboxom tiếp xúc với mã kết thúc, trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất.
- Câu 23 : Gen tARN mã hóa phân tử
A ARN riboxom.
B ARN thông tin.
C ARN vận chuyển.
D Axit deoxi ribonucleic.
- Câu 24 : Bộ ba 5’UGA3’ là tín hiệu
A mở đầu quá trình dịch mã.
B kết thúc quá trình dịch mã.
C kết thúc quá trình phiên mã.
D mở đầu quá trình phiên mã.
- Câu 25 : Con gà trống bình thường có bộ NST giới tính là
A XO
B OY
C XX
D XY
- Câu 26 : Trong trường hợp một gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập, tổ hợp tự do. Trong phép lai P: AaBb x aabb. Tỉ lệ kiểu hình thu được ở F1 là
A 9 : 3 : 3 :1.
B 3 : 1.
C 1 : 2 : 1.
D 1 : 1 : 1 : 1.
- Câu 27 : Bản chất của quy luật phân li của Menden là
A Sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 1 : 2 : 1.
B Sự tổ hợp tự do của các giao tử trong quá trình thụ tinh.
C Sự phân li đồng đều của các alen về các giao tử trong quá trình giảm phân.
D Sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 3 : 1.
- Câu 28 : Dạng đột biến gen nào sau đây không phải là đột biến điểm?
A Đột biến thay thế một cặp A – T.
B Đột biến mất một cặp nucleotit.
C Đột biến thêm một cặp nucleotit.
D Đột biến đảo vị trí giữa 2 cặp nucleotit.
- Câu 29 : Số thể dị hợp ngày càng giảm, thể đồng hợp ngày càng tăng được thấy ở
A loài sinh sản sinh dưỡng.
B loài sinh sản hữu tính.
C quần thể tự phối.
D quần thể giao phối.
- Câu 30 : Một cơ thể có kiểu gen khi giảm phân có trao đổi chéo xảy ra có thể cho tối đa mấy loại giao tử?
A 8
B 4
C 16
D 2
- Câu 31 : Dạng biến dị nào sau đây là thường biến?
A Tật dính ngón tay số 2 và số 3 ở người.
B Hiện tượng da bạch tạng ở người.
C Hiện tượng máu khó đông ở người.
D Hiện tượng co mạch máu và da tái khi trời rét ở người.
- Câu 32 : Một loài có bộ NST 2n, có một cặp NST không phân li trong quá trình giảm phân của một tế bào, các cặp NST khác phân li bình thường. Các loại giao tử có thể được tạo ra ở loài đó là
A n, n + 1, n – 1.
B n + 1, n – 1.
C n + 2, n – 2.
D 2n + 1, 2n – 1.
- Câu 33 : Nhận định nào sau đây sai khi nói về điều hòa hoạt động của gen?
A Gen điều hòa R là thành phần của operon.
B Gen điều hòa R khi hoạt động sẽ tổng hợp nên protein ức chế.
C Điều hòa hoạt động của gen ở tế bào nhân sơ xảy ra chủ yếu ở mức độ phiên mã.
D Khi môi trường có lactozơ, một số phân tử lactozơ liên kết với protein ức chế làm biến đổi cấu hình không gian ba chiều của protein ức chế.
- Câu 34 : Một quần thể người có số người bị bạch tạng là 1/10000. Biết quần thể này cân bằng di truyền và bệnh bạch tạng do một gen lặn nằm trên NST thường quy định. Thành phần kiểu gen của quần thể này là
A 0,01AA + 0,18Aa + 0,9aa.
B 0,9AA + 0,18Aa + 0,1aa.
C 0,9801AA + 0,0198Aa + 0,0001aa.
D 0,81AA + 0,18Aa + 0,01aa.
- Câu 35 : Nhận định nào sau đây về di truyền ngoài nhân là sai?
A Di truyền ngoài nhân là di truyền theo dòng mẹ.
B Tính trạng do gen ngoài nhân quy định có kết quả phép lai thuận khác phép lai nghịch.
C Trong một gia đình, nếu người mẹ bị chứng động kinh thì các con cũng bị chứng động kinh đó.
D Di truyền theo dòng mẹ là di truyền ngoài nhân.
- Câu 36 : Ở một loài thực vật, tính trạng hạt dài, hoa đỏ trội hoàn toàn so với tính trạng hạt tròn, hoa trắng. Lai cây hạt dài, hoa đỏ với cây hạt tròn, hoa trắng thu được F1 có 12,5% hạt tròn, hoa trắng. Cây hạt tròn, hoa đỏ ở F1 chiếm tỉ lệ
A 1/4
B 3/8
C 3/4
D 1/8
- Câu 37 : Điều nào sau đây sai khi nói về quá trình nhân đôi AND?
A Nhờ enzim AND polimeraza tháo xoắn nên hai mạch đơn của phân tử AND tách nhau dần tạo nên chạc hình chữ Y và để lộ ra hai mạch khuôn.
B Quá trình nhân đôi AND dựa vào nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
C Từ nguyên tắc nhân đôi AND, hiện nay người ta đề xuất phương pháp có thể nhân một đoạn AND nào đó trong ống nghiệm thành vô số bản sao trong thời gian ngắn.
D Enzim AND – polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ – 3’, nên trên mạch khuôn 3’ – 5’, mạch bổ sung được tổng hợp liên tục, còn trên mạch khuôn 5’ – 3’, mạch bổ sung được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn.
- Câu 38 : Ở một loài thực vật, gen A quy định hoa đỏ trội không hoàn toàn so với gen a quy định hoa trắngTỉ lệ kiểu gen, kiểu hình của phép lai P: Aa x Aa lần lượt là
A 1 : 2 : 1 và 1 : 2 : 1.
B 3 : 1 và 1 : 2 : 1.
C 1 : 2 : 1 và 3 : 1.
D 3 : 1 và 3 : 1.
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen