Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu th...
- Câu 1 : Chế độ chính trị của Mĩ do hai đảng cầm quyền là
A Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ
B Đảng Cộng hoà và Đảng Dân chủ.
C Đảng Cộng hoà và Đảng Tự do.
D Đảng Tự do và Đảng Dân chủ.
- Câu 2 : Trước 30 năm cuối thế kỉ XIX, Mĩ đứng hàng thứ tư sau các nước
A Anh, Pháp, Đức.
B Anh, Pháp, Liên Xô.
C Pháp, Đức, Bỉ.
D Anh, Liên Xô, Đức.
- Câu 3 : Các công ty độc quyền ở Mĩ xuất hiện vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX có ảnh hưởng đến những lĩnh vực nào?
A kinh tế, văn hóa.
B chính trị, văn hóa.
C kinh tế, chính trị.
D chính trị, xã hội.
- Câu 4 : Sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất công nghiệp ở các nước đế quốc giai đoạn cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đã dẫn đến hình thành
A các đô thị lớn.
B các trung tâm công nghiệp.
C các tập đoàn xuyên quốc gia.
D các công ty độc quyền lớn.
- Câu 5 : Cuối thế kỉ XIX, Mĩ tăng cường bành trướng ở khu vực nào?
A Thái Bình Dương.
B Đông Nam Á.
C Bắc châu Âu.
D Đông Nam châu Phi.
- Câu 6 : Hai tập đoàn nào của Mĩ lũng loạn ngành ngân hàng và nắm trong tay 1/3 số vốn ngân hàng toàn nước Mĩ trong những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
A Công ty thép Mooc-gan, công ty dầu mỏ Rốc-phe-lơ.
B Công ty ô tô Tata, công ty thép Mooc-gan.
C Công ty dầu mỏ Rốc-phe-lơ, công ty ô tô Tata.
D Công ty ô tô Tata, công ty ô tô Pho.
- Câu 7 : Nhân tố nào không tác động đến sự phát triển của nông nghiệp Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
A Điều kiện tự nhiên thuận lợi.
B Phương thức canh tác hiện đại.
C Thực hiện “cách mạng xanh”.
D Thành lập nhiều trang trại chuyên canh.
- Câu 8 : Nhân tố nào sau đây không đem đến sự phát triển của công nghiệp Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
A Thị trường trong nước không ngừng mở rộng.
B Ứng dụng khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.
C Lợi dụng nguồn đầu tư của châu Á.
D Hoàn cảnh đất nước hòa bình.
- Câu 9 : Các công ty độc quyền của Mĩ được hình thành trong tình hình kinh tế như thế nào?
A Phát triển mạnh cả về công nghiệp và nông nghiệp.
B Mĩ đã trở thành đế quốc có diện tích thuộc địa lớn nhất.
C Sản xuất công nghiệp đứng hàng thứ tư thế giới.
D Chính sách bành trướng của Mĩ đạt nhiều thành quả.
- Câu 10 : Vì sao nói Mĩ là xứ sở các các “ông vua công nghiệp”?
A Hình thành các Các-ten không lồ.
B Hình thành các tập đoàn kinh tế lớn.
C Hình thành các Tơ-rớt khổng lồ.
D Hình thành các Xanh-đi-ca khổng lồ.
- Câu 11 : Tại sao cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, các nước đế quốc lại tăng cường xâm chiếm thuộc địa?
A Hoàn thành chính sách bành trướng của khối đế quốc.
B Chiếm đoạt tài nguyên và mở rộng thị trường tiêu thụ.
C Tăng cường địa vị chính trị trong thế giới tư bản.
D Củng cố nền kinh tế trong nước đang có biểu hiện khủng hoảng.
- Câu 12 : Chuyển biến nào là quan trọng nhất trong đời sống kinh tế của các nước tư bản cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
A Kinh tế công nghiệp phát triển.
B Đẩy mạnh quá trình xâm lược các thuộc địa.
C Sự hình thành các công ty đa quốc gia.
D Sự phát triển không đều và thuộc địa không đều nhau
- Câu 13 : Điểm khác trong chính sách phát triển của Mĩ đối với các nước đế quốc Tây Âu vào những thập niên cuối thế kỉ XIX là
A Tập trung khai thác tối đa nguồn nhân, vật lực ở thuộc địa.
B Khai thác vùng đất rộng lớn ở miền Trung và miền Tây.
C Tăng cường mở rông biên giới đến phía Nam Châu Phi.
D Phát triển các công ty độc quyền và xâm chiếm thuộc địa.
- Câu 14 : Đặc điểm chung nổi bật trong sự phát triển kinh tế của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là gì?
A Sự hình thành các công ty độc quyền.
B Sự hình thành các trang trại tập trung.
C Sự hình thành các ngành công nghiệp mới.
D Sự hình thành các công ty đa quốc gia.
- Câu 15 : Sự ra đời của các tổ chức độc quyền là biểu hiện của
A Sự hình thành chủ nghĩa tư bản
B Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh.
C Chủ nghĩa tư bản độc quyền.
D Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 1 Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên
- - Trắc nghiệm Bài 2 Cách mạng tư sản Pháp (1789 -1794) - Lịch sử 8
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 3 Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 4 Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 5 Công xã Pari 1871
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 6 Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 7 Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 8 Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII - XIX
- - Trắc nghiệm Bài 10 Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX - Lịch sử 8
- - Trắc nghiệm Bài 9 Ấn Độ thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX - Lịch sử 8