Đề thi HK2 môn Lịch sử lớp 11 THPT Lý Thái Tổ - Bắ...
- Câu 1 : Người lãnh đạo chủ yếu của cuộc khởi nghĩa Hương Khê là
A Hoàng Hoa Thám.
B Tôn Thất Thuyết.
C Phan Đình Phùng.
D Nguyễn Thiện Thuật.
- Câu 2 : Sau Hiệp ước 1862, phong trào đấu tranh của nhân dân 3 tỉnh miền Đông Nam Kì có gì khác so với giai đoạn trước?
A Nhân dân tự tổ chức kháng chiến.
B Nhân dân đầu hàng thực dân Pháp.
C Hợp tác với triều đình chống Pháp.
D Chống pháp và chống phong kiến đầu hàng.
- Câu 3 : Theo Hiệp ước Giáp Tuất (1874) Pháp sẽ
A Được toàn quyền xử trí đội quân Cờ đen.
B Rút quân khỏi Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì.
C Rút quân khỏi sáu tỉnh Nam Kì.
D Giúp triều đình giải quyết vụ Giăng Đuy-puy.
- Câu 4 : Sau Hiệp ước 1862, phong trào đấu tranh nào của nhân dân ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ đã làm Pháp gặp khó khăn trong việc quản lý vùng đất mới
A Bám sát địch quấy rối và tiêu diệt.
B Phong trào” tị địa”.
C Vườn không nhà trống.
D Bất hợp tác với giặc.
- Câu 5 : Cuộc khởi nghĩa nào không nào không nằm trong phong trào Cần vương
A Yên Thế.
B Hương Khê.
C Bãi Sậy.
D Ba Đình.
- Câu 6 : Năm 1882, Pháp đã cử tướng nào đưa quân ra Bắc Kì lần thứ hai?
A Ri-vi-e.
B Giăng Đuy-puy.
C Gác-ni-ê.
D Ét-pê-răng.
- Câu 7 : Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta (1858-1883) chủ yếu do lực lượng nào tổ chức, lãnh đạo?
A Triều đình.
B Nông dân.
C Văn thân, sĩ phu yêu nước.
D Địa chủ, phú nông.
- Câu 8 : Hãy chọn phương án phù hợp để hoàn thiện đoạn dữ liệu sau: Âm mưu của Pháp là chiếm… làm căn cứ rồi tấn công ra…., nhanh chóng buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng.
A Lăng Cô …. Huế.
B Gia Định …..Hà Nội.
C Huế …. Hà Nội.
D Đà Nẵng…..Huế.
- Câu 9 : Quy mô của cuộc khởi nghĩa Hương Khê diễn ra trong 4 tỉnh nào
A Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị.
B Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị.
C Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
D Thanh Hóa, Quảng Nam, Hà Tĩnh, Quảng Trị.
- Câu 10 : Đêm mồng 4 rạng sáng 5/7/1885 phe chủ chiến tấn công quân Pháp ở đâu?
A Tòa Khâm sứ.
B Tân Hòa.
C Hương Khê.
D Thuận An.
- Câu 11 : Năm 1882, ai là người giữ chức Tổng Đốc Hà Nội?
A Hoàng Tá Viêm.
B Nguyễn Tri Phương.
C Hoàng Diệu.
D Lưu Vĩnh Phúc.
- Câu 12 : Hiệp ước Hác- măng (1883) và Pa-tơ-nốt (1884) phản ánh điều gì?
A Pháp hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam.
B Pháp hoàn thành việc thiết lập chế độ bảo hộ ở Việt Nam.
C Pháp hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam.
D Pháp hoàn thành việc xây dựng bộ máy chính quyền thực dân.
- Câu 13 : Lãnh đạo của phong trào Cần vương trong giai đoạn 1885-1888 là
A Văn thân, sĩ phu yêu nước.
B Hàm nghi và Tôn Thất Thuyết.
C Địa chủ, phú nông.
D Quan lại phong kiến.
- Câu 14 : Sự kiện nào đánh dấu Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) lan rộng ra toàn thế giới?
A Nhật Bản tấn công Trân Châu cảng.
B Đức tấn công Ba Lan, buộc Anh và Pháp phải tuyên chiến với Đức.
C Mĩ tuyên chiến với Nhật sau đó là Đức, Italia.
D Phát xít Đức tấn công Liên Xô.
- Câu 15 : Sự kiện nào trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) được coi là thời cơ cho cách mạng tháng Tám?
A 15/8/1945 Nhật Bản đầu hàng không điều kiện.
B Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản (6/8/1945 và 9/8/1945).
C 5/1943 quét sạch quân Đức –Ita-li-a ra khỏi lục địa châu Phi.
D 9/5/1945 Đức kí văn bản đầu hàng vô điều kiện.
- Câu 16 : Qua công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, phương thức sản xuất nào từng bước du nhập vào Việt Nam?
A Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
B Phương thức sản xuất phong kiến.
C Phương thức sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp.
D Phương thức sản xuất thực dân.
- Câu 17 : Nguyên nhân cơ bản nhất khiến Pháp chú ý đến việc xây dựng hệ thống giao thông ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất là?
A Thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, thống nhất thị trường.
B Thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa các vùng.
C Phục vụ công cuộc khai thác và mục đích quân sự.
D Phục vụ việc phát triển công nghiệp của Pháp ở Việt Nam.
- Câu 18 : Trước cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, xã hội Việt Nam có 2 giai cấp cơ bản nào?
A Địa chủ phong kiến và nông dân.
B Địa chủ phong kiến và công nhân.
C Địa chủ phong kiến và tư sản.
D Công nhân, nông dân.
- Câu 19 : Phe chủ chiến trong triều đình dựa vào đâu để có thể mạnh tay hành động chống Pháp?
A Được nhà Thanh giúp đỡ đánh Pháp.
B Sự ủng hộ của vua quan triều đình.
C Phong trào phản đối hai hiệp ước của nhân dân.
D Thực dân Pháp đang lơ là vì đã hoàn thành cuộc xâm lược.
- Câu 20 : Từ 1888-1896, lãnh đạo phong trào Cần vương có điểm gì khác so với giai đoạn trước
A Do các văn thân, sỹ phu yêu nước và nông dân lãnh đạo.
B Do các văn thân, sỹ phu yêu nước tiến bộ lãnh đạo.
C Có sự chỉ đạo của triều đình (Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết).
D Không có sự chỉ đạo của triều đình (Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết).
- Câu 21 : Dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất, tầng lớp nào có quan hệ gắn bó mật thiết với nông dân Việt Nam?
A Tư sản.
B Công nhân.
C Tiểu tư sản.
D Địa chủ phong kiến.
- Câu 22 : Ba tỉnh miền Tây Nam Kì bị Pháp chiếm gọn trong 5 ngày (từ 20 đến 24/6/1867) gồm các tỉnh nào?
A Vĩnh Long, Gia Định, Hà Tiên.
B An Giang, Định Tường, Biên Hòa.
C Gia Định, Định Tường, Biên Hòa.
D Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.
- Câu 23 : Sau hai Hiệp ước 1883, 1884 người đứng đầu phe chủ chiến chủ trương chống Pháp trong triều đình Huế là
A Hoàng Hoa Thám.
B Tôn Thất Thuyết.
C Hàm Nghi.
D Phan Đình Phùng.
- Câu 24 : Để loại trừ sự can thiệp của nhà Thanh vào Việt Nam, năm 1884 Pháp đã kí với chính quyền Mãn Thanh văn bản nào?
A Điều ước Bắc Kinh.
B Quy ước Thiên Tân.
C Điều ước Tân Sửu.
D Điều ước Nam Kinh.
- Câu 25 : Người lãnh đạo chủ yếu của cuộc khởi nghĩa Yên Thế là
A Đinh Công Tráng.
B Cường Để.
C Đề Nắm.
D Hoàng Hoa Thám.
- Câu 26 : Cuộc khởi nghĩa nào là tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?
A Bãi Sậy.
B Ba Đình.
C Yên Thế.
D Hương Khê.
- Câu 27 : Khi tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất Pháp cử ai sang làm Toàn quyền Đông Dương?
A Gác-ni-e.
B Pôn-Đu-me.
C An-be Xa-rô.
D Cuốc-xy.
- Câu 28 : Khi thành Hà Nội bị giặc chiếm (1873), các sĩ phu văn thân yêu nước đã tổ chức nhân dân kháng chiến dưới hình thức nào?
A Ngày đêm bám sát địch quấy rối và tiêu diệt địch.
B Lập Nghĩa hội, bí mật tổ chức chống Pháp.
C Bỏ đi nơi khác sống, không chịu hợp tác với Pháp.
D Bất hợp tác với Pháp, không bán lương thực.
- Câu 29 : Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân làm bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?
A Chính sách nhượng bộ của Anh, Pháp sự trung lập của Mĩ.
B Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa.
C Thế giới hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau, chạy đua vũ trang.
D Hậu quả của khủng hoảng kinh tế thế giới làm chủ nghĩa phát xít ra đời, đẩy mạnh xâm lược.
- Câu 30 : Đặc điểm cơ bản của nông nghiệp Việt Nam giữa thế kỉ XIX trước khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam là:
A Tổ chức lễ cày tịch điền, khuyến khích sản xuất.
B Nhà nước quan tâm đến đê điều.
C Chú ý bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.
D Đất đai khai khẩn tập trung trong tay cường hào, địa chủ.
- Câu 31 : Nguyên nhân ban đầu của khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913) là
A Tinh thần yêu nước, đấu tranh chống Pháp giành độc lập tự do cho dân tộc.
B Hưởng ứng chiếu Cần vương đứng lên giúp vua kháng chiến.
C Phản đối hai Hiệp ước 1883, 18884.
D Chống lại chính sách bình đình, cướp bóc của Pháp.
- Câu 32 : Chính sách nào của nhà Nguyễn đã gây ra mâu thuẫn, làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc và gây bất lợi cho cuộc kháng chiến?
A Chính sách “bế quan tỏa cảng”.
B Nhà nước nắm độc quyền thương nghiệp.
C Thực hiện “cấm đạo”, đuổi giáo sĩ phương Tây.
D Tổ chức khai khẩn quy mô nhưng ruộng đất tập trung trong tay địa chủ.
- Câu 33 : Năm 1882, Pháp lấy cớ gì để kéo quân ra Bắc Kì lần II
A Giúp triều đình giải quyết vụ Giăng Đuy-puy.
B Giúp triều đình cải cách đất nước.
C Vu cáo triều đình vi phạm Hiệp ước 1862.
D Vu cáo triều đình vi phạm Hiệp ước 1874.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 24 Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
- - Trắc nghiệm Bài 25 Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858-1918) - Lịch sử 11
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 23 Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 22 Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 1 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 2 Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 3 Trung Quốc
- - Trắc nghiệm Bài 4 Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX) - Lịch sử 11
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 7 Những thành tựu văn hoá thời Cận đại
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 8 Ôn tập lịch sử thế giới cận đại