- Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đờ...
- Câu 1 : Việt Nam Quốc dân đảng đấu tranh nhằm mục tiêu
A đánh đổ ngôi vua, thực hiện các cải cách dân chủ.
B đánh đuổi giặc Pháp, thiết lập dân quyền.
C đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền.
D đánh đuổi giặc Pháp, thiết lập lại chế độ phong kiến.
- Câu 2 : Tân Việt Cách mạng đảng bị phân hóa trong hoàn cảnh như thế nào?
A Lí luận, tư tưởng cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lê-nin phát triển mạnh.
B Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đang xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp nội bộ.
C Khuynh hướng vô sản đã thắng thế hoàn toàn trước khuynh hướng tư sản.
D Tư tưởng chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn đang du nhập mạnh mẽ.
- Câu 3 : Cuộc khởi nghĩa Yên Bái (1930) thất bại đã chứng tỏ sự thất bại hoàn toàn của
A khuynh hướng cách mạng vô sản.
B khuynh hướng dân chủ tư sản.
C khuynh hướng phong kiến.
D khuynh hướng dân chủ tư sản kiểu mới.
- Câu 4 : Việt Nam Quốc dân Đảng là một tổ chức chính trị theo khuynh hướng nào?
A Dân chủ tư sản.
B Cách mạng vô sản
C Dân chủ tư sản kiểu mới
D Phong kiến.
- Câu 5 : Nửa cuối năm 1929, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã phân hóa thành các tổ chức cộng sản nào?
A Đông Dương cộng sản đảng, An Nam cộng sản đảng.
B Đông Dương cộng sản đảng, Tân Việt cách mạng đảng.
C Đông Dương cộng sản đảng, Đông Dương cộng sản Liên đoàn.
D Đông Dương cộng sản Liên đoàn, An Nam cộng sản đảng.
- Câu 6 : Tại Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tại Hương Cảng (Trung Quốc), đoàn đại biểu Bắc Kì bỏ về nước vì lí do nào dưới đây?
A Do những quan điểm chủ quan, duy ý chí của đoàn đại biểu Bắc Kì.
B Vì những mâu thuẫn xung đột mang tính cá nhân của những người tham dự.
C Vì những biến động của cách mạng trong nước.
D Vì đề nghị thành lập đảng cộng sản của đoàn đại biểu Bắc Kì không được chấp nhận.
- Câu 7 : Một trong những đặc điểm nổi bật của phong trào công nhân từ năm 1926 đến năm 1927 là
A Mang tính thống nhất trong toàn quốc.
B Đều vì mục tiêu kinh tế là chủ yếu.
C Chủ yếu tập trung ở Bắc Kì và Trung Kì.
D Công nhân chưa trở thành một lực lượng chính trị độc lập.
- Câu 8 : Nhân tố nào trong năm 1929 đặt ra yêu cầu cần thành lập một Đảng Cộng sản ở Việt Nam để lãnh đạo nhân dân chống đế quốc và tay sai?
A Khuynh hướng dân chủ tư sản chiếm ưu thế.
B Khuynh hướng vô sản đã hoàn toàn thắng thế.
C Sự phát triển của phong trào dân tộc dân chủ.
D Hội Việt Nam Cách mang thanh niên bị phân hóa.
- Câu 9 : Cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại không xuất phát từ nguyên nhân nào dưới đây?
A Thực dân Pháp còn mạnh.
B Lực lượng còn non yếu.
C Không vừng chắc về tổ chức lãnh đạo.
D Khuynh hướng vô sản không còn phù hợp.
- Câu 10 : Đâu là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Bái (9/2/1930)?
A Thực dân Pháp tổ chức nhiều cuộc vây ráp lớn.
B Nhiều cơ sở của đảng bị phá vỡ.
C Bị động trước tình thế thực dân Pháp khủng bố sau vụ giết chết Badanh.
D Thực hiện mục tiêu của đảng: đánh đuổi giặc Pháp, thiết lập dân quyền.
- Câu 11 : Đông Dương cộng sản liên đoàn không mang đặc điểm nào sau đây?
A Phân hóa từ Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.
B Ra đời cuối năm 1929.
C Chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác – Lê-nin.
D Phân hóa từ Tân Việt Cách mạng đảng.
- Câu 12 : Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân trong giai đoạn 1926 – 1929 không xuất phát từ nguyên nhân nào dưới đây?
A Ý thức chính trị của công nhân được nâng cao
B Vai trò của Hội viên Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
C Ảnh hưởng của cách mạng Trung Quốc.
D Ảnh hưởng từ hoạt động của Việt Nam Quốc dân Đảng
- Câu 13 : Từ năm 1919-1930, phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam tồn tại song song hai khuynh hướng nào dưới đây?
A Khuynh hướng dân chủ tư sản kiểu mới và khuynh hướng vô sản.
B Khuynh hướng phong kiến và khuynh hướng vô sản.
C Khuynh hướng dân chủ tư sản và khuynh hướng phong kiến.
D Khuynh hướng dân chủ tư sản và khuynh hướng vô sản.
- Câu 14 : Ba tổ chức cộng sản ra đời năm 1929 có ý nghĩa gì quan trọng?
A Sự phát triển của khuynh hướng vô sản là tất yếu khách quan.
B Chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
C Giai cấp công nhân Việt Nam đã hoàn toàn trưởng thành.
D Phản ánh sự phát triển mạnh mẽ của khuynh hướng dân chủ tư sản.
- Câu 15 : Biểu hiện nào chứng tỏ Việt Nam Quốc dân đảng (1927-1930) đã nhận thức đúng yêu cầu khách quan của lịch sử dân tộc?
A Chủ trương tiến hành cách mạng bằng bạo lực.
B Phát triển cơ sở đảng ở một số địa phương Bắc Kì.
C Đề cao binh lính người Việt trong quân đội Pháp.
D Kiên quyết phát động cuộc khởi nghĩa Yên Bái.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 1 Liên Xô và các nước Đông Âu từ 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 3 Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 4 Các nước Châu Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 5 Các nước Đông Nam Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 6 Các nước châu Phi
- - Trắc nghiệm Bài 7 Các nước Mĩ La - tinh - Lịch sử 9
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 8 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 9 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 10 Các nước Tây Âu