- Tổng kết lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến na...
- Câu 1 : Sự kiện nào đánh dấu hệ thống chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước và trở thành hệ thống thế giới?
A Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc (1949)
B Thắng lợi của cách mạng Cuba (1959)
C Thắng lợi của cách mạng Việt Nam (1945)
D Thắng lợi của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu
- Câu 2 : Sự kiện nào diễn ra trong thập kỉ 90 của thế kỉ XX đã gây tổn thất nặng nề chưa từng thấy trong lịch sử phong trào công nhân và cộng sản quốc tế?
A Chiến tranh lạnh
B Chủ nghĩa thực dân mới thắng thế.
C Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụ đổ.
D Phong trào chống chế độ phân biệt chủng tộc thất bại.
- Câu 3 : Một trong những hệ quả quan trọng của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A Ra đời hơn 100 quốc gia độc lập trẻ tuổi.
B Xuất hiện 4 con rồng kinh tế lớn.
C Lật đổ hoàn toàn chủ nghĩa thực dân mới.
D Đánh bại hoàn toàn chủ nghĩa phát xít.
- Câu 4 : Các quốc gia nào sau đây trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn trên thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A Mĩ, Nhật Bản, Pháp.
B Đức, Ý, Nhật Bản.
C Tây Âu, Mĩ, Liên Xô.
D Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản.
- Câu 5 : Nhân tố nào có ý nghĩa quyết định nâng cao mức sống và chất lượng sống của con nguời từ những năm 40 của thế kỉ XX?
A Xu thế toàn cầu hóa.
B Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ.
C Cuộc cách mạng công nghiệp.
D Cuộc cách mạng chất xám.
- Câu 6 : Dưới tác động của cách mạng khoa học – kĩ thuật, các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển lấy
A phát triển kinh tế làm trọng tâm
B kinh tế và chính tri làm trọng tâm.
C kinh tế và văn hóa là trọng tâm.
D văn hóa và chính trị là trung tâm.
- Câu 7 : Đâu là nhân tố chi phối quan hệ quốc tế và nền chính trị thế giới ở nửa sau thế kỉ XX?
A Chiến lược toàn cầu
B Trật tự hai cực Ianta.
C Phong trào giải phóng dân tộc.
D Sự phát triển của các nước tư bản.
- Câu 8 : Sau chiến tranh lạnh, các cường quốc đều điều chỉnh mối quan hệ theo hướng hòa hoãn, thỏa hiệp giữa các nước lớn nhằm mục đích gì quan trọng nhất?
A Tập trung phát triển thực lực quốc gia.
B Thực hiện liên kết khu vực rộng rãi.
C Hưởng ứng xu thế toàn cầu hóa.
D Xác lập ưu thế nhất định trong trật tự thế giới mới.
- Câu 9 : Sau Chiến tranh lạnh, ở nhiều khu vực vẫn diễn ra những cuộc nội chiến xung đột xuất phát từ nguyên nhân nào?
A Sự can thiệp của các nước lớn.
B Tàn dư của chiến tranh lạnh.
C Mâu thuẫn sắc tộc, dân tộc, tôn giáo.
D Chủ nghĩa khủng bố hoành hành.
- Câu 10 : Trong nửa sau thế kỉ XX, các nước tư bản chủ nghĩa đã không có chuyển biến nào sau đây?
A Nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới.
B Mĩ vươn lên trở thành đế quốc giàu mạnh nhất.
C Ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn được hình thành.
D Sự ra đời của Liên minh châu Âu (EU).
- Câu 11 : Phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai thắng lợi có tác động như thế nào đến chủ nghĩa tư bản?
A Làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân
B Làm cho quan hệ quốc tế được mở rộng, đa dạng
C Tăng cường lực lượng cho phe xã hội chủ nghĩa
D Làm thay đổi bản đồ địa - chính trị thế giới
- Câu 12 : Nội dung nào sau đây không thuộc xu thế phát triển của thế giới từ năm 1991 đến nay?
A Các quốc gia lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.
B Trật tự thế giới đang hình thành theo xu hướng đa cực.
C Trật tự thế giới “đơn cực” do Mĩ cầm đầu được xác lập.
D Các cường quốc điều chỉnh mối quan hệ theo hướng hòa hoãn, thỏa hiệp.
- Câu 13 : Nhân tố nào sau đây không đưa đến sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A Các lực lượng dân tộc phát triển mạnh.
B Chủ nghĩa thực dân suy yếu.
C Giai cấp tư sản suy yếu.
D Sự ủng hộ của Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa.
- Câu 14 : Sự sụp đổ của hệ thống chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu xuất phát từ nguyên nhân nào quan trọng nhất?
A Sai lầm nghiêm trọng trong đường lối chính sách
B Sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch
C Do mâu thuẫn nội bộ của phe xã hội chủ nghĩa
D Đông Âu dập khuôn máy móc mô hình chủ nghĩa xã hội của Liên Xô.
- Câu 15 : Phong trào đấu tranh cách mạng ở Châu Phi và Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai có điểm khác biệt căn bản là
A
Châu Phi đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ, khu vực Mĩ Latinh đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới
B Châu Phi đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới; khu vực Mĩ Latinh đấy tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ
C Hình thức đấu tranh chủ yếu ở châu Phi là khởi nghĩa vũ trang; ở Mĩ Latinh là đấu tranh chính trị.
D Lãnh đạo cách mạng ở châu Phi là giai cấp vô sản; ở khu vực Mĩ Latinh là giai cấp tư sản dân tộc.
- Câu 16 : Nguyên nhân chung đưa đến sự phát triển kinh tế của các nước tư bản chủ nghĩa sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật.
B Chi phí cho quốc phòng thấp.
C Tận dụng nguồn viện trợ từ bên ngoài.
D Thu được nhiều lợi nhuận từ chiến tranh thế giới thứ hai.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 1 Liên Xô và các nước Đông Âu từ 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 3 Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 4 Các nước Châu Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 5 Các nước Đông Nam Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 6 Các nước châu Phi
- - Trắc nghiệm Bài 7 Các nước Mĩ La - tinh - Lịch sử 9
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 8 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 9 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 10 Các nước Tây Âu