Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học - Đề số 11 (...
- Câu 1 : Phitôcrôm Pđx có tác dụng:
A Làm cho hạt nảy mầm, khí khổng mở, ức chế hoa nở.
B Làm cho hạt nảy mầm, hoa nở, khí khổng mở.
C Làm cho hạt nảy mầm, hoa nở, khí khổng đóng.
D Làm cho hạt nảy mầm, kìm hãm hoa nở và khí khổng mở.
- Câu 2 : Giả sử năng lượng đồng hóa của các sinh vật dị dưỡng trong một chuỗi thức ăn như sau:Sinh vật tiêu thụ bậc 1: 1 500 000 Kcal Sinh vật tiêu thụ bậc 2: 180 000 KcalSinh vật tiêu thụ bậc 3: 18 000 Kcal Sinh vật tiêu thụ bậc 4: 1 620 KcalHiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 với bậc dinh dưỡng cấp 2 và giữa bậc dinh dưỡng cấp 4 với bậc dinh dưỡng cấp 3 trong chuỗi thức ăn trên lần lượt là :
A 10% và 12%
B 12% và 10%
C 9% và 10%
D 10% và 9%
- Câu 3 : Đâu là nhận định sai ?
A Tính trạng do gen trên NST X qui định di truyền chéo.
B Dựa vào các tính trạng liên kết với giới tính để sớm phân biệt đực cái, điều chỉnh tỉ lệ đực cái theo mục tiêu sản xuất.
C Vùng tương đồng là vùng chứa lôcut gen khác nhau giữa NST X và NST Y.
D Tính trạng do gen trên NST Y qui định di truyền thẳng.
- Câu 4 : Câu 15: Một phụ nữ lớn tuổi nên đã xảy ra sự không phân tách ở cặp NST giới tính trong giảm phân 1. Đời con của họ có thể có bao nhiêu phần trăm sống sót bị đột biến ở thể ba nhiễm (2n+1)?
A 25%
B 33,3%
C 66,6%
D
75%
- Câu 5 : Thuyết tiến hoá tổng hợp đã giải thích sự tăng sức đề kháng của ruồi đối với DDT. Phát biểu nào dưới đây không chính xác?
A Khả năng chống DDT liên quan với những đột biến hoặc những tổ hợp đột biến đã phát sinh từ trước một cách ngẫu nhiên.
B Khi ngừng xử lý DDT thì dạng kháng DDT trong quần thể vẫn sinh trưởng, phát triển bình thường vì đã qua chọn lọc.
C Giả sử tính kháng DDT là do 4 gen lặn a, b, c, d tác động bổ sung, sức đề kháng cao nhất thuộc về kiểu gen aabbccdd.
D Ruồi kiểu dại có kiểu gen AABBCCDD, có sức sống cao trong môi trường không có DDT.
- Câu 6 : Vùng mã hoá của gen ở SV nhân thực có 51 đoạn exon và intron xen kẽ. số đoạn exon và intron lần lượt là:
A 24; 27
B 27 ; 24.
C 25 ; 26.
D 26 ; 25
- Câu 7 : Ở người,gen lặn gây bệnh bạch tạng nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen trội tương ứng quy định da bình thường. Giả sử trong quần thể người, cứ trong 100 người da bình thường thì có một người mang gen bạch tạng. Một cặp vợ chồng có da bình thường, xác suất sinh con bình thường của họ là:
A 0,0025%.
B 99,9975%.
C 0,75%.
D 99,25%.
- Câu 8 : Cho 4 loài có giới hạn trên, điểm cực thuận và giới hạn dưới về nhiệt độ lần lượt là:Loài 1 =150C, 330C, 410C Loài 2 = 80C, 200C, 380CLoài 3 = 290C, 360C, 500C Loài 4 = 20C, 140C, 220CGiới hạn nhiệt độ rộng nhất thuộc về:
A Loài 2
B Loài 1
C Loài 3
D Loài 4
- Câu 9 : Sự thu gọn cấu trúc không gian của nhiễm sắc thể.
A giúp tế bào chứa được nhiều nhiễm sắc thể.
B thuận lợi cho sự tổ hợp các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào.
C thuận lợi cho sự phân ly, sự tổ hợp các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào.
D thuận lợi cho sự phân ly các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào.
- Câu 10 : Hai gen A và B cùng nằm trên 1 nhóm liên kết cách nhau 20cM, hai gen D và E cùng nằm trên 1 nhóm liên kết cách nhau 40cM. Ở đời con cùa phép lai , kiểu hình có 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ:
A 11%
B 22%
C 28%
D 39%
- Câu 11 : Để tìm hiểu hiện tượng kháng thuốc ở sâu bọ, người ta đã làm thí nghiệm dùng DDT để xử lí các dòng ruồi giấm được tạo ra trong phòng thí nghiệm. Ngay từ lần xử lí đầu tiên, tỉ lệ sống sót của các dòng đã rất khác nhau (thay đổi từ 0% đến 100% tuỳ dòng). Kết quả thí nghiệm chứng tỏ khả năng kháng DDT:
A không liên quan đến đột biến hoặc tổ hợp độtbiến đã phát sinh trong quần thể.
B liên quan đến những đột biến và tổ hợp đột biến phát sinh ngẫu nhiên từ trước.
C là sự biến đổi đồng loạt để thích ứng trực tiếp với môi trường có DDT.
D chỉ xuất hiện tạm thời do tác động trực tiếp của DDT.
- Câu 12 : Một gen thực hiện 2 lần phiên mã đòi hỏi môi trường cung cấp số lượng nuclêotit các loại: A=400, U=360, G=240, X=480. Số lượng nuclêotit từng loại của gen là:
A A=T=380, G=X=360
B A=T=360, G=X=380
C A=180, T=200, G=240, X=360
D A=200, T=180, G=120, X=240
- Câu 13 : Ở thực vật quá trình hình thành loài diễn ra nhanh nhất trong trường hợp:
A Cách ly tập tính.
B Cách ly địa lý.
C Cách ly sinh thái
D Lai xa và đa bội hóa.
- Câu 14 : Ở một loài thực vật sinh sản bằng tự phối, gen A quy định khả năng này mầm trên đất có kim loại nặng, alen a không có khả năng này nên hạt có kiểu gen aa bị chết khi đất có kim loại nặng. Tiến hành gieo 600 hạt (gồm 20 hạt AA, 80 hạt Aa, 500 hạt aa) trên đất có kim loại nặng, các hạt sau khi này mầm đều sinh trưởng bình thường và các cây đều ra hoa, kết hạt tạo nên thế hệ F1; F1 nảy mầm và sinh trưởng, sau đỏ ra hoa kết hạt tạo thế hệ F2. Lấy một hạt ở đời F2, xác suất để hạt này nảy mầm được trên đất có kim loại nặng là
A 87,5%.
B 90,0%.
C 91,0%.
D 84,0%.
- Câu 15 : Câu 34: Khảo sát sự di truyền bệnh M ở người qua ba thế hệ như sau :Xác suất để người III2không mang gen bệnh là bao nhiêu:
A 0,5
B 0,33
C 0,25
D 0,75
- Câu 16 : Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Đacuyn là:
A giải thích được sự hình thành loài mới.
B phát hiện vai trò của CLTN và chọn lọc nhân tạo trong tiến hóa của vật nuôi, cây trồng và các loài hoang dại.
C chứng minh toàn bộ sinh giới ngày nay có một nguồn gốc chung.
D đề xuất khái niệm biến dị cá thể, nêu lên tính vô hướng của loại biến dị này.
- Câu 17 : Nói về nhân tố sinh thái, phát biểu nào là đầy đủ nhất: Nhân tố sinh thái là:
A Nhân tố môi trường tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sinh vật, sinh vật có phản ứng để thích nghi
B Nhân tố môi trường tác động gián tiếp lên sinh vật, sinh vật có phản ứng để thích nghi
C Nhân tố môi trường tác động trực tiếp lên sinh vật, sinh vật có phản ứng để tự vệ
D Nhân tố môi trường tác động trực tiếp lên sinh vật, sinh vật có phản ứng để thích nghi
- Câu 18 : Ở bò, gen A nằm trên NST thường quy định chân cao trội hoàn toàn so với a quy định chân thấp. Trong một trại nhân giống, có 10 con đực giống chân cao và 100 con cái chân thấp. Quá trình ngẫu phối đã sinh ra đời con có 75% cá thể chân cao, 25% cá thể chân thấp. Trong số 10 con bò đực nói trên, có bao nhiêu con thuần chủng về tính trạng chiều cao chân?
A 5 con.
B 6 con.
C 3 con.
D 8 con.
- Câu 19 : Một đột biến gen làm mất 3 cặp nucleotit ở vị trí số 5 ; 10 và 31.Cho rằng bộ ba mới và bộ ba cũ không cùng mã hóa một loại axitamin và đột biến không ảnh hưởng đến bộ ba kết thúc.Hậu quả của đột biến trên là :
A Mất 1 axitamin và làm thay đổi 10 axitamin liên tiếp sau axitamin thứ nhất của chuỗi pôlipeptit.
B Mất 1 axitamin và làm thay đổi 9 axitamin liên tiếp sau axitamin thứ nhất của chuỗi pôlipeptit.
C Mất 1 axitamin và làm thay đổi 10 axitamin đầu tiên của chuỗi pôlipeptit.
D Mất 1 axitamin và làm thay đổi 9 axitamin đầu tiên của chuỗi pôlipeptit.
- Câu 20 : Xét các loại đột biến sau.1.Mất đoạn NST. 4. Chuyển đoạn không tương hỗ2.Lặp đoạn NST 5. Đảo đoạn không chứa tâm động3.Đột biến gen 6. Đột biến thể mộtNhững dạng đột biến làm thay đổi hình thái của NST là
A 1,2,5
B 1,2,4
C 2,3,4
D 1,2,6
- Câu 21 : Khi so sánh về quá trình quang hợp ở thực vật C3, C4 và thực vật CAM, phát biểu nào sau đây sai?
A Quá trình cố định CO2 ở thực vật C4 diễn ra ở hai loại tế bào (mô giậu và bao bó mạch) còn thực vật C3 và thực vật CAM chỉ diễn ra ở tế bào mô giậu.
B Thực vật C3, C4 có quá trình quang phân li nước còn ở thực vật CAM thì không.
C Cả thực vật C3, C4 và thực vật CAM đều có chu trình Canvin.
D Quá trình cố định CO2 ở thực vật C3, C4 diễn ra vào ban ngày còn thực vật CAM diễn ra cả ban ngày và ban đêm.
- Câu 22 : Ở một loài thực vật, màu hoa do 1 gen quy định, thực hiện hai phép lai:Phép lai 1: ♀hoa đỏ ×♂ hoa trắng → 100% hoa đỏPhép lai 2: ♀hoa trắng ×♂ hoa đỏ → 100% hoa trắngCó các kết luận sau:I. Nếu lấy hạt phấn của F1 ở phép lai 1 thụ phấn cho F1 của phép lai 2 thì F2 phân ly tỷ lệ 3 đỏ: 1 trắng.II. Nếu gen quy định tính trạng trên bị đột biến sẽ biểu hiện ngay thành kiểu hình trong trường hợp không chịu ảnh hưởng bởi môi trường.III. Nếu gen bị đột biến lặn thì chỉ biểu hiện thành kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp.IV. Gen quy định tính trạng này chỉ có một alen.Số kết luận đúng là:
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 23 : Đối với mỗi nhân tố sinh thái, khoảng thuận lợi là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật
A phát triển tốt nhất.
B có sức sống giảm dần.
C chết hàng loạt.
D có sức sống kém.
- Câu 24 : Phát triển nào sau đây đúng khi nói về đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thực vật?
A Manh tràng kém phát triển.
B Ruột non ngắn,
C Có răng nanh.
D Dạ dày một ngăn hoặc bốn ngăn.
- Câu 25 : Hãy chọn tổ hợp các con số dưới đây để biểu thị các đặc điểm của mã di truyềnI. Mã bộ ba. II. Mã có tính thoái hóa.III. Mã di truyền đặc thù cho từng loài. IV. Mã được đọc từ 1 điểm bất kì theo từng bộ ba mới.V. Mã có tính phổ biến. VI. Mã có tính đặc hiệu.Câu trả lời đúng là
A I, II, V, VI.
B II, III, V, và VI.
C II, IV, V và VI.
D I, III, V và VI.
- Câu 26 : Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu sai về tác động của chọn lọc tự nhiên theo quan niệm tiến hóa hiện đại?(1) Chọn lọc tự nhiên tạo ra các cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi với môi trường sống do đó làm phong phú vốn gen quần thể.(2) Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động khi điều kiện môi trường sống thay đổi do đó trong môi trường ổn định vốn gen của quần thể không biến đổi.(3) Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen, qua đó sẽ làm biến đổi tần số các cá thể có kiểu hình khác nhau trong quần thể.(4) Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn chậm hơn so với quần thể sinh vật lưỡng bội.
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 27 : Trong quần xã sinh vật, mối quan hệ nào sau đây chỉ một bên có lợi?
A Cạnh tranh
B Cộng sinh
C Hội sinh
D Hợp tác.
- Câu 28 : Trong một quần xã, một học sinh xây dựng được lưới thức ăn dưới đây, sau đó ghi vào sổ thực tập sinh thái một số nhận xét:I. Quần xã này có 2 loại chuỗi thức ăn cơ bản(…)II. Quần xã này có 6 chuỗi thức ăn và chuỗi thức ăn dài nhất có5mắt xích.III. Gà là mắt xích chung của nhiều chuỗi thức ăn nhất trongquầnxã này, nó vừa là loài rộng thực lại là nguồn thức ăn của nhiều loài khác.IV. Ếch là sinh vật tiêu thụ bậcIII.Số phát biểu chính xác là:
A 4
B 3
C 2
D 1
- Câu 29 : Phả hệ ở hình bên mô tả sự di truyền 2 bệnh ở người:Bệnh P do một trong hai alen của một gen quy định; bệnh M do một trong hai alen của một gen nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định.Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?I. Bệnh P do gen lặn nằm trên NST thường quy định.II. Xác định được chính xác kiểu gen của 9 người trong phả hệ.III. Xác suất sinh con thứ nhất là con trai bệnh P của cặp 13-14 là 1/6.IV. Người số (7) luôn có kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen.
A 1
B 2
C 4
D 3
- Câu 30 : Ở một loài thực vật, xét một gen có 2 alen, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thể hệ xuất phát (P) của một quần thể thuộc loài này có tỉ lệ kiểu hình 9 cây hoa đỏ: 1 cây hoa trắng. Sau ba thế hệ tự thụ phấn, ở F3 cây có kiểu hình hoa trắng chiếm tỉ lệ 36,25%. Theo lý thuyết cấu trúc di truyền của quần thể này ở thế hệ (P) là
A 0,6 AA + 0,3 Aa + 0,1 aa= 1.
B 0,1 AA + 0,6 Aa + 0,3 aa= 1.
C 0,3 AA + 0,6 Aa + 0,1 aa = 1.
D 0,7 AA + 0,2 Aa + 0 1 aa = 1.
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen