40 Bài tập trắc nghiệm ôn tập Di truyền quần thể S...
- Câu 1 : Điều nào sau đây là đúng đối với cấu trúc của quần thể tự phối?
A. Tỉ lệ dị hợp giảm, đồng hợp tăng.
B. Bao gồm các dòng thuần.
C. Tần số tương đối của các alen ở các lôcút thay đổi.
D. Tất cả giải đáp đều đúng.
- Câu 2 : Quần thể tự phối ban đầu có toàn kiểu gen Aa, sau 3 thế hệ tự thụ phấn, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tồn tại trong quần thể là:
A. 25%
B. 50%
C. 75%
D. 87,5%
- Câu 3 : Đặc điểm nào là của quần thể giao phối?
A. Không có quan hệ bố mẹ, con cái.
B. Chỉ có quan hệ tự vệ, kiếm ăn.
C. Có tính đa hình về kiểu gen và kiểu hình.
D. Tần số tương đối của các alen ở mỗi gen thay đổi.
- Câu 4 : Trong một quần thể cây hoa mõm chó có 80 cây hoa trắng, 100 cây hoa hồng và 20 cây hoa đỏ biết rằng hoa đỏ có kiểu gen Cr Cr , hoa hồng có kiểu gen Cr Cw , hoa trắng có kiểu gen Cw Cw . Tần số alen Cr trong quần thể là:
A. 0,25
B. 0,35
C. 0,45
D. 0,65
- Câu 5 : Khi tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ thì con cháu:
A. sinh trưởng phát triển chậm.
B. có năng suất giảm, nhiều cây bị chết.
C. chống chịu kém.
D. cả 3 câu A. B và C.
- Câu 6 : Ưu thế lai giảm dần qua các thế hệ vì ở các thế hệ sau:
A. tỉ lệ thể đồng hợp và thể dị hợp đều tăng dần.
B. tỉ lệ thể đồng hợp giảm dần, tỉ lệ thể dị hợp tăng dần.
C. tỉ lệ thể đồng hợp tăng dần, tỉ lệ thể di hợp giảm dần.
D. tỉ lệ thể đồng hợp và thể dị hợp đều giảm dần.
- Câu 7 : Nếu ở thế hệ xuất phát: 0,64 BB + 0,32 Bb + 0,04 bb = 1, thì tần số:
A. B = 0,50, b = 0,50.
B. B = 0,80, b = 0,20.
C. B = 0,20, b = 0,80.
D. B = 0,25, b = 0,75.
- Câu 8 : Đối với những cây giao phấn, khi tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ thấy xuất hiện hiện tượng:
A. Chống chịu kém.
B. Sinh trưởng, phát triển chậm.
C. Năng suất giảm, nhiều cây chết.
D. Cả 3 câu A, B và C.
- Câu 9 : Hiện tượng nào dưới đây có thể không phải là do giao phối gần?
A. Tạo giống mới có năng suất cao.
B. Thoái hoá giống.
C. Kiểu gen đồng hợp tăng, dị hợp giảm.
D. Tạo ra dòng thuần.
- Câu 10 : Đặc điểm nào của quần thể ngẫu phối?
A. Không có quan hệ đực cái.
B. Chỉ có quan hệ tự vệ, kiếm ăn.
C. Quần thể có tính đa hình.
D. Cả 3 câu A, B và C.
- Câu 11 : Định luật Hacđi-Vanbec về sự ổn định của các alen ở mỗi lôcút trong quần thể phối được biểu thị dưới dạng toán học như thế nào?
A. H = 2pq
B. (p+q) (p-q) = p2 q2
C. (p + q)2 = 1
D. (p2 + 2pq ) = 1
- Câu 12 : Điều kiện nghiệm đúng định luật Hacđi-Vanbec là:
A. không có đột biến gen thành các gen không alen khác
B. không có chọn lọc tự nhiên, quần thể đủ lớn để có ngẫu phối.
C. không có sự du nhập của các gen lạ vào quần thể.
D. tất cả các điều kiện trên.
- Câu 13 : Trong một cộng đồng người Bắc Âu có 64% người có da bình thường, biết rằng tính trạng da bình thường là trội so với tính da bạch tạng, gen qui định tính trạng nằm trên NST thường và cộng đồng có sự cân bằng về thành phần kiểu gen. Tần số người bình thường có kiểu gen dị hợp là bao nhiêu?
A. 0,36
B. 0,48
C. 0,24
D. 0,12
- Câu 14 : Ở một vài quần thể cỏ, khả năng mọc trên đất nhiễm kim loại nặng như nicken được qui định bởi gen trội R. Trong một quần thể có sự cân bằng về thành phần kiểu gen, có 51% hạt có thể nảy mầm trên đất nhiễm kim loại nặng. Tần số tương đối của các alen R và r là bao nhiêu?
A. p = 0,7, q = 0,3
B. p = 0,3, q = 0,7
C. p = 0,2, q = 0,8
D. p = 0,8, q= 0,2
- Câu 15 : Tại sao quần thể giao phối được xem là đơn vị tồn tại của loài trong tự nhiên?
A. Vì quần thể có tính di truyền ổn định.
B. Trong quần thể có mối quan hệ sinh sản giữa các cá thể.
C. Quần thể có tính đa dạng.
D. Quần thể bao gồm các dòng thuần.
- Câu 16 : Định luật Hacđi-Vanbec có ý nghĩa gì?
A. Giải thích được sự ổn định qua thời gian của những quần thể tự nhiên.
B. Biết được tần số các alen có thể xác định được tần số kiểu gen và kiểu hình trong quần thể.
C. Từ tỉ lệ kiểu hình trong quần thể có thể suy ra tần số tương đối của các alen.
D. Cả 3 câu A, B và C.
- Câu 17 : Mặt hạn chế của định luật Hacđi-Vanbec là:
A. đột biến và chọn lọc thường xuyên xảy ra.
B. sức sống của thể đồng hợp và dị hợp trong thực tế khác nhau.
C. các biến động di truyền có thể xảy ra.
D. tất cả 3 câu A, B và C.
- Câu 18 : Trong quần thể ngẫu phối, từ tỉ lệ phân bố các kiểu hình có thể suy ra:
A. tỉ lệ các kiểu gen tương ứng.
B. tần số tương đối của các alen.
C. cấu trúc di truyền của quần thể.
D. cả 3 câu A, B và C.
- Câu 19 : Tần số tương đối của một alen được tính bằng:
A. tỉ lệ phần trăm các kiểu hình của alen đó trong quần thể.
B. tỉ lệ phần trăm các kiểu gen của alen đó trong quần thể.
C. tỉ lệ phần trăm số giao tử của alen đó trong quần thể.
D. tổng tần số tỉ lệ phần trăm các alen của cùng một gen.
- Câu 20 : Giả sử một gen có 2 alen A và a. Gọi p là tần số alen A, q là tần số alen A. Sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử sẽ tạo ra thế hệ tiếp sau với thành phần kiểu gen:
A. pAA, qaa
B. p2 AA; q2 aa
C. p2 AA; 2pqAa;q2 aa
D. pqAa
- Câu 21 : Định luật Hacđi-Vanbec phản ánh:
A. sự mất ổn định của tần số các alen trong quần thể.
B. sự ổn định của tần số tương đối các kiểu hình trong quần thể.
C. sự cân bằng thành phần kiểu gen trong quần thể ngẫu phối.
D. trạng thái động của quần thể.
- Câu 22 : Trong một quần thể ngẫu phối có tỉ lệ phân bố các kiểu gen ở thế hệ xuất phát là 0,36AA + 0,48Aa + 0,16 aa = 1. Tần số tương đối của các alen A: a là:
A. A: a = 0,36: 0,64
B. A: a = 0,64: 0,36
C. A: a = 0,6: 0,4
D. A: a = 0,75: 0,25
- Câu 23 : Trong một quần thể giao phối ngẫu nhiên có hai gen alen D và d, tần số tương đối của alen d là 0,2, cấu trúc di truyền của quần thể này là:
A. 0,25DD + 0,50Dd + 0,25dd
B. 0,04DD + 0,32Dd + 0,64d
C. 0,64DD + 0,32Dd + 0,04dd
D. 0,32DD + 0,64Dd + 0,04dd
- Câu 24 : Cấu trúc di truyền của một quần thể thực vật tự thụ như sau: 0,5AA: 0,5aa. Giả sử quá trình đột biến và chọn lọc không đáng kể thì thành phần kiểu gen của quần thể sau 4 thế hệ là:
A. 25%AA: 50% Aa: 25%aa
B. 50%AA: 50%Aa
C. 50%AA:50%aa
D. 25%AA:50%aa: 25% Aa
- Câu 25 : Theo nội dung của định luật Hacđi - Vanbec, yếu tố nào sau đây có khuynh hướng duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác?
A. Tần số tương đối của các kiểu gen trong quần thể.
B. Tần số tương đối của các alen ở mỗi gen.
C. Tần số tương đối của các kiểu hình trong quần thể.
D. Tần số tương đối của các gen trong quần thể.
- Câu 26 : Trong một quần thể ngẫu phối, một gen có 3 alen sẽ tạo ra số loại kiểu gen trong các cá thể lưỡng bội của quần thể là:
A. 3 loại kiểu gen.
B. 4 loại kiểu gen.
C. 5 loại kiểu gen.
D. 6 loại kiểu gen.
- Câu 27 : Trong một quần thể ngẫu phối, nhờ định luật Hacđi - Vanbec, khi biết tần số tương đối của các alen ta có thể dự đoán được:
A. tỉ lệ các loại kiểu gen và kiểu hình trong quần thể.
B. khả năng biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
C. khả năng biến đổi thành phần kiểu hình của quần thể.
D. khả năng xuất hiện một loại đột biến mới trong tương lai.
- Câu 28 : Trong một quần thể ngẫu phối, xét 1 gen có 2 alen A và a. Gọi p tần số tương đối của alen A, q là tần số của alen a. Thành phần kiểu gen của quần thể này là:
A. pAA : pqAa : qaa.
B. p2 AA : pqAa : q2 aa.
C. p2 AA : 2pqAa : q2 aa.
D. pAA : (p+q)Aa : qaa.
- Câu 29 : Nội dung nào dưới đây không phải là điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi Van bec?
A. Không xảy ra quá trình đột biến.
B. Không có áp lực của CLTN.
C. Không có hiện tượng di nhập gen.
D. Tần số tương đối của các alen không thay đổi qua các thế hệ ngẫu phối.
- Câu 30 : Cho biết các quần thể đều ở trạng thái cân bằng di truyền. Quần thể nào dưới đây có tỉ lệ kiểu gen dị hợp(Aa) lớn nhất?
A. Quần thể 1: A = 0,8; a = 0,2.
B. Quần thể 2: A = 0,7; a = 0,3.
C. Quần thể 3: A = 0,6; a = 0,4.
D. Quần thể 4: A = 0,5; a = 0,5.
- Câu 31 : Quá trình nào dưới đây không làm thay đổi tần số tương đối của các alen của mỗi gen trong quần thể?
A. Quá trình đột biến.
B. Quá trình ngẫu phối.
C. Quá trình CLTN.
D. Sự di nhập gen.
- Câu 32 : Trong điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi- Vanbec, quần thể có thành phần kiểu gen nào sau đây sẽ không thay đổi cấu trúc di truyền khi thực hiện ngẫu phối?
A. 0,2 AA : 0,6 Aa : 0,2 aa.
B. 0,09 AA : 0,55 Aa : 0,36 aa.
C. 0,04 AA : 0,32 Aa : 0,64 aa.
D. 0,36 AA : 0,38 Aa : 0,36 aa.
- Câu 33 : Xét một quần thể sinh vật ở trạng thái cân bằng di truyền có tỉ lệ giao tử mang alen A bằng 2/3 tỉ lệ giao tử mang alen a, thành phần kiểu gen của quần thể đó là:
A. 0,25 AA : 0,5 Aa ; 0,25 aa.
B. 0,16 AA : 0,48 Aa : 0, 36 aa.
C. 0,4 AA ; 0,51 Aa : 0,09 aa.
D. 0,04 AA : 0,87 Aa : 0,09 aa
- Câu 34 : Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội so với alen a quy định thân đen. Xét một quần thể ruồi giấm ở trạng thái cân bằng Hacđi- Vanbec có tỉ lệ kiểu hình thân xám chiếm 64%, tần số tương đối của A/a trong quần thể là:
A. 0,64/ 0,36.
B. 0,4/ 0,6.
C. 0,6/ 0,4.
D. 0,36/ 0,64
- Câu 35 : Giả sử tần số tương đối của A/a trong một quần thể ruồi giấm là 0,7/0,3, thành phần kiểu gen của quần thể sau một thế hệ ngẫu phối là:
A. 0,14 AA : 0,26 Aa : 0,6 aa.
B. 0,49AA : 0,21 Aa : 0,09 aa.
C. 0,49 AA : 0,42 Aa : 0,09 aa.
D. 0,09 AA : 0,21 Aa : 0,49 aa.
- Câu 36 : Ở một loài thực vật, màu sắc hoa do 1 gen gồm 2 alen A và a quy định. Xét 1 quần thể có tần số tương đối A/a là 0,8/0,2, tỉ lệ kiểu hình của quần thể sau 1 thế hệ ngẫu phối có thể là:
A. 3 : 1.
B. 4 : 1.
C. 24 : 1.
D. 1 : 2 : 1.
- Câu 37 : Xét 1 quần thể côn trùng có thành phần kiểu gen là 0,45 AA : 0,3 Aa : 0,25 aa. Sau một thế hệ ngẫu phối, thành phần kiểu gen của quần thể sẽ là:
A. 0,45 AA : 0,3 Aa ; 0,25 aa.
B. 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa.
C. 0,25 AA : 0,5 Aa : 0, 25 aa.
D. 0,525 AA : 0,15 Aa : 0,325 aa.
- Câu 38 : Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội so với alen a quy định thân đen. Một quần thể ruồi giấm ở trạng thái cân bằng di truyền có tổng số 20.000 cá thể trong đó có 1.800 cá thể có kiểu hình thân đen. Tần số tương đối của alen A/a trong quần thể là:
A. 0,9 : 0,1.
B. 0,8 : 0,2.
C. 0,7 : 0,3.
D. 0,6 : 0,4.
- Câu 39 : Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội so với alen a quy định thân đen. Một quần thể ruồi giấm có cấu trúc di truyền là 0,2 AA : 0,3 Aa : 0,5 aa. Nếu loại bỏ các cá thể có kiểu hình thân đen thì quần thể còn lại có tần số tương đối của alen A/a là:
A. 0,3/ 0,7.
B. 0,4/ 0,6.
C. 0,7/ 0,3.
D. 0,85/ 0,15.
- Câu 40 : Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội so với alen a quy định thân đen. Một quần thể ruồi giấm có cấu trúc di truyền là 0,1 AA : 0,4 Aa : 0,5 aa. Loại bỏ các cá thể có kiểu hình thân đen rồi cho các cá thể còn lại thực hiện ngẫu phối thì thành phần kiểu gen của quần thể sau ngẫu phối là:
A. 0,09 AA : 0,12 Aa : 0,04 aa.
B. 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa.
C. 0,09 AA : 0,87 Aa : 0,04 aa.
D. 0,2 AA : 0,2 Aa : 0,1 aa.
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen