Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 13 (có đáp án): Chính sách...
- Câu 1 : Nền văn hoá tiên tiến là nền văn hoá thể hiện
A. tinh thần yêu nước
B. tiến bộ gắn với yêu nước
C. tinh thần đại đoàn kết
D. tiến bộ gắn với đại đoàn kết
- Câu 2 : Nội dung nào sau đây nói về phương hướng của văn hoá?
A. Nâng cao hiểu biết và mức hưởng thụ văn hoá
B. Xây dựng nền văn hoá tiên tiến
C. Xây dựng nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc
D. Nâng cao đời sống tinh thần cho người dân
- Câu 3 : Em hãy giúp M chỉ ra trong các hoạt động sau, đâu là hoạt động khoa học, công nghệ?
A. Đầu tư kinh phí cho việc nghiên cứu đề tài xử lí rác thải
B. Mở rộng mạng lưới thư viện các trường học
C. Khuyến khích tổ chức các ngày lễ hội truyền thống
D. Tham gia các hội khuyến học ở các cấp xã, huyện, tỉnh
- Câu 4 : Chính sách cộng điểm ưu tiên hiện nay đã giúp rất nhiều học sinh vùng khó khăn được học đại học nhưng nó cũng lấy đi cơ hội của những bạn học sinh vùng thuận lợi, thi vào các trường tốp trên. Theo em, việc cộng điểm ưu tiên theo quy chế thi THPT Quốc gia hiện nay là
A. không phù hợp vì điểm cộng ưu tiên quá nhiều, gây bức xúc cho học sinh ở vùng thuận lợi
B. không phù hợp vì những bạn điểm thi thấp nhờ ưu tiên vẫn đậu vào trường tốp trên
C. phù hợp vỉ góp phần giúp đỡ học sinh ở vùng sâu vùng xa được học đại học để nâng cao trình độ
D. phù hợp vì học sinh ở vùng sâu vùng xa có lực học yếu
- Câu 5 : Do lực học trung bình nên H muốn học nghề sau khi thi THPT Quốc gia. Theo em, việc làm này của H là
A. phù hợp với năng lực và định hướng nghề nghiệp
B. phông phù hợp vì cần học đại học để nâng cao trình độ
C. không phù hợp vì muốn xin được việc làm phải có trình độ đại học
D. phù hợp vì có học đại học ở những trường tốp dưới thì ra trường cũng thất nghiệp
- Câu 6 : Thấy G cúi chào giáo viên không dạy mình nên H cho rằng đó là điều không cần thiết. Việc làm của G là
A. đồng ý vớỉ ý kiến của H
B. là phù hợp vì để “lấy lòng” giáo viên
C. là phù hợp vì không chào thì ngại
D. phù hợp với các chuẩn mực văn hoá tốt đẹp của dân tộc
- Câu 7 : Trong lúc ăn sáng tại căntin của trường, U vứt giấy lau vương vãi khắp nền nhà dù có sọt rác nên K nhắc nhở U bỏ rác đúng nơi quy định. Theo em
A. vứt rác xuống nền nhà cũng được vì không ai cấm
B. vứt rác xuống nền nhà cũng được vì chủ quán sẽ dọn
C. nên bỏ rác đúng nơi quy định để thể hiện là người có văn hoá, có trách nhiệm
D. vứt rác ở đâu cũng được vì đó là căntin chứ không phải lớp học
- Câu 8 : Vì thần tượng một nam ca sĩ nên H (học lớp 11) đã nhuộm tóc đỏ và ăn mặc giống với ca sĩ thần tượng. Việc làm này của H là
A. nên làm để khẳng định cá tính bản thân
B. nên làm để khẳng định đẳng cấp thời thượng của mình
C. không nên vì sẽ tốn kém tiền của
D. không nên vì không phù hợp với lứa tuổi học sinh
- Câu 9 : Gia đình bạn A thuộc hộ nghèo, do vậy bạn A đi học được nhà nước miễn đóng học phí. Điều này thể hiện phương hướng cơ bản nào của giáo dục và đào tạo?
A. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục
B. Xã hội hoá sự nghiệp giáo dục
C. Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo
D. Mở rộng quy mô giáo dục và đào tạo
- Câu 10 : Các bạn học sinh trường THPT A tham gia tích cực cuộc thi sáng tạo khoa học kĩ thuật cấp tỉnh. Việc làm đó thể hiện trách nhiệm nào của công dân đối với chính sách khoa học và công nghệ?
A. Tham gia nhiệt tình hoạt động phong trào
B. Chiếm lĩnh kiến thức khoa học kĩ thuật
C. Nâng cao trình độ học vấn
D. Tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại
- Câu 11 : Học sinh Trường Phổ thông Bân tộc nội trú tỉnh X mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình vào thứ 2 hàng tuần là thể hiện trách nhiệm của công dân đối với chính sách nào sau đây?
A. Giáo dục và đào tạo
B. Khoa học và công nghệ
C. Văn hoá
D. Dân tộc
- Câu 12 : Bà A ốm nặng, gia đình đã mời thầy cúng đến để chữa bệnh cho bà. Việc làm trên đã thể hiện
A. phát huy bản sắc dân tộc
B. phong tục, tập quán của địa phương
C. mê tín dị đoan
D. kế thừa truyền thống của dân tộc
- Câu 13 : Vào mỗi Tết Trung thu, Trường THPT Y lại tồ chức “Vui hội trăng rằm” cho học sinh bán trú. Điều đó thể hiện phương hướng nào dưới đây của chính sách văn hoá?
A. Nâng cao mức hưởng thụ văn hoá
B. Tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại
C. Kế thừa những truyền thống của dân tộc
D. Phát huy phong tục tập quán của địa phương
- Câu 14 : Nhà bạn B rất nghèo, cha mẹ làm mướn, nhưng bạn B rất ham học, có tài năng về Toán được đi thi học sinh giỏi quốc gia. Bạn B xin gia đình đi thi, nhưng cha mẹ không đồng ý vì sợ không đạt giải. Nếu là bạn của B em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Khuyên bạn B xin cha mẹ cho đi thi vì được đi thi là sự cố gắng lớn của B
B. Khuyên bạn B nghe theo cha mẹ nên từ bỏ ý định đi thi
C. Khuyên bạn B đưa chuyện này lên facebook tìm lời khuyên
D. Khuyên bạn B bỏ học để gây áp lực buộc cha mẹ phải cho đi thi
- Câu 15 : T đã 7 tuổi, dù bị liệt hai chân nhưng em rất muốn được đi học. Mẹ T cho rằng em đi học cũng không ích gì và cũng chẳng có trường nào nhận. Nếu em là người thân của T em sẽ làm gì dưới đây?
A. Đồng tình với ý kiến của mẹ T
B. Không quan tâm với việc của T
C. Lặng lẽ dạy T học không cho mẹ biết
D. Phân tích cho mẹ hiểu và tìm cách giúp T đi học
- Câu 16 : Là học sinh lóp 11 nhưng K thường xuyên nghỉ học, bỏ tiết đi chơi điện tử. Nếu là bạn của K, em sẽ lựa chọn phương án nào sau đây để khuyên bạn K?
A. Không can thiệp vì đó là việc riêng của K
B. Nói xấu K trên facebook
C. Báo cho giáo viên chủ nhiệm để hạ hạnh kiểm của K
D. Gặp nói chuyện và khuyên K nên tập trung học tập
- Câu 17 : H luôn tỏ ra mình là người sành điệu nên thường mặc những bộ đồ hàng hiệu không phù hợp với tác phong học sinh khi đến trường. Nếu là bạn của H em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây để khuyên H?
A. Mặc kệ, không quan tâm
B. Nói với GVCN để phạt H
C. Khuyên H nên chọn trang phục phù hợp
D. Khuyến khích H tiếp tục sử dụng các trang phục đó
- Câu 18 : Bạn M là người dân tộc Kinh thường chế nhạo, chê bai thức ăn và một số phong tục của các bạn người dân tộc thiểu số cùng lớp. Nếu em là bạn của M, em chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Khuyên M đừng nói trước mặt các bạn học sinh dân tộc thiểu số
B. Khuyên M tôn trọng truyền thống văn hoá của người khác
C. Tỏ thái độ thờ ơ, không quan tâm, mặc kệ việc làm của M
D. Không chơi và kêu gọi bạn bè tẩy chay M
- Câu 19 : Sau khi xem thông tin về bất cóc trẻ em không rõ nguồn trên facebook, M rất lo lắng vì nhà mình cũng có em trai 4 tuổi. M đã chia sẻ cho H. H lại chia sẻ cho G. G chia sẻ cho U. U đọc nhưng không bình luận, không chia sẻ cho ai. Trong trường hợp này việc làm của những ai là không nên?
A. Bạn M và U
B. Bạn M, H và G
C. Bạn M, H và U
D. Bạn H, G và U
- Câu 20 : Do học lực yếu nên H được S thường xuyên giúp đỡ trong học tập. O không giúp H còn nói xấu S có động cơ riêng khi giúp H. Bất bình với hành vi của O, F đã đánh O. L thấy vậy can F và O rồi trình bày sự việc với giáo viên chủ nhiệm. Trong trường hợp này, việc làm của những ai là cần thiết?
A. Bạn S
B. Bạn S và F
C. Bạn S và L
D. Bạn S, O và L
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 1 Công dân với sự phát triển kinh tế
- - Trắc nghiệm Bài 2 Hàng hoá - Tiền tệ - Thị trường - GDCD 11
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 4 Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 3 Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hoá
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 5 Cung - Cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 6 Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 7 Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường quản lí kinh tế của Nhà nước
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Ôn tập Công dân với kinh tế
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 9 Nhà nước xã hội chủ nghĩa
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 10 Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa