Bài tập Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàn...
- Câu 1 : Do sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất, kinh doanh là một trong những
A. nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.
B. tính chất của cạnh tranh.
C. nguyên nhân của sự giàu nghèo.
D. nguyên nhân của sự ra đời hàng hoá.
- Câu 2 : Người sản xuất, kinh doanh cố giành lấy các điều kiện thuận lợi, tránh được những rủi ro, bất lợi trong sản xuất và lưu thông hàng hoá, dịch vụ là một trong những
A. nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.
B. tính chất của cạnh tranh.
C. nguyên nhân của sự giàu nghèo.
D. nguyên nhân của sự ra đời hàng hoá.
- Câu 3 : Khái niệm cạnh tranh xuất hiện từ
A. khi xã hội loài người xuất hiện.
B. khi con người biết lao động.
C. khi sản xuất và lưu thông hàng hoá xuất hiện.
D. khi ngôn ngữ xuất hiện.
- Câu 4 : Cạnh tranh có vai trò nào sau đây trong sản xuất và lưu thông hàng hoá?
A. Một đòn bẩy kinh tế.
B. Cơ sở của sản xuất và lưu thông hàng hoá.
C. Một động lực kinh tế.
D. Nền tảng của sản xuất và lưu thông hàng hoá.
- Câu 5 : Cạnh tranh xuất hiện khi
A. sản xuất hàng hóa xuất hiện.
B. lưu thông hàng hóa xuất hiện.
C. sản xuất và lưu thông hàng hóa xuất hiện.
D. quy luật giá trị xuất hiện.
- Câu 6 : Cạnh tranh kinh tế ra đời trong
A. nền sản xuất tự cấp tự túc.
B. nền sản xuất hàng hoá.
C. nền sản xuất tự nhiên.
D. mọi thời đại kinh tế.
- Câu 7 : Mục đích cuối cùng của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá là nhằm giành lấy
A. lợi nhuận.
B. nguồn nhiên liệu.
C. ưu thế về khoa học và công nghệ.
D. thị trường tiêu thụ.
- Câu 8 : Đối với quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá, cạnh tranh lành mạnh được xem là
A. nhân tố cơ bản.
B. động lực kinh tế.
C. hiện tượng tất yếu.
D. cơ sở quan trọng.
- Câu 9 : Việc giành lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác là nội dung của
A. tính chất của cạnh tranh
B. mục đích của cạnh tranh.
C. quy luật của cạnh tranh.
D. chủ thể của cạnh tranh.
- Câu 10 : Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất, kinh doanh, có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau là nội dung của
A. khái niệm cạnh tranh.
B. nguyên nhân cạnh tranh.
C. mục đích cạnh tranh.
D. tính hai mặt của cạnh tranh.
- Câu 11 : Nội dung nào dưới đây là nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh?
A. Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập.
B. Sự tồn tại một chủ sở hữu với tư cách là đơn vị kinh tế độc lập.
C. Sự tồn tại của một số chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập.
D. Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những chủ thể cạnh tranh.
- Câu 12 : Để hạn chế mặt tiêu cực của cạnh tranh, nhà nước cần
A. ban hành các chính sách xã hội.
B. giáo dục, răn đe, thuyết phục.
C. ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật.
D. giáo dục, pháp luật và các chính sách kinh tế xã hội.
- Câu 13 : Hành vi giành. giật khách hàng đầu cơ tích trữ gây rối loạn kinh tế chính là mặt hạn chế của
A. sản xuất hàng hoá.
B. cạnh tranh.
C. lưu thông hàng hoá.
D. thị trường.
- Câu 14 : Để giành giật khách hàng và lợi nhuận, một số người không từ những thủ đoạn phi pháp bất lương là thể hiện nội dung nào dưới đây?
A. Nguyên nhân của cạnh tranh.
B. Mặt tích cực của cạnh tranh.
C. Mặt hạn chế của cạnh tranh.
D. Mục đích của cạnh tranh.
- Câu 15 : Kích thích lực lượng sản xuất, khoa học kĩ thuật phát triển và năng suất lao động xã hội tăng lên là biểu hiện của nội dung nào dưới đây?
A. Nguyên nhân của cạnh tranh.
B. Mặt tích cực của cạnh tranh.
C. Mặt hạn chế của cạnh tranh.
D. Mục đích của cạnh tranh.
- Câu 16 : Trong sản xuất và lưu thông hàng hoá cạnh tranh dùng để gọi tắt cho cụm từ nào sau đây?
A. Cạnh tranh kinh tế.
B. Cạnh tranh chính trị.
C. Cạnh tranh văn hoá.
D. Cạnh tranh sản xuất.
- Câu 17 : Cạnh tranh sẽ kích thích lực lượng sản xuất, khoa học - kĩ thuật phát triển, năng suất lao động tăng lên là thể hiện
A. mặt tích cực của cạnh tranh.
B. mặt tiêu cực của cạnh tranh.
C. ý nghĩa của cạnh tranh.
D. nội dung của cạnh tranh.
- Câu 18 : Cạnh tranh sẽ khai thác tối đa mọi nguồn lực vào đầu tư xây dựng phát triển kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là
A. mặt tích cực của cạnh tranh.
B. mặt tiêu cực của cạnh tranh.
C. mặt hạn chế của cạnh tranh.
D. nội dung của cạnh tranh.
- Câu 19 : Nội dung nào sau đây được xem là mặt hạn chế của cạnh tranh?
A. Làm cho môi trường bị suy thoái.
B. Khai thác tối đa mọi nguồn lực.
C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
D. Kích thích sức sản xuất.
- Câu 20 : Trong các nguyên nhân sau, đâu là một trong những nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh?
A. Sự hấp dẫn của lợi nhuận.
B. Sự khác nhau về tiền vốn ban đầu.
C. Chi phí sản xuất khác nhau.
D. Điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau.
- Câu 21 : Trong sản xuất và lưu thông hàng hoá, “cạnh tranh” được dùng để gọi tắt của cụm từ nào sau đây?
A. Cạnh tranh sản xuất.
B. Cạnh tranh lưu thông.
C. Cạnh tranh giá cả.
D. Cạnh tranh kinh tế.
- Câu 22 : Nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu nhiều lợi nhuận là
A. mục đích của cạnh tranh.
B. ý nghĩa của cạnh tranh.
C. nguyên tắc của cạnh tranh.
D. nội dung của cạnh tranh.
- Câu 23 : Hành vi nào sau đây là biểu hiện của sự cạnh tranh không lành mạnh?
A. Khuyến mãi để thu hút khách hàng.
B. Hạ giá thành sản phẩm.
C. Đầu cơ tích trữ để nâng giá cao.
D. Áp dụng khoa học - kĩ thuật tiên tiến trong sản xuất.
- Câu 24 : Trong các việc làm sau, việc làm nào được pháp luật cho phép trong cạnh tranh?
A. Đầu cơ tích trữ để nâng giá cao.
B. Khai báo không đúng mặt hàng kinh doanh.
C. Bỏ nhiều vốn để đầu tư sản xuất.
D. Bỏ qua yếu tố môi trường trong quá trình sản xuất.
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 1 Công dân với sự phát triển kinh tế
- - Trắc nghiệm Bài 2 Hàng hoá - Tiền tệ - Thị trường - GDCD 11
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 4 Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 3 Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hoá
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 5 Cung - Cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 6 Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 7 Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường quản lí kinh tế của Nhà nước
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Ôn tập Công dân với kinh tế
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 9 Nhà nước xã hội chủ nghĩa
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 10 Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa