Đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Sinh học năm 2019 - Đề...
- Câu 1 : Hóa thạch là:
A. Là sự vùi lấp xác của sinh vật trong các lớp đất đá
B. Là sự tồn tại của sinh vật sống từ các thời đại trước đến ngày nay
C. Là di tích của sinh vật sống trong các thời đại trước, để lại trong các lớp đất đá
D. Là sự hóa đá của sinh vật
- Câu 2 : Thành phần kiểu gen của một quần thể có tính chất:
A. Đặc trưng và ổn định
B. Đa dạng, thích nghi và ổn định
C. Đa dạng và thích nghi
D. Đặc trưng nhưng không ổn định
- Câu 3 : Con người là một nhân tố sinh thái đặc biệt. Có thể xếp con người vào nhóm nhân tố nào sau đây?
A. Nhóm nhân tố vô sinh
B. Nhóm nhân tố hữu sinh
C. Thuộc cả nhóm nhân tố hữu sinh và nhóm nhân tố vô sinh
D. Không thuộc nhóm nhân tố vô sinh và nhóm nhân tố hữu sinh
- Câu 4 : Đặc điểm thích hợp làm giảm mất nhiệt của cơ thể voi sống ở vùng ôn đới so với voi sống ở vùng nhiệt đới là
A. Ra mồ hôi
B. Có đôi tai dài và lớn
C. Cơ thể có lớp mỡ dày bao bọc
D. Kích thước cơ thể nhỏ
- Câu 5 : Đặc điểm nào dưới đây không có ở cây ưa bóng?
A. Mọc dưới bóng của cây khác
B. Lá nằm ngang
C. Phiến lá dày, mô giậu phát triển
D. Thu được nhiều tia sáng tán xạ
- Câu 6 : Khi nói về mật độ cá thể của quần thể, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Mật độ cá thể của quần thể luôn cố định, không thay đổi theo thời gian và điều kiện sống của môi trường
B. Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường
C. Khi mật độ cá thể của quần thể giảm, thức ăn dồi dào thì sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài giảm
D. Khi mật độ cá thể của quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt
- Câu 7 : Sự phát sinh và phát triển của sự sống đã trải qua các giai đoạn tiến hóa sau:
A. Tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa sinh học
B. Tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa sinh học
C. Tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa hóa học
D. Tiến hóa lí học, tiến hóa hóa học, tiến hóa sinh học
- Câu 8 : Ý nghĩa của hoá thạch là
A. Bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới
B. Bằng chứng gián tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới
C. Xác định tuổi của hoá thạch có thể xác định tuổi của quả đất
D. Xác định tuổi của hoá thạch bằng đồng vị phóng xạ
- Câu 9 : Tiến hóa lớn là:
A. Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi ở môi trường sống mới
B. Là quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài như chi, họ, bộ, lớp, ngành, giới
C. Là quá trình chọn lọc, diễn ra trong toàn bộ sinh giới
D. Quá trình hình loài mới khác với loài ban đầu
- Câu 10 : Giới hạn sinh thái là:
A. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một số nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được
B. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian
C. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật vẫn tồn tại được
D. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhiều nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được
- Câu 11 : Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh?
A. Sinh vật kí sinh - sinh vật chủ
B. Nhiệt độ môi trường
C. Sinh vật này ăn sinh vật khác
D. Quan hệ cộng sinh
- Câu 12 : Phân bố theo nhóm các cá thể của quần thể trong không gian có ý nghĩa là:
A. Các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường
B. thường gặp khi điều kiện sống của môi trường phân bố đồng đều trong môi trường, nhưng ít gặp trong thực tế
C. thường không được biểu hiện ở những sinh vật có lối sống bầy, đàn; có hậu quả làm giảm khả năng đấu tranh sinh tồn của các cá thể trong quần thể
D. xảy ra khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể, thường xuất hiện sau giai đoạn sinh sản
- Câu 13 : Một QT với cấu trúc 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, sinh sản và sau sinh sản sẽ bị diệt vong khi mất đi:
A. nhóm đang sinh sản và nhóm sau sinh sản
B. nhóm đang sinh sản
C. nhóm trước sinh sản và nhóm đang sinh sản
D. nhóm trước sinh sản
- Câu 14 : Trong các ví dụ sau, có bao nhiêu ví dụ về sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì?Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng bị giảm mạnh do cháy rừng.
Chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào thời gian thu hoạch lúa, ngô hằng năm.
Số lượng sâu hại lúa bị giảm mạnh khi người nông dân sử dụng thuốc trừ sâu hóa họcA. 2
B. 4
C. 3
D. 1
- Câu 15 : Nơi ở của các loài là:
A. địa điểm thích nghi của chúng
B. địa điểm cư trú của chúng
C. địa điểm sinh sản của chúng
D. địa điểm dinh dưỡng của chúng
- Câu 16 : Có bao nhiêu ví dụ sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử?- Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
A. 2
B. 4
C. 3
D. 1
- Câu 17 : Khoảng thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể tính từ lúc cá thể được sinh ra cho đến khi nó chết do già được gọi là:
A. tuổi sinh thái
B. tuổi trung bình
C. tuổi quần thể
D. tuổi sinh lý
- Câu 18 : Cá thể trong QT phân bố đồng đều khi:
A. Tập trung ở những nơi có điều kiện sống tốt
B. Điều kiện sống phân bố không đồng đều
C. Điều kiện sống phân bố đồng đều.
D. Điều kiện sống nghèo nàn
- Câu 19 : Nếu kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì
A. Sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể và khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường của quần thể giảm
B. Số lượng cá thể trong quần thể ít, cơ hội gặp nhau của các cá thể đực và cái tăng lên dẫn tới làm tăng tỉ lệ sinh sản, làm số lượng cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng
C. Mật độ cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng, làm cho sự cạnh tranh cùng loài diễn ra khốc liệt hơn
D. Sự cạnh tranh về nơi ở giữa các cá thể giảm nên số lượng cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng
- Câu 20 : Càng lên phía Bắc, kích thước các phần thò ra ngoài cơ thể của động vật càng thu nhỏ lại (tai, chi, đuôi, mỏ…). Ví dụ: tai thỏ Châu Âu và Liên Xô cũ, ngắn hơn tai thỏ Châu Phi. Hiện tượng trên phản ánh ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nào lên cơ thể sống của sinh vật?
A. Ánh sáng
B. Thức ăn
C. Kẻ thù
D. Nhiệt độ
- Câu 21 : Quá trình giao phối không có vai trò nào sau đây:I. Phát tán các đột biến.
II. Làm tăng xuất hiện các biến dị tổ hợp.
III. Làm cho vốn gen của quần thể trạng thái cân bằng.A. I, II
B. III,IV
C. II, III
D. III
- Câu 22 : Nội dung nào sau đây, không là điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi – Vanbec
A. Không chịu áp lực của chọn lọc
B. Số lượng cá thể lớn, giao phối tự do
C. Các loại giao tử, hợp tử đều có sự sống như nhau
D. Có sự di nhập gen
- Câu 23 : Theo Đac Uyn biến dị cá thể là loại biến dị:
A. Xuất hiện cá thể, ngẫu nhiên, vô hướng
B. Xuất hiện cá thể, định hướng, cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa
C. Xuất hiện đồng loạt, định hướng, ít có ý nghĩa
D. Xuất hiện đồng loạt, định hướng, cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc
- Câu 24 : Loài người hình thành vào kỉ
A. Jura
B. Tam điệp
C. Đệ tam
D. Đệ tứ
- Câu 25 : Tần số đột biến của một gen nào đó là 10- 6nghĩa là:
A. Cứ 106 tế bào sinh dục trong cơ thể, có 1 gen bị đột biến
B. Trong toàn bộ cơ thể có chứa 106 gen bị đột biến
C. Cứ 106 tế bào sinh dưỡng trong cơ thể, có 1 gen bị đột biến
D. Có \(\frac{1}{{{{10}^6}}}\) giao tử sinh ra mang đột biến
- Câu 26 : Căn cứ vào những biến đổi lớn về địa chất, khí hậu, và các hóa thạch điển hình, người ta chia lịch sử sự sống thành 5 đại, lần lượt là:
A. Nguyên sinh, Cổ sinh, Thái cổ, Trung sinh, Tân sinh
B. Tân sinh, Trung sinh, Cổ sinh, Nguyên sinh, Thái cổ
C. Thái cổ, Nguyên sinh, Cổ sinh, Trung sinh, Tân sinh
D. Thái cổ, Nguyên sinh, Trung sinh, Cổ sinh, Tân sinh
- Câu 27 : Phát biểu nào sau đây có nội dung sai:
A. Các hợp chất hữu cơ xuất hiện trong giai đoạn tiến hóa hóa học do kết hợp 4 loại nguyên tố C, H, O, N trong những điều kiện nhất định
B. Trong giai đoạn tiến hóa hóa học, chất hữu cơ có trước, sau đó mới xuất hiện các hợp chất vô cơ
C. Giai đoạn tiến hóa hóa học là giai đoạn phức tạp hóa các hợp chất của cacbon theo con đường hóa học
D. Các hợp chất vô cơ được hình thành trong điều kiện nhiệt độ cao, áp suất lớn và được cung cấp nguồn năng lượng
- Câu 28 : Cá chép có giới hạn nhiệt độ từ 20C - 440C.Cá rô phi có giới hạn nhiệt độ từ 5,60C - 420C. Điều nào sau đây là đúng?
A. Cá chép phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn nhiệt độ rộng hơn
B. Cá chép phân bố hẹp hơn cá rô phi vì có giới hạn nhiệt độ dưới thấp hơn
C. Cá rô phi phân bố rộng hơn vì có giới hạn nhiệt độ dưới cao hơn
D. Cá rô phi phân bố rộng hơn cá chép vì có giới hạn nhiệt hẹp hơn
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen