Trắc nghiệm Sinh 11 bài 17: Hô hấp ở động vật
- Câu 1 : Điều không đúng với hiệu quả trao đổi khí ở động vật là?
A. có sự lưu thông tạo ra sự cân bằng về nồng độ O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.
B. có sự lưu thông tạo ra sự chênh lệch về nồng độ O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí
C. bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt, giúp O2 và CO2 dễ dàng khuếch tán quá
D. bề mặt trao đổi khí rộng, có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp
- Câu 2 : Xét các loài sinh vật sau:
(1) tôm (2) cua (3) châu chấu
(4) trai (5) giun đất (6) ốc
Những loài nào hô hấp bằng mang ?(1) tôm (2) cua (3) châu chấu
A. (1), (2), (3) và (5)
B. (4) và (5)
C. (1), (2), (4) và (6)
D. (3), (4), (5) và (6)
- Câu 3 : Côn trùng hô hấp?
A. bằng hệ thống ống khí
B. bằng mang
C. bằng phổi
D. qua bề mặt cơ thể
- Câu 4 : Hô hấp ngoài là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí ở?
A. mang
B. bề mặt toàn cơ thể
C. phổi
D. các cơ quan hô hấp như phổi, da, mang,...
- Câu 5 : Điều không đúng với đặc điểm của giun đất thích ứng với sự trao đổi khí là?
A. tỉ lệ giữa thể tích cơ thể và diện tích bề mặt cơ thể khá lớn
B. da luôn ẩm giúp các khí dễ dàng khuếch tán qua
C. dưới da có nhiều mao mạch và có sắc tố hô hấp
D. tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể (s/v) khá lớn
- Câu 6 : Động vật đơn bào hay đa bào có tổ chức thấp (ruột khoang, giun tròn, giun dẹp) hô hấp?
A. bằng mang
B. bằng phổi
C. bằng hệ thống ống khí
D. qua bề mặt cơ thể
- Câu 7 : Điều không đúng với sự trao đổi khí qua da của giun đất là quá trình?
A. khuếch tán O2 và CO2 qua da do có sự chênh lệc về phân áp giữa O2 và CO2
B. chuyển hóa bên trong cơ thể luôn tiêu thụ O2 làm cho phân áp O2trong cơ thể luôn thấp hơn bên ngoài
C. chuyển hóa bên trong cơ thể luôn tạo ra CO2 làm cho phân áp CO2 bên trong tế bào luôn cao hơn bên ngoài
D. khuếch tán O2 và CO2 qua da do có sự cân bằng về phân áp O2 và CO2
- Câu 8 : Ở cá, khi thở ra thì miệng ngậm lại, nền khoang miệng?
A. nâng lên, diềm nắp mang mở ra
B. nâng lên, diềm nắp mang đóng lại
C. hạ xuống, diềm nắp mang mở ra
D. hạ xuống, diềm nắp mang đóng lại
- Câu 9 : Lưỡng cư sống được ở nước và cạn vì?
A. nguồn thức ăn ở hai môi trường đều phong phú
B. hô hấp bằng da và bằng phổi
C. da luôn khô
D. hô hấp bằng phổi
- Câu 10 : Ở côn trùng, sự thông khí trong các ống khí thực hiện nhờ?
A. sự co giãn của phần bụng
B. sự di chuyển của chân
C. sự co giãn của hệ tiêu hóa
D. sự co giãn của phần đầu
- Câu 11 : Ở cá, nước chảy từ miệng qua mang theo một chiều vì?
A. quá trình thở ra và vào diễn ra đều đặn
B. miệng và diềm nắp mang đóng mở nhịp nhàng
C. diềm nắp mang chỉ mở một chiều
D. cá bơi ngược dòng nước
- Câu 12 : Điểm khác nhau về cấu tạo phổi của chim so với động vật trên cạn khác là?
A. phế quản phân nhánh nhiều
B. có nhiều phế nang
C. khí quản dài
D. có nhiều ống khí
- Câu 13 : Sự lưu thông khí trong các ống khí của chim được thực hiện nhờ sự?
A. vận động của đầu
B. vận động của cổ
C. co dãn của túi khí
D. di chuyển của chân
- Câu 14 : Phổi của thú có hiệu quả trao đổi khí ưu thế hơn ở phổi của bò sát và lưỡng cư vì phổi thú có?
A. cấu trúc phức tạp hơn
B. kích thước lớn hơn
C. khối lượng lớn hơn
D. rất nhiều phế nang, diện tích bề mặt trao đổi khí lớn
- Câu 15 : Ở bò sát, chim và thú, sự thông khí ở phổi chủ yếu nhờ?
A. sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng
B. các cơ hô hấp co dãn làm thay đổi thể tích khoang bụng và lồng ngực
C. sự vận động của các chi
D. sự vận động của toàn bộ hệ cơ
- Câu 16 : Ở lưỡng cư, sự thông khí ở phổi nhờ?
A. sự vận động của toàn bộ hệ cơ
B. sự vận động của các chi
C. các cơ hô hấp co dãn làm thay đổi thể tích lồng ngực hoặc khoang bụng
D. sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng
- Câu 17 : Cá lên cạn sẽ bị chết trong thời gian ngắn vì?
A. diện tích trao đổi khí còn rất nhỏ và mang bị khô nên cá không hô hấp được
B. độ ẩm trên cạn thấp
C. không hấp thu được O2 của không khí
D. nhiệt độ trên cạn cao
- Câu 18 : Cá xương có thể lấy được hơn 80% lượng O2 của nước đi qua mang vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch?
A. song song với dòng nước
B. song song, cùng chiều với dòng nước
D. song song, ngược chiều với dòng nước
- Câu 19 : Động vật có phổi không hô hấp được dưới nước vì?
A. nước tràn vào đường dẫn khí, cản trở lưu thông khí nên không hô hấp được
B. phổi không hấp thu được O2 trong nước
C. phổi không thải được CO2 trong nước
D. cấu tạo phổi không phù hợp với việc hô hấp trong nước
- Câu 20 : Vì sao ở cá, mang có diện tích trao đổi khí lớn?
(1) mang có nhiều cung mang
(2) mỗi cung mang có nhiều phiến mang
(3) mang có khả năng mở rộng
(4) mang có kích thước lớn
Phương án trả lời đúng là:A. (1) và (2)
B. (1) và (4)
C. (2) và (4)
D. (2) và (3)
- Câu 21 : Trong các đặc điểm sau về bề mặt trao đổi khí
(1) diện tích bề mặt lớn
(2) mỏng và luôn ẩm ướt
(3) có rất nhiều mao mạch
(4) có sắc tố hô hấp
(5) dày và luôn ẩm ướt
(6) có sự lưu thông khí
Hiệu quả trao đổi khí liên quan đến những đặc điểm nào ?A. (1), (2) và (3)
B. (1), (2), (3), (4) và (6)
C. (1), (4) và (5)
D. (5) và (6)
- Câu 22 : Trong các đặc điểm sau về cơ quan hô hấp
(1) diện tích bề mặt lớn
(2) mỏng và luôn ẩm ướt
(3) có rất nhiều mao mạch
(4) có sắc tố hô hấp
(5) có sự lưu thông khí
(6) miệng và diềm nắp mang đóng mở nhịp nhàng tạo dòng nước chảy một chiều từ miệng qua mang
(7) cách sắp xếp của mao mạch trong mang
Những đặc điểm nào chỉ có ở cá xương?A. (5) và (6)
B. (1) và (4)
C. (2) và (3)
D. (6) và (7)
- Câu 23 : Điều nào sau đây đúng với hiệu quả trao đổi khí ở động vật?
A. Có sự lưu thông tạo ra sự cân bằng về nồng độ O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí
B. Có sự lưu thông tạo ra sự chênh lệch về nồng độ O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí
C. Không có sự lưu thông khí, O2 và CO2 tự động khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí
D. Không có sự lưu thông khí, O2 và CO2 được vận chuyển chủ động qua bề mặt trao đổi khí
- Câu 24 : Ý nào dưới đây không đúng với hiệu quả trao đổi khí ở động vật?
A. Có sự lưu thông khí tạo ra sự cân bằng về nồng độ khí O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí
B. Có sự lưu thông khí tạo ra sự chênh lệch về nồng độ khí O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí
C. Bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt giúp O2 và CO2 dễ dàng khuếch tán qua
D. Bề mặt trao đổi khí rộng và có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp
- Câu 25 : Nồng độ O2 và CO2 trong tế bào so với ở ngoài cơ thể như thế nào?
A. Nồng độ O2 và CO2 trong tế bào thấp hơn ở ngoài cơ thể
B. Trong tế bào, nồng độ O2 cao còn CO2 thấp so với ở ngoài cơ thể
C. Nồng độ O2 và CO2 trong tế bào cao hơn ở ngoài cơ thể
D. Trong tế bào, nồng độ O2 thấp còn CO2 cao so với ở ngoài cơ thể
- Câu 26 : Ý nào sau đây về nồng độ O2 và CO2 là không đúng?
A. Nồng độ O2 tế bào thấp hơn ở ngoài cơ thể
B. Trong tế bào, nồng độ CO2 cao so với ở ngoài cơ thể
C. Nồng độ O2 và CO2 trong tế bào cao hơn ở ngoài cơ thể
D. Trong tế bào, nồng độ O2 thấp còn CO2 cao hơn so với ở ngoài cơ thể
- Câu 27 : Trong các phát biểu về bề mặt trao đổi khí có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Bề mặt trao đổi khí rộng.
(2) Bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt giúp O2 và CO2 dễ dàng khuếch tán qua.
(3) Bề mặt trao đổi khí có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp. (4) Có sự chênh lệch nồng độ khí O2 và CO2 để các khí đó dễ dáng khuếch tán qua bề mặt trao đổi khíA. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 28 : Trong các đặc điểm sau về bề mặt trao đổi khí
(1) diện tích bề mặt lớn
(2) mỏng và luôn ẩm ướt
(3) có rất nhiều mao mạch
(4) có sắc tố hô hấp
(5) dày và luôn ẩm ướt Hiệu quả trao đổi khí liên quan đến những đặc điểm nào ?A. (1), (2), (3), (4)
B. (1), (2), (3)
C. (1), (4), (5)
D. (1), (3), (5)
- Câu 29 : Hô hấp ở động vật không có vai trò nào sau đây?
I. Cung cấp năng lượng cho toàn bộ hoạt động cơ thể
II. Cung cấp oxi cho tế bào tạo năng lượng.
III. Mang CO2 từ tế bào đến cơ quan hô hấp IV. Cung cấp các sản phẩm trung gian cho quá trình đồng hóa các chấtA. II, III
B. III, IV
C. III
D. IV
- Câu 30 : Hô hấp ở động vật có vai trò nào sau đây?
A. Cung cấp năng lượng cho toàn bộ hoạt động cơ thể
B. Cung cấp oxi cho tế bào tạo năng lượng
C. Thải CO2 ra khỏi cơ thể
D. Cả A, B và C
- Câu 31 : Vì sao nồng độ O2 khi thở ra thấp hơn so với hít vào phổi?
A. Vì một lượng O2 còn lưu giữ trong phế nang
B. Vì một lượng O2 còn lưu giữ trong phế quản
C. Vì một lượng O2 đã ôxy hoá các chất trong cơ thể
D. Vì một lượng O2 đã khuếch tán vào máu trước khi ra khỏi phổi
- Câu 32 : Trong hô hấp trong, sự vận chuyển O2 và CO2 diễn ra như thế nào?
A. Sự vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và CO2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp được thực hiện chỉ nhờ dịch mô
B. Sự vận chuyển CO2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và O2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp được thực hiện nhờ máu và dịch mô
C. Sự vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và CO2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp (mang hoặc phổi) được thực hiện nhờ máu và dịch mô
D. Sự vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và CO2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp được thực hiện chỉ nhờ máu
- Câu 33 : Trong hô hấp trong, sự vận chuyển O2 và CO2 gồm?
1. Vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào
2. Vận chuyển O2 từ tế bào đến cơ quan hô hấp
3. Vận chuyển CO2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào
4. Vận chuyển CO2 từ tế bào đến cơ quan hô hấpA. 1, 3
B. 1, 4
C. 2, 3
D. 2, 4
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 1 Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 2 Vận chuyển các chất trong cây
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 41 Sinh sản vô tính ở thực vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 42 Sinh sản hữu tính ở thực vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 43 Thực hành Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 45 Sinh sản hữu tính ở động vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 46 Cơ chế điều hòa sinh sản
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 47 Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 48 Ôn tập chương II, III, IV
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 3 Thoát hơi nước