- Sự thích nghi của sinh vật đối với môi trường
- Câu 1 : Câu trả lời nào dưới đây không đúng về tính chất cây chịu bóng :
A Bản chất cây chịu bóng là cây ưa sáng
B Thường sống ở đáy rừng, nơi không có ánh sáng.
C Cường độ quang hợp tăng khi cường độ chiếu sáng tăng.
D Chúng thường là những cây thân thảo.
- Câu 2 : Nhịp điệu sinh học được quyết định bởi :
A Chu kì và độ dài chiếu sáng.
B Nhiệt độ không khí
C Độ ẩm không khí và lượng mưa.
D Tất cả các nhân tố trên.
- Câu 3 : Những loài thực vật nào dưới đây có cường độ quang hợp liên tiếp tăng khi cường độ bức xạ tích cực vượt ngoài cường độ bình thường trong thiên nhiên :
A Thực vật C3.
B Thực vật C4.
C Thực vật CAM.
D đáp án khác
- Câu 4 : Ở biển thềm lục địa những loài thực vật nào phân bố sâu nhất :
A Các loài tảo Lục
B Các loài tảo Nâu
C Các loài tảo Đỏ.
D Các loài tảo Lam.
- Câu 5 : Trong các đại dương, tầng quang hợp thường tập trung ở độ sâu nào:
A Sát ngay bề mặt nước (0m)
B Ở dải độ sâu 0-100m.
C Ở dải độ sâu 100-200m.
D Thường ở độ sâu trên 200m.
- Câu 6 : Khi nương dẫy trồng lúa của bà con dân tộc bị bỏ hoang, nhóm thực vật nào xâm chiếm để tạo nên quần xã tiên phong :
A Các loài năn lác hoang dại
B Các loài cây bụi sớm phát tán vào.
C Các loài thực vật chịu khô hạn, đất nghèo.
D Các cây cỏ ưa sáng, chịu được cường độ chiếu sáng mạnh
- Câu 7 : Trong thời gian ngủ đông ong tập trung lại với nhau để sưởi ấm cho nhau và cho tổ. Vậy nhiệt độ là nhân tố sinh thái nào :
A Nhân tố sinh vật
B Nhân tố hữu cơ.
C Nhân tố vô sinh phụ thuộc mật độ
D Nhân tố vô sinh không phụ thuộc mật độ.
- Câu 8 : Các loài thủy sinh vật phân bố ở vùng ven bờ so với những loai phân bố ở vùng xa bờ thuộc nhóm :
A Sinh vật hẹp muối.
B Sinh vật đẳng nhiệt.
C Sinh vật rộng muối.
D Sinh vật rộng áp suất.
- Câu 9 : Cho các thông tin sau
A Loài I và III
B Loài II và IV
C Loài V và VI
D Loài I và II.
- Câu 10 : Loài động vật nào dưới đây thuộc sinh vật đồng nhiệt :
A Vích, đồi mồi và cá sấu hoa cà sống ở các thủy vực Nam bộ
B Thú Mỏ Vịt và Kanguru sống ở Australia.
C Cá mập, cá kiếm và cá buồm.
D Giun đất, chân khớp sống trong đất.
- Câu 11 : Theo vĩ độ địa lí các loài sinh vật rộng nhiệt chịu lạnh thường gặp ở đâu :
A Các khu vực nằm ở 60-90o vĩ độ Bắc và Nam.
B Các khu vực trên cạn ở 30-60o vĩ độ Bắc và Nam.
C Tầng nước mặt ven biển ở 30-60o vĩ độ Bắc và Nam.
D Các khu vực trên cạn ở 0-30o vĩ độ Bắc và Nam.
- Câu 12 : Ở biển và đại dương, những loài động vật hẹp nhiệt và hẹp muối phân bố tại :
A Các cửa sông vùng nhiệt đới xích đạo
B Trên lớp nước mặt ở biển nhiệt đới.
C Tại lớp nước đệm, ngăn cách giữa khối nước mặt và nước sâu.
D Dưới đáy biển sâu của các đại dương.
- Câu 13 : Trên các bở ruộng ven đê, các loài ếch nhái thường xuất hiện đông vào những thời gian nào trong ngay :
A Lúc sáng sớm hoặc chiều tối.
B Lúc gần trưa.
C Trong khoảng thời gian nắng gay gắt nhất
D Suốt cả ngày.
- Câu 14 : Hoạt động tích cực của các con nhông cát hàng ngày trên bãi cát vào khoảng 9-10 sáng nhằm thỏa mãn như cầu nào trước tiên :
A Kiếm ăn sau một đêm đói.
B Tìm bạn đời để ghép đôi sinh sản.
C Để tích nhiệt thân sau một đêm bị hạ nhiệt.
D Phơi nắng để chuyển hóa các vitamin cần thiết cho hoạt động sống.
- Câu 15 : Các loài thực vật sống bì sinh, khí sinh đa dạng và phát triển phong phú ở đâu :
A Rừng hàn đới hay rừng trên các đỉnh núi cao.
B Rừng lá rộng và hỗn tạp vùng ôn đới Bắc Bán câu.
C Rừng lá rộng rụng lá, đất thấp vùng nhiệt đới
D Rừng ẩm thường xanh nhiệt đới.
- Câu 16 : Những loài động vật sống hoang dã trong các vùng khô hạn có đặc tính nào bất lợi cho đời sống của chúng:
A Như cầu nước cho các quá trình trao đổi chất thấp.
B Lông dầy chống bức xạ mặt trời.
C Giảm bài tiết nước khỏi cơ thể.
D Có khả năng vận động đến những nơi có điều kiện nhiệt độ phù hợp hoăc chuyển các hoạt động vào ban đêm hay trong hang hốc.
- Câu 17 : Biển và hồ sâu vùng vĩ độ thấp có năng suất sinh học nghèo hơn so với biển và các hố sâu thuộc vùng vĩ độ trung bình là do:
A Chế độ và cường độ chiếu sáng.
B Chế độ và cường độ gió.
C Chế độ nhiệt trong nước.
D Hoạt động của dòng bề mặt.
- Câu 18 : Rừng lá rộng đất thấp vùng nhiệt đới rụng lá theo mùa phụ thuộc chủ yếu vào :
A Lượng mưa và độ ẩm giảm thấp trong mùa khô.
B Nhiệt độ tăng cao trong mùa khô.
C Cường độ gió thổi mạnh trong mùa khô
D Lượng mây trên bầu trời giảm trong mùa khô.
- Câu 19 : Trong rừng mưa nhiệt đới sự xuất hiện rất nhiều ruồi muỗi, vắt là do nguyên nhân nào dưới đây :
A Thiếu ánh sáng
B Độ ẩm rất cao
C Nhiệt độ cao
D Tất cả các điều kiện trên
- Câu 20 : Mặc dù lớp phủ thực vật khá dầy, song tầng đất mặt của vùng hàn đới rất nghèo dinh dưỡng. Điều này không liên quan đến lí do nào dưới đây :
A Do nhiệt độ thấp, quá trình phân hủy các sản phẩm sinh vật kém
B Khu hệ vi sinh vật đất nghèo
C Khu hệ động vật đất càng nghèo hơn.
D Băng tuyết tồn tại gần như quanh năm.
- Câu 21 : Mức tử vong của các cá thể côn trùng trong quần thể cao liên quan với :
A Độ ẩm và nhiệt độ thay đổi đều trong điều kiện gần điểm cực thuận ,
B Nhiệt độ cao, nhưng độ ầm thấp dưới ngưỡng gần điểm cực thuận
C Nhiệt độ thấp, nhưng độ ẩm lại cao trong điều kiện gần điểm cực thuận
D Nhiệt độ và độ ẩm nằm trong điều kiện điểm cực thuận
- Câu 22 : Các loài hoa có mầu sặc sỡ và hương thơm cốt để:
A Trang trí cho cây thêm đep
B Cuốn hút côn trùng
C Xua đuổi côn trùng
D Báo hiệu nguy hiểm cho các loài động vật ăn thực vật.
- Câu 23 : Những cây thụ phấn nhờ gió hoa thường mọc ở vị trí nào trên cây :
A Nách các lá cây.
B Khoảng giữa cành cây
C Đầu mút cành cây
D Chen trong các lá cây
- Câu 24 : Cây đước thích nghi với đời sống trên nền bùn linh động ở vùng cửa sông ven biển thường phát triển:
A Rễ cọc cắm sâu xuống đất
B Rễ chùm để lan rộng trên bãi
C Rễ phụ từ các cành để mở rộng chân đế
D Thân rễ để mở rộng chân đế.
- Câu 25 : Trong các thủy vực vùng ôn đới vào mùa xuân và mùa thu các khối nước thường bị xáo trộn do dòng đối lưu. Dòng này xuất hiện ở nhiệt độ nào của nước :
A Ở 0oC.
B Ở 2oC.
C Ở 4oC.
D Ở 6oC.
- Câu 26 : Trong các hồ sâu vùng nhiệt đới xích đao hàm lượng ôxi ở tầng đáy rất nghèo, thậm chí không có. Nguyên nhân nào đưa đến tình trạng trên:
A Hệ số hòa tan của ôxi vào nước có thể kém hơn so với cacbondooxit.
B Do vi sinh vật sử dụng ôxi để phân hủy các mùn bã hữu cơ đến cạn kiết.
C Do sự khuếch tán mạnh của ôxi vào khí quyển.
D Do nhiệt độ không khí cao làm giảm khả năng hòa tan của ôxi vào nước.
- Câu 27 : Trong loại rừng nào mà những loài thực vật bì sinh phát triển cực thịnh :
A Rừng ẩm Bạch Mã
B Rừng khộp Tây Nguyên
C Rừng thông Đà Lạt.
D Rừng tre nứa đồi núi Thanh hóa.
- Câu 28 : Những cây có thân cột vút cao, cành chủ yếu tập trung ở phần ngọn. Nguyên nhâ nào dẫn đến tình trạng trên :
A Khi còn thấp các trồi đâm cành trên thân bị động vật ăn cỏ gặm hết.
B Do luôn bị che bóng bởi chính tán cây.
C Do sự cạnh tranh về không gian với các cây khác.
D Không có giải thích nào cho hiện tượng này.
- Câu 29 : Những hồ sâu nghèo dinh dưỡng thường xuất hiện ở :
A Ở vùng đồng bằng thuộc vĩ độ thấp.
B Trong các rừng lá kim.
C Ở vùng đất thấp thuộc vĩ độ trung bình
D Ở vùng núi cao nhiệt đới xích đạo.
- Câu 30 : Những cây gỗ cao, sống chen chúc, tán hẹp phân bố ở:
A Thảo nguyên
B Rừng ôn đới
C Rừng mưa nhiệt đới
D Đồng rêu
- Câu 31 : Cho các thông tin sauI. Phân bố trên mặt đất. II. Phân bố trên mặt biển III. Phân bố tại đô sâu 5000m IV Phân bố ở độ cao 5000m V. Phân bố ở các độ sâu từ mặt nước (0m) đến độ sâu 5000mVI. Phân bố ở dải độ sâu từ 1000 đến 8000m.Những cặp loài nào là động vật rộng áp :
A Loài I và III
B Loài II và IV
C Loài V và VI
D Loài I và II.
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen