Trắc nghiệm: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác !!
- Câu 1 : Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác?
A. Đầu năm 1914, khi Phan Bội Châu bị bọn quân phiệt tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) bắt giam.
B. Cuối năm 1914, khi Phan Bội Châu bị bọn quân phiệt tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) bắt giam.
C. Đầu năm 1941, khi Phan Bội Châu bị bọn quân phiệt tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) bắt giam.
D. Cuối năm 1941, khi Phan Bội Châu bị bọn quân phiệt tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) bắt giam.
- Câu 2 : Mục đích chính của Phan Bội Châu khi viết bài thơ này là gì?
A. Để thể hiện lòng yêu nước tha thiết.
B. Để thể hiện khát vọng độc lập, dân chủ.
C. Để nói lên chí khí chiến đấu bền bỉ, kiên cường.
D. Cả ba nội dung trên.
- Câu 3 : Bài thơ được viết bằng chữ gì?
A. Hán
B. Nôm
- Câu 4 : Thể thơ của Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác?
A. Thất ngôn tứ tuyệt
B. Tự do
C. Thất ngôn bát cú
D. Ngũ ngôn
- Câu 5 : Từ hào kiệt trong câu thơ Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu có nghĩa là gì?
A. Là người có tài võ nghệ.
B. Là người giỏi văn chương.
C. Là người có tài năng và chí khí.
D. Cả ba đáp án trên.
- Câu 6 : Từ phong lưu trong câu thơ Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu dùng để chỉ kiểu người như thế nào?
A. Là người có tiếng tăm vang dội khắp nơi, khắp chốn.
B. Là người có tư thế ung dung, đàng hoàng.
C. Là người thường đi đây đi đó để làm những điều nhân nghĩa.
D. Là người mưu cao chí lớn, làm những chuyện kinh thiên động địa.
- Câu 7 : Việc lặp lại từ vẫn trong câu thơ Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu có tác dụng gì?
A. Khẳng định và nhấn mạnh phong thái ung dung, tự tin, ngang tàng, bất khuất của nhà thơ.
B. Biểu hiện tình cảm, thái độ của nhà thơ trước hoàn cảnh sa cơ, thất thế của mình.
C. Nhấn mạnh sự không thay đổi về nhân cách đạp đức của nhà thơ cho dù thời cuộc đã thay đổi.
D. Cả A, B, C đều sai
- Câu 8 : Tác giả muốn bộc điều gì qua hai câu thơ:
A. Ý chí của bản thân.
B. Nghị lực của bản thân.
C. Tổng kết về cuộc đời hoạt động của mình.
D. Công lao to lớn của mình với đất nước.
- Câu 9 : Cuộc đời hoạt động của Phan Bội Châu được thể hiện trong hai câu thơ 3 và 4 như thế nào?
A. Tranh đấu có nhiều thắng lợi.
B. Tranh đấu đầy thăng trầm và sóng gió.
C. Phẳng lặng, không có những biến động lớn.
D. A, B, C đều sai.
- Câu 10 : Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong hai câu thơ 3 và 4?
A. Điệp
B. Liệt kê
C. Tăng cấp
D. Đối
- Câu 11 : Nội dung của “Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế/ Mở miệng cười tan cuộc oán thù” là gì?
A. Thể hiện quyết tâm khôi phục đất nước trong mọi hoàn cảnh cho dù có bi nát đến đâu.
B. Thể hiện ý chí quyết tâm khôi phục lại nền kinh tế của đất nước, xóa bỏ thù hận.
C. Không thay đổi ý chí, lạc quan tin tưởng và một lòng theo đuổi sự nghiệp cứu nước, cứu đời.
D. A, B, C đều đúng.
- Câu 12 : “Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế/ Mở miệng cười tan cuộc oán thù” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
A. Phóng đại, đối.
B. Điệp, phóng đại.
C. Liệt kê, đối
D. Điệp, liệt kê.
- Câu 13 : Tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong hai câu thơ “Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế/ Mở miệng cười tan cuộc oán thù”?
A. Nhấn mạnh những khó khăn mà tác giả gặp phải tỏng sự nghiệp hoạt động của mình.
B. Khẳng định niềm lạc quan, tin tưởng của tác giả vào tương lai của đất nước.
C. Nhấn mạnh, khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của Phan Bội Châu trong lịch sử dân tộc.
D. Làm nổi bật tầm vóc và tài năng hết sức lớn lao, thậm chí đến mức thần thánh của nhân vật trữ tình.
- Câu 14 : Từ “kinh tế” ở đây được hiểu là một lĩnh vực của đời sống, sản xuất và trao đổi hàng hóa. Đúng hay sai?
A. Sai
B. Đúng
- Câu 15 : Tư tưởng của Phan Bội Châu trong hai câu thơ cuối?
A. Khẳng định tư thế hiên ngang của tác giả: coi thường cái chết.
B. Khẳng định ý chí sắt thép, kiên trì cách mạng của Phan Bội Châu.
C. Khẳng định sự tin tưởng vào tương lai sự nghiệp của Phan Bội Châu.
D. Kết hợp cả ba ý trên.
- Câu 16 : Việc lặp lại hai lần từ còn trong câu thơ Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp có tác dụng gì?
A. Khẳng định sự còn mãi, bất tử với thời gian của Phan Bội Châu.
B. Làm tăng thêm sức mạnh trong lời hứa của Phan Bội Châu trước non sông, đất nước.
C. Nhấn mạnh tư thế, ý chí, niềm tin của Phan Bội Châu và làm cho lời thơ trở nên dõng dạc, dứt khoát.
D. Cả A, B, C đều đúng.
- Câu 17 : Đọc lại cặp câu 3-4, em thấy giọng điệu có gì thay đổi so với hai câu thơ trên? Vì sao? Lời tâm sự ở đây có ý nghĩa như thế nào?
- Câu 18 : Em hiểu thế nào về ý nghĩa cặp câu 5-6? Lối nói khoa trương ở đây có tác dụng gì trong việc biểu hiện người anh hùng, hào kiệt.
- Câu 19 : Hai câu thơ cuối là kết tinh tư tưởng của toàn bài thơ. Em cảm nhận được điều gì từ hai câu thơ ấy?
- Câu 20 : Ôn lại kiến thức đã học về thể thơ thất ngôn bát cú, em hãy nhận dạng thể thơ của bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác về các phương diện số câu, số chữ, cách gieo vần.
- Câu 21 : Phân tích cặp câu 1 - 2, tìm hiểu khí phách và phong thái của nhà chí sĩ khi rơi vào vòng tù ngục.
- - Đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2017-2018, Trường THCS Nguyễn Văn Tiết
- - Đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2018-2019, Trường THCS Nghĩa Bình
- - Đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2018-2019, Trường THCS Giao Tân
- - Đề thi HK1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2018 Phòng GD&ĐT Văn Bàn
- - Đề thi HK2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2017-2018, Trường THCS Vĩnh Thịnh
- - Đề thi HK2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2017-2018, Trường THCS Vĩnh Tường
- - Đề thi HK2 môn Ngữ Văn 8 năm 2019 - Phòng GD&ĐT Việt Trì
- - Đề thi HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 8 - Trường THCS Nguyễn Tri Phương
- - Đề thi HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 8 - Trường THCS Mai Thuỷ
- - Đề thi HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 8 - Trường THCS Mai Hùng