Trắc nghiệm Ngữ Văn 12 (có đáp án): Những đứa con...
- Câu 1 : Cụm từ trong gia đình của nhan đề tác phẩm (Những đứa con trong gia đình) không nhằm tô đậm ý nào trong các ý dưới đây?
A. Gia đình luôn luôn là cái nôi nuôi dưỡng người anh hùng.
B. Mỗi người anh hùng đều mang trong mình dòng máu truyền thống.
C. Người anh hùng, dù sao, vẫn là đứa trẻ ngộ nghĩnh, ngây thơ.
D. Người anh hùng không phải là thần thánh hay những kẻ xa lạ.
- Câu 2 : Trong tác phẩm, hiện thân đầy đủ cho những đứa con là ai?
A. Việt, Chiến, chị Hai
B. Việt và Chiến
C. Việt, Chiến, thằng út.
D. Việt, Chiến, anh Tánh.
- Câu 3 : Dòng nào nêu đủ nhân vật tiêu biểu cho các thế hệ đi trước của gia đình trong tác phẩm?
A. Ba, má Việt, chú Năm
B. Má Việt, chú Năm
C. Chú Năm, ba Việt
D. Má Việt, chú Năm, chị Hai
- Câu 4 : Nét tính cách nào dưới đây của Việt khiến cho nhân vật này trở nên chân thật và gần gũi hơn rất nhiều?
A. Biết trân trọng và phát huy truyền thống của gia đình, quê hương.
B. Thương má, thương chị,… quý trọng đồng đội, tính tình dễ mến.
C. Chiến đấu dũng cảm, khao khát lập chiến công trả thù cho ba má.
D. Sợ ma, vô tâm vô tính, hiếu động, hồn nhiên kiểu trẻ con.
- Câu 5 : Một sự vắng lặng như từ trên trời lao xuống chạy từ cổ Việt, lan dài cho tới ngón chân. Việt có một mình ở đây thôi ư? Câu hỏi bật ra trong đầu Việt rồi dội lại trong từng chân lông kẽ tóc. Cái cảm giác một mình bật lên một cách rõ ràng nhất, mênh mông nhất, trong đêm thứ hai này, khi Việt cảm thấy không còn bò đi được nữa, khi những hình ảnh thân yêu thường kéo đến rất nhanh rồi cũng vụt tan biến rất nhanh chỉ vì một cành cây gãy, một giọt mưa rơi trên mặt, hoặc một tiếng động nhỏ của ban đêm.
A. Sợ cô đơn
B. Sợ sự vắng lặng
C. Sợ ma
D. Sợ bị giặc bắt
- Câu 6 : Câu văn nào dưới đây của Nguyễn Thi thể hiện rõ nhất sự hiện diện của người mẹ, tuy vô hình những bao giờ cũng rất gần những đứa con?
A. Má biến theo ánh đom đóm trên nóc nhà hay đang ngồi dựa vào mấy thúng lúa […]
B. Mình đi đâu thì má đi theo đó chớ lo gì mà lo?
C. Vậy mà nói nghe in như má vậy.
D. Nào, đưa má sang ở tạm bên nhà chú, chúng con đi đánh giặc […]
- Câu 7 : Nét tính cách nào dưới đây của Chiến khiến cho nhân vật nữ anh hùng này trở nên chân thật và gần gũi hơn?
A. Biết chân trọng và phát huy truyền thống của gia đình, quê hương.
B. Dù vẫn trẻ con nhưng thường biết nhường nhịn, thu xếp việc nhà.
C. Thương má, thương em,… quý trọng đồng đội, tính tình dễ mến.
D. Chiến đấu dũng cảm, khao khát lập chiến công trả thù cho ba má.
- Câu 8 : Nét tính cách nào dưới đây của Chiến khiến cho Việt càng cảm nhận rõ, càng thấy tin cậy, yêu quý chị hơn?
A. Biết chân trọng và phát huy truyền thống của gia đình, quê hương.
B. Hết lòng thương má, chú Năm, thương em; đảm đang, tháo vát.
C. Rất giống má từ ngoại hinh, hành vi đến tính nết.
D. Chiến đấu dũng cảm, khao khát lập chiến công trả thù cho ba má.
- Câu 9 : Dòng nào dưới đây là suy diễn khi cho rằng dụng ý của Nguyễn Thi trong việc miêu tả nhân vật Chiến rất giống với người mẹ của cô là nhằm:
A. Thể hiện sự tiếp nối xứng đáng của những đứa con đối với truyền thống tốt đẹp của gia đình.
B. Tô đậm ấn tượng về sự bất tử của hình ảnh người mẹ.
C. Tô đậm sự bền vững của truyền thống và sức sốn của gia đình trong những đứa con.
D. Làm sống dậy hình ảnh thân thương, đáng kính của người mẹ trong hình ảnh tươi mới, trẻ trung của cô con gái.
- Câu 10 : Cách diễn đạt nào dưới đây diễn tả đúng nhất sự chuyển biến về thái độ, tình cảm của Việt đối với chị Chiến trong cuộc trò chuyện giữa hai chị em, đêm trước khi tòng quân?
A. Càng thương nhớ má, Việt càng yêu thương, quý trọng chị mình.
B. Càng thấy chị giống má, Việt càng tin yêu, quý trọng chị hơn.
C. Có yêu kính, nhớ thương má, Việt mới yêu thương, quý trọng chị.
D. Vì yêu kính, nhớ thương má, mà Việt yêu thương, quý trọng chị
- Câu 11 : Qua cảm nhận của Việt, giọng nói rành rọt của Chiến trong khi trò chuyện với em đã có sự thay đổi về sắc thái. Dòng nào dưới đây nêu đúng nhất sự thay đổi ấy?
A. Từ giọng nói xa xôi, cách biệt đến giọng gần gũi, thân mật.
B. Từ giọng hùng hồn tự bộc lộ mình đến giọng dịu dàng, trìu mến.
C. Từ giọng phân công, cắt cử công việc đến giọng bàn bạc trọng thị.
D. Từ giọng bàn bạc công việc thuần túy đến giọng bộc tình cảm.
- Câu 12 : Lời giải thích nào dưới đây là không sát và ít thuyết phục nhất?
A. Nó được viết bằng tất cả tấm lòng thành của những đứa con đối với bậc sinh thành của mình.
B. Nguyễn Thi là nhà văn đã từng rất gắn bó và viết rất thành công về cuộc sống, con người Nam Bộ.
C. Nó là tiếng nói cất lên từ trong sâu thẳm tâm hồn con người trong một khoảnh khắc thiêng liêng.
D. Tác giả kể chuyện của các nhân vật mà như đang viết ra những tình cảm và rung động thành thật nhất của lòng mình.
- - Trắc nghiệm bài Tuyên ngôn độc lập - Phần tác phẩm
- - Trắc nghiệm Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt - Tiết 1
- - Trắc nghiệm Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý
- - Trắc nghiệm Tuyên ngôn Độc lập - Phần Tác giả - Ngữ văn 12
- - Trắc nghiệm Khái quát VHVN từ đầu CMT8 1945 đến thế kỉ XX - Ngữ Văn 12
- - Trắc nghiệm Bài viết số 1: Nghị luận xã hội - Ngữ Văn 12
- - Trắc nghiệm bài giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt - Tiếp theo - Ngữ Văn 12
- - Trắc nghiệm bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc - Ngữ Văn 12
- - Trắc nghiệm Mấy ý nghĩ về thơ - Ngữ Văn 12
- - Trắc nghiệm bài Đô-xtôi-ép-xki (X.Xvai-Gơ) - Ngữ Văn 12