Đề kiểm tra 15 phút Lịch Sử 7 Học kì 2 có đáp án (...
- Câu 1 : Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho Tây Sơn thất bại trước cuộc tấn công của Nguyễn Ánh?
A. Nội bộ Tây Sơn chia rẽ, mâu thuẫn ngày càng gay gắt.
B. Quân của Nguyễn Ánh rất mạnh.
C. Nguyễn Ánh được sự giúp đỡ của quân Xiêm.
D. Quang Trung mất, Quang Toản nối ngôi, nhưng không đủ năng lực.
- Câu 2 : Nguyễn Ánh chiếm được Quy Nhơn vào khoảng thời gian nào?
A. Tháng 5 năm 1801.
B. Tháng 6 năm 1801.
C. Tháng 7 năm 1801.
D. Tháng 8 năm 1801.
- Câu 3 : Thế kỉ XIX, tình hình công thương nghiệp nước ta như thế nào?
A. Công thương nghiệp sa sút.
B. Công thương nghiệp có xu hướng phát triển mạnh mẽ.
C. Nhà Nguyễn tăng cường thu thuế làm hạn chế sự phát triển công thương nghiệp.
D. Nhà Nguyễn không có chính sách phát triển công thương nghiệp.
- Câu 4 : Khi bị Nguyễn Ánh tấn công, Nguyễn Quang Toản chạy ra nơi nào?
A. Quảng Bình.
B. Nghệ An.
C. Thanh Hóa.
D. Bắc Hà.
- Câu 5 : Nguyễn Ánh lập ra triều Nguyễn từ năm nào và lấy niên hiệu là gì?
A. Năm 1802. Niên hiệu là Gia Long.
B. Năm 1803. Niên hiệu là Minh Mạng.
C. Năm 1804. Niên hiệu là Thiệu Trị.
D. Năm 1805. Niên hiệu là Tự Đức.
- Câu 6 : Nền văn học dân gian nước ta phát triển rực rỡ vào thời gian nào?
A. Đầu thế kỉ XVIII.
B. Nửa đầu thế kỉ XVIII.
C. Cuối thế kỉ XVIII.
D. Nửa cuối thế kỉ XVIII.
- Câu 7 : Văn học chữ Nôm phát triển và đạt đến đỉnh cao với tác phẩm nào?
A. Truyện Kiều.
B. Chinh phụ ngâm khúc.
C. Thạch Sanh.
D. Cung oán ngâm khúc.
- Câu 8 : Tàu thủy chạy bằng hơi nước của Việt Nam được đóng xong vào năm nào?
A. Năm 1839.
B. Năm 1840.
C. Năm 1841.
D. Năm 1842.
- Câu 9 : “…là một tài năng hiếm có, một nhà thơ Nôm châm biếm nổi tiếng. Thơ của bà đã kích sâu cay vua quan phong kiến, bênh vực quyền sống của người phụ nữ”. Bà là ai?
A. Hồ Xuân Hương.
B. Bà Huyện Thanh Quan.
C. Đoàn Thị Điểm.
D. Lê Ngọc Hân.
- Câu 10 : Văn học Việt Nam thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX phản ánh vấn đề gì?
A. Xã hội phong kiến bóc lột thậm tệ nhân dân lao động.
B. Xã hội đương thời, cùng những thay đổi trong tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của con người Việt Nam.
C. Nạn tham quan, cướp đoạt ruộng đất của nông dân.
D. Nạn tham nhũng, mua quan bán tước.
- Câu 11 : Kinh đô của triều Nguyễn đặt ở đâu?
A. Phủ Quy Nhơn.
B. Phú Xuân
C. Đà Nẵng.
D. Gia Định.
- Câu 12 : Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế vào năm nào?
A. Năm 1802.
B. Năm 1804.
C. Năm 1806.
D. Năm 1807.
- Câu 13 : Những việc làm của nhà Nguyễn nhằm thực hiện mục đích gì?
A. Củng cố quyền lực của giai cấp thống trị.
B. Giải quyết mâu thuẫn xã hội.
C. Củng cố bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương.
D. Xóa bỏ tất cả những gì liên quan đến triều đại trước.
- Câu 14 : Bộ Hoàng triều luật lệ được ban hành vào năm nào?
A. Năm 1814.
B. Năm 1815.
C. Năm 1816.
D. Năm 1817.
- Câu 15 : Nét đặc sắc đáng chú ý của văn học đương thời (thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX) là gì?
A. Văn học dân gian phát triển.
B. Xuất hiện nhiều nhà thơ nữ.
C. Văn học viết bằng chữ Nôm phát triển đến đỉnh cao.
D. Văn học và thơ chữ Nôm phát triển.
- Câu 16 : Tranh dân gian Việt Nam nổi tiếng đầu thế kỉ XIX là:
A. Tranh đánh vật.
B. Tranh chăn trâu thổi sáo.
C. Tranh hứng dừa.
D. Tranh Đông Hồ
- Câu 17 : Công trình kiến trúc nổi tiếng ở thế kỉ XVIII là gì?
A. Đình làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh).
B. Chùa Tây Phương (Thạch Thất, Hà Tây).
C. Chùa Thiên Mụ (Thừa Thiên Huế).
D. Khuê văn các ở Văn Miếu Hà Nội.
- Câu 18 : “Chùa là một công trình kiến trúc đặc sắc, là kiểu thức trang trí cung đình tương tự các lớp mái của các lầu, cửa của kinh thành tạo ra sự tôn vinh cao quý”. Đó là chùa nào?
A. Chùa Một Cột.
B. Chùa Bút Tháp.
C. Chùa Tây Phương.
D. Chùa Thiên Mụ.
- Câu 19 : Những việc làm của nhà Nguyễn nhằm thực hiện mục đích gì?
A. Củng cố quyền lực của giai cấp thống trị.
B. Giải quyết mâu thuẫn xã hội
C. Củng cố bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương.
D. Xóa bỏ tất cả những gì liên quan đến triều đại trước.
- Câu 20 : Cố đô Huế, được xây dựng từ thời vua nào?
A. Vua Gia Long.
B. Vua Minh Mạng.
C. Vua Thiệu Trị.
D. Vua Tự Đức.
- Câu 21 : Cố đô Huế xây dựng đạt tới quy mô hoàn chỉnh dưới triều vua nào?
A. Vua Gia Long.
B. Vua Minh Mạng.
C. Vua Thiệu Trị.
D. Vua Tự Đức.
- Câu 22 : UNESCO đã cấp bằng công nhận cố đô Huế là di sản văn hóa thế giới vào năm nào?
A. Năm 1991.
B. Năm 1992.
C. Năm 1993.
D. Năm 1994.
- Câu 23 : Những năm 1831 – 1832, nhà Nguyễn chia nước ra bao nhiêu tỉnh?
A. 10 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.
B. 20 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.
C. 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.
D. 40 tỉnh và 1 phủ trực thuộc
- Câu 24 : Quan đứng đầu mỗi tỉnh được gọi là:
A. Chánh phó An phủ sứ.
B. Đô ti, thừa ti.
C. Tri phủ.
D. Tổng đốc hoặc tuần phủ.
- Câu 25 : Điểm cơ bản nhất trong chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Nguyễn là gì?
A. Siết chặt ách thống trị đối với nhân dân. Đóng kín, bảo thủ, mù quáng.
B. Đàn áp nhân dân, thuần phục nhà Thanh.
C. Đàn áp nhân dân, khước từ mọi tiếp xúc với các nước phương Tây.
D. Áp dụng chặt chẽ bộ luật Gia Long, xem nhà Thanh là “Thiên Triều”.
- Câu 26 : Về nông nghiệp nhà Nguyễn thực hiện các biện pháp:
A. Khai hoang, di dân lập ấp, lập đồn điền, đặt lại chế độ quân điền.
B. Lập đồn điền thực hiện chế độ quân điền.
C. Thực hiện chế độ quân điền, khai hoang, tăng diện tích đất canh tác.
D. Sửa đắp đê, chống hạn hán, lũ lụt.
- Câu 27 : “Tài chính thiếu hụt, nạn tham nhũng phổ biến, việc sửa đắp càng khó khăn. Có nơi như phủ Khoái Châu (Hưng Yên), đê vỡ 18 năm liền…Cả một vùng đồng bằng phì nhiêu biến thành bãi sậy”. Đó là tình hình nước ta dưới triều vua nào?
A. Minh Mạng.
B. Thiệu Trị
C. Tự Đức.
D. Đồng Khánh.
- Câu 28 : Năm 1828, Nguyễn Công Trứ được triều Nguyễn cử giữ chức gì?
A. Doanh điền sứ.
B. Tổng đốc.
C. Tuần phủ.
D. Chương lý.
- Câu 29 : Tại sao diện tích canh tác được tăng thêm mà vẫn còn tình trạng nông dân lưu tán?
A. Vì nông dân bị nhà nước tịch thu ruộng đất.
B. Vì nông dân bị địa chủ, cường hào cướp mất ruộng đất.
C. Vì triều đình tịch thu ruộng đất để lập đồn điền.
D. Vì xuất hiện tình trạng “rào đất, cướp ruộng”.
- Câu 30 : Sau khi chiếm được Quy Nhơn, Nguyễn Ánh đánh chiếm vùng nào?
A. Đà Nẵng.
B. Hội An.
C. Phú Xuân.
D. Quảng Ngãi.
- Câu 31 : Nghĩa quân lập căn cứ ở Trà Lũ (Nam Định), đánh nhau hàng chục trận lớn với quân triều đình. “Khi lâm trận thì đàn bà con gái cũng cầm giáo mác mà đánh”. Đó là cuộc khởi nghĩa nào?
A. Khởi nghĩa Phan Bá Vành (1821 - 1827).
B. Khởi nghĩa Lê Văn Khôi (1833 - 1835)
C. Khởi nghĩa Nông Văn Vân (1833 - 1835).
D. Khởi nghĩa Cao Bá Quát (1854 - 1856).
- Câu 32 : Nhà bác học lớn nhất của Việt Nam thế kỉ XVIII là ai?
A. Lê Hữu Trác.
B. Phan Huy Chú.
C. Trịnh Hoài Đức.
D. Lê Quý Đôn.
- Câu 33 : Ông là người thầy thuốc có uy tín lớn nhất Việt Nam thế kỉ XIX, ông có tên là gì?
A. Lê Hữu Trác.
B. Lê Quý Đôn.
C. Phan Huy Chú.
D. Ngô Nhân Tịnh.
- Câu 34 : Các tác phẩm nổi tiếng của Lê Quý Đôn là:
A. Đại Việt sử ký tiền biên, Đại Nam liệt truyện.
B. Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Vân Đài loại ngữ.
C. Lịch triều hiến chương loại chí, Đại Việt sử kí tiền biên.
D. Nhất thống dư địa chí, Đại Nam Liệt truyện.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 1 Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 2 Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 3 Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 4 Trung Quốc thời phong kiến
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 5 Ấn Độ thời phong kiến
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 6 Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 7 Những nét chung về xã hội phong kiến
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 8 Nước ta buổi đầu độc lập
- - Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 7 năm học 2016-2017
- - Trắc nghiệm Bài 9 Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê - Lịch sử 7