Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 1: Sự hình thành và phát...
- Câu 1 : Hai tầng lớp cơ bản trong xã hội phong kiến châu Âu bao gồm
A. địa chủ và nông dân.
B. tư sản và vô sản.
C. chủ nô và nô lệ.
D. lãnh chúa phong kiến và nông nô.
- Câu 2 : Đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở châu Âu là
A. lãnh địa phong kiến.
B. trang viên phong kiến.
C. điền trang thái ấp.
D. thành thị trung đại.
- Câu 3 : Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ những tầng lớp nào của xã hội cổ đại?
A. Những người Giéc-man giàu có.
B. Các chủ nô Rô-ma.
C. Các tướng lĩnh quân sự và quý tộc người Giéc-man.
D. Những người nông dân nhiều ruộng đất.
- Câu 4 : Nông nô được hình thành từ những tầng lớp nào của xã hội cổ đại?
A. Nô lệ và nông dân.
B. Nông dân bị mất ruộng đất.
C. Tù binh chiến tranh.
D. Thợ thủ công.
- Câu 5 : Trong các thành thị, cư dân chủ yếu thuộc những tầng lớp nào?
A. Nông nô và lãnh chúa.
B. Bình dân thành thị.
C. Thợ thủ công và thương nhân.
D. Nông dân và thợ thủ công.
- Câu 6 : Những thợ thủ công và thương nhân châu Âu lập ra phường hội nhằm mục đích gì?
A. Cạnh tranh công bằng.
B. Giúp đỡ nhau cùng sản xuất và buôn bán.
C. Tạo thêm công việc cho nông nô.
D. Thành lập các hội buôn lớn hơn.
- Câu 7 : Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế trong các lãnh địa phong kiến là
A. thường xuyên trao đổi, buôn bán với bên ngoài lãnh địa.
B. nông nô được tự do sản xuất và buôn bán.
C. phát triển các ngành thủ công nghiệp và thương nghiệp.
D. là nền kinh tế đóng kín, mang tính chất tự cung, tự cấp.
- Câu 8 : Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến sự ra đời của thành thị trung đại?
A. Hoạt động trao đổi buôn bán giữa các lãnh địa phát triển.
B. Sự phát triển của hoạt động sản xuất.
C. Chính sách khuyến khích phát triển của lãnh chúa phong kiến.
D. Quan hệ trao đổi buôn bán giữa phương Đông với phương Tây được đẩy mạnh.
- Câu 9 : Ý nào sau đây không phản ánh đúng cuộc sống của lãnh chúa trong các lãnh địa phong kiến?
A. Không cần phải lao động.
B. Suốt ngày cưỡi ngựa hoặc tổ chức tiệc tùng.
C. Đối xử tàn nhẫn với nông nô.
D. Sống bình đẳng với nông nô.
- Câu 10 : Khi tràn vào lãnh thổ Rô-ma, người Giéc-man không thực hiện hành động nào sau đây?
A. Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ.
B. Thành lập vương quốc của người Ăng – glô Xắc-xông, Vương quốc Phơ-răng...
C. Chiếm ruộng đất của người Rô-ma cũ rồi chia cho nhau.
D. Thành lập các thành thị trung đại.
- Câu 11 : Điểm khác biệt cơ bản giữa nền kinh tế trong thành thị trung đại với lãnh địa phong kiến là gì?
A. Kinh tế hàng hóa, tự do trao đổi buôn bán.
B. Nền kinh tế đóng kín, tự cung tự cấp.
C. Tương đối cởi mở nhưng vẫn đặt dưới sự cai quản của lãnh chúa.
D. Kinh tế tiểu nông, tự do trao đổi.
- Câu 12 : Vì sao sự xuất hiện của các thành thị trung đại lại thúc đẩy sự xác lập chế độ phong kiến tập quyền ở châu Âu?
A. Yêu cầu thống nhất thị trường dân tộc để sản xuất, buôn bán thuận lợi.
B. Yêu cầu lực lượng nhân công lớn cho sản xuất.
C. Yêu cầu xác lập quyền lực của tầng lớp thương nhân.
D. Yêu cầu xác lập vai trò của nhà vua chuyên chế.
- Câu 13 : Vì sao có thể khẳng định: “Thành thị là bông hoa rực rỡ nhất thời trung đại”?
A. Sự ra đời của thành thị tạo ra sự biến đổi mạnh mẽ về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội ở châu Âu thời trung đại.
B. Sự ra đời của thành thị thúc đẩy sự xác lập của chế độ phong kiến tập quyền.
C. Sự ra đời của thành thị thúc đẩy quan hệ giao lưu buôn bán giữa phương Tây với phương Đông.
D. Sự ra đời của thành thị là nguồn động lực lớn cho sự phục hồi của nền văn minh Hi Lạp - La Mã.
- Câu 14 : Mục tiêu hướng tới của các thương nhân châu Âu trong các cuộc phát kiến địa lý là khu vực nào?
A. Nam Phi
B. Các nước phương Đông, đặc biệt là Ấn Độ
C. Bắc Phi
D. Châu Mĩ
- Câu 15 : Ai là người đầu tiên thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới?
A. Ph. Ma-gien-lan
B. Va-xcô đơ Ga-ma.
C. C. Cô-lôm-bô.
D. B. Đi-a-xơ.
- Câu 16 : Ai là người đã thực hiện chuyến hành trình qua cực Nam châu Phi, cập bến Ca-li-cút (Ấn Độ) năm 1498?
A. Ph. Ma-gien-lan.
B. Va-xcô đơ Ga-ma.
C. C. Cô-lôm-bô.
D. B. Đi-a-xơ.
- Câu 17 : Các cuộc phát kiến địa lí đã đem lại sự giàu có cho các tầng lớp nào ở châu Âu?
A. Quý tộc và công nhân làm thuê.
B. Tướng lĩnh quân sự và quý tộc.
C. Công nhân giàu có và nhà tư bản.
D. Quý tộc và thương nhân.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 1 Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 2 Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 3 Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 4 Trung Quốc thời phong kiến
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 5 Ấn Độ thời phong kiến
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 6 Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 7 Những nét chung về xã hội phong kiến
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 8 Nước ta buổi đầu độc lập
- - Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 7 năm học 2016-2017
- - Trắc nghiệm Bài 9 Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê - Lịch sử 7