Trắc nghiệm sử 9 bài 21 : Việt Nam trong những năm...
- Câu 1 : Sự kiện nào trên thế giới có tác động sâu sắc nhất tới tình hình Việt Nam giai đoạn 1939-1945?
A. Chiến tranh thế giới thứ diễn ra.
B. Trục phát xít được hình thành.
C. Nhật và Pháp ký “Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương”.
D. Pháp đầu hàng phát xít Đức.
- Câu 2 : Khởi nghĩa Bắc Sơn bùng nổ năm bao nhiêu?
A. 1939.
B. 1940.
C. 1941.
D. 1942.
- Câu 3 : Đội du kích Bắc Sơn là tiền thân của tổ chức nào sau đây?
A. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.
B. Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
C. Cứu quốc quân.
D. Mặt trận Việt Minh.
- Câu 4 : Khởi nghĩa Nam kỳ nổ ra năm bao nhiêu?
A. 1939.
B. 1940.
C. 1941.
D. 1942.
- Câu 5 : Ngày 23/7/1941, Chính phủ Pháp đã kí với Nhật văn kiện gì?
A. Hiệp ước tấn công Đông Dương.
B. Hiệp ước mở cửa Đông Dương.
C. Hiệp ước hòa bình Đông Dương.
D. Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương.
- Câu 6 : Người chỉ huy binh biến Đô Lương là ai?
A. Đội Cấn.
B. Đội Cung.
C. Võ Nguyên Giáp.
D. Cai Vy.
- Câu 7 : Các cuộc khởi nghĩa và binh biến đầu tiên trong năm 1940-1941 có ý nghĩa lớn nhất là gì?
A. Rút ra những bài học kinh nghiệm về xây dựng lực lượng và chiến thuật , chuẩn bị trực tiếp cho Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám.
B. Làm cho âm mưu câu kết giữa chính phủ Pháp và phát xít Nhật bị hoàn toàn thất bại.
C. Làm cho Cách mạng Việt Nam phục hồi và phát triển lực lượng, chuẩn bị tiến lên Tổng khởi nghĩa.
D. Thể hiện tinh thần yêu nước bất diệt của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam.
- Câu 8 : Thực dân Pháp thi hành chính sách gì để nắm quyền chỉ huy nền kinh tế Đông Dương?
A. Tăng thuế.
B. Chính sách “kinh tế chỉ huy”.
C. Thu mua lương thực.
D. Tích trữ lương thực.
- Câu 9 : Thủ đoạn tàn độc nhất của Nhật là gì?
A. Thu mua lương thực
B. Tích trữ lương thực
C. Thu mua lương thực theo lối cưỡng bức
D. Thu mua gạo giá rẻ
- Câu 10 : Lực lượng vũ trang của cuộc nổi dậy nào được duy trì và phát triển trở thành Cứu quốc quân?
A. Bắc Sơn
B. Đô Lương
C. Nam Kì
D. Bắc Sơn và Nam Kì
- Câu 11 : Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn đã để lại di sản gì cho lực lượng vũ trang Việt Nam sau này?
A. Đội tự vệ Cao Bằng
B. Trung đội cứu quốc quân
C. Đội du kích Bắc Sơn
D. Đội Việt Nam giải phóng quân
- Câu 12 : Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ đã tạo ra nguy cơ gì đối với thực dân Pháp ở Đông Dương?
A. Phong trào cách mạng ở thuộc địa bùng nổ, bị Nhật hất cẳng
B. Bị phát xít Đức tiêu diệt
C. Phải chia sẻ quyền lợi ở Đông Dương với phát xít Nhật
D. Nguồn thu lợi nhuận từ Đông Dương bị suy giảm
- Câu 13 : Thực dân Pháp đã thực hiện chính sách gì để vơ vét tối đa những nguồn lợi ở Đông Dương trong chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Kinh tế tập trung
B. Kinh tế chỉ huy
C. Kinh tế mới
D. Kinh tế thời chiến
- Câu 14 : Lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa nào?
A. Khởi nghĩa Bắc Sơn
B. Khởi nghĩa Nam Kì
C. Binh biến Đô Lương
D. Khởi nghĩa từng phần
- Câu 15 : Cuộc khởi nghĩa Nam Kì (11-1940) nổ ra trong bối cảnh lịch sử nào?
A. Quân Pháp dùng người Việt làm bia đỡ đạn trong cuộc xung đột với Xiêm
B. Nước Pháp bị phát xít Đức chiếm đóng, cơ hội để nhân dân Việt Nam nổi dậy đã đến
C. Quân Nhật mở rộng phạm vi chiếm đóng ở Nam Bộ
D. Trung ương Đảng ra chỉ thị phát động khởi nghĩa ở Nam Kì
- Câu 16 : Tình hình Việt Nam từ năm 9-1940 đến trước ngày 9-3-1945 có đặc điểm gì nổi bật?
A. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố đẫm máu phong trào cách mạng Việt Nam
B. Đông Dương trở thành thị trường độc chiếm của phát xít Nhật
C. Chiến tranh Pháp - Nhật ở Đông Dương
D. Pháp - Nhật câu kết với nhau để thống trị, bóc lột nhân dân Việt Nam
- Câu 17 : Hậu quả nghiêm trọng nhất từ chính sách cướp bóc của Pháp - Nhật đối với nhân dân Việt Nam là gì?
A. Khủng hoảng kinh tế trầm trọng
B. Khoảng 2 triệu người dân Việt Nam chết đói
C. Cách mạng bùng nổ trong cả nước
D. Mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt
- Câu 18 : Đâu không phải là ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (9-1940) và khởi nghĩa Nam Kì (11-1940)?
A. Nêu cao tinh thần anh hùng bất khuất của nhân dân ta
B. Giáng đòn mạnh vào thực dân Pháp, phát xít Nhật
C. Chứng tỏ đường lối chuyển hướng của Đảng Cộng sản Đông Dương là đúng đắn
D. Thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam với cuộc đấu tranh chống phát xít của nhân dân thế giới
- Câu 19 : Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam thời kì 1939 - 1945 là gì?
A. Đánh đổ đế quốc, phát xít xâm lược giành độc lập dân tộc
B. Đánh đổ các giai cấp bóc lột giành quyền tự do dân chủ
C. Lật đổ chế độ phong kiến giành ruộng đất cho dân cày
D. Lật đổ chế độ phản động thuộc địa cải thiện dân sinh
- Câu 20 : Lý do chủ yếu nào buộc thực dân Pháp phải đồng ý bắt tay với phát xít Nhật cùng cai trị Đông Dương?
A. Quân Pháp ở Đông Dương không đủ khả năng để chống lại Nhật
B. Pháp muốn giữ thế hòa hoãn tạm thời để chờ cơ hội phản công
C. Nước Pháp đã bị phát xít Đức chiếm đóng, chính phủ Đờgôn phải lưu vong
D. Do phe Trục đang chiếm ưu thế trên thế giới
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 1 Liên Xô và các nước Đông Âu từ 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 3 Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 4 Các nước Châu Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 5 Các nước Đông Nam Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 6 Các nước châu Phi
- - Trắc nghiệm Bài 7 Các nước Mĩ La - tinh - Lịch sử 9
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 8 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 9 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 10 Các nước Tây Âu