Trắc nghiệm bài Ôn tập truyện và kí
- Câu 1 : Thế nào là tác phẩm thuộc loại hình tự sự?
A. Là tác phẩm miêu tả cảnh vật, con người trong cuộc sống
B. Là tác phẩm trình bày những nhận xét, đánh giá của người viết về một vấn đề trong cuộc sống
C. Là tác phẩm tái hiện bức tranh đời sống một cách khách quan qua lời kể của người kể chuyện
D. Là tác phẩm bộc lộ những cảm xúc, thái độ của người viết về cảnh vật, con người, cuộc sống
- Câu 2 : Trong những tác phẩm dưới đây, tác phẩm nào không phải thể kí?
A. Cây tre Việt Nam
B. Bức tranh của em gái tôi
C. Cô Tô
D. Lòng yêu nước
- Câu 3 : Yếu tố nào thường không có trong thể kí?
A. Cốt truyện
B. Sự việc
C. Nhân vật kể chuyện
D. Lời kể
- Câu 4 : Những yếu tố nào thường có trong truyện?
A. Nhân vật, cốt truyện
B. Nhân vật, lời kể
C. Lời kể, cốt truyện
D. Cốt truyện, nhân vật, lời kể
- Câu 5 : Đại ý của bài Cô Tô là gì?
A. Cảnh thiên nhiên và cảnh sinh hoạt của con người trên vùng đảo Cô Tô hiện lên trong sáng, tươi đẹp
B. Cảnh con người ở Cô Tô
C. Cảnh thiên nhiên ở Cô Tô
D. Giúp ta hiểu biết về một vùng đất của Tổ Quốc- quần đảo Cô Tô
- Câu 6 : Câu "Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu" để nói về nhân vật nào?
A. Dế Mèn
B. Dượng Hương Thư
C. Kiều Phương
D. Dế Choắt
- Câu 7 : Cho đoạn văn sau:Mưa sầm sập, giọt ngã, giọt bay, bụi nước tỏa trắng ngần. Trong nhà âm xâm hẳn đi. Mùi nước mưa mới ấm, ngòn ngọt, ngai ngái. Mùi man mác, xa lạ của những trận mưa đầu mùa đem về. Mưa rèo rèo trên sân, gõ lộp độp trên phên nứa, mái giại, đập lùng tùng, liên miên vào tàu lá chuối. Tiếng giọt gianh đổ ồ ồ, xói lên những rãnh nước sâu...Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?
A. Miêu tả về cơn mưa
B. Kể về cơn mưa đầu mùa
C. Bày tỏ nỗi nhớ của tác giả về cơn mưa đầu mùa
D. Tái hiện hình ảnh và ấn tượng về cơn mưa đầu mùa
- Câu 8 : Cho đoạn văn sau: Mưa sầm sập, giọt ngã, giọt bay, bụi nước tỏa trắng ngần. Trong nhà âm xâm hẳn đi. Mùi nước mưa mới ấm, ngòn ngọt, ngai ngái. Mùi man mác, xa lạ của những trận mưa đầu mùa đem về. Mưa rèo rèo trên sân, gõ lộp độp trên phên nứa, mái giại, đập lùng tùng, liên miên vào tàu lá chuối. Tiếng giọt gianh đổ ồ ồ, xói lên những rãnh nước sâu...Có bao nhiêu từ láy được sử dụng trong đoạn văn trên?
A. 8
B. 9
C. 10
D. 11
- Câu 9 : Đặc trưng về nghệ thuật miêu tả của đoạn văn trên?
A. Liên tưởng, tượng tượng độc đáo
B. Giàu hình ảnh so sánh, ví von
C. Sử dụng nhiều biện pháp nhân hóa, ẩn dụ
D. Câu văn giàu nhịp điệu, từ ngữ sinh động
- Câu 10 : Trình tự miêu tả đúng của một bài văn miêu tả?
A. Giới thiệu đối tượng được tả
B. Tả đối tượng theo một thứ tự nhất định
C. Tả chi tiết về đối tượng, nêu nhận xét
D. Giới thiệu đối tượng được miêu tả, tả chi tiết theo trình tự nhất định, nêu nhận xét, cảm nghĩ
- - Đề thi HK1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc
- - Đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2017-2018, Trường THCS Bắc Hồng
- - Đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2017-2018, Trường THCS Đội Cấn
- - Đề thi HK1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2018, Trường THCS Nam Điền
- - Đề thi HK2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2017-2018, Trường THCS Đồng Cương
- - Đề thi HK2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2017-2018, Trường THCS Vĩnh Thịnh
- - Đề thi HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 6 - Trường THCS Nguyễn Tri Phương
- - Đề thi HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 6 - Trường THCS Bàn Đạt
- - Đề thi HK2 môn Ngữ Văn 6 năm 2020 - Trường THCS Thiệu Tiến
- - Đề thi HK2 môn Ngữ Văn 6 năm 2020 - Trường PTDTNT THCS Buôn Đôn