- Sinh thái học hệ sinh thái số 2
- Câu 1 : Khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng ?
A Trong chu trình dinh dưỡng, năng lượng được truyền từ bậc dinh dưỡng cao đến bậc dinh dưỡng thấp liền kề.
B Ở mỗi bậc dinh dưỡng, năng lượng chủ yếu bị mất đi do hoạt động hô hấp của sinh vật.
C Ở bậc dinh dưỡng càng cao thì tổng năng lượng được tích lũy trong sinh vật càng giảm.
D Năng lượng được truyền theo một chiều và được giải phóng vào môi trường dưới dạng nhiệt.
- Câu 2 : Sự diễn thế sinh thái của một hệ khi điều kiện môi trường vật lí tương đối ổn định được gây ra bởi :
A Nguồn thức ăn ngoại sinh được bổ sung vào hệ ngày càng nhiều.
B Cạnh tranh loại trừ giữa các nhóm loài ngày càng khó dung hòa.
C Vật ăn thịt khai thác quá mức dẫn đến nguy cơ khánh kiệt nguồn lợi.
D Chu trình sinh địa hóa trong hệ bị ngưng trệ.
- Câu 3 : Diễn thế dị dưỡng xuất hiện ở những hồ nước :
A Được tiếp nhận nguồn nước nóng địa nhiệt.
B Khoáng chất đổ ra từ một vùng núi đá vôi ngày một tăng
C Chất hữu cơ có nguồn gốc từ ngoài xâm nhập vào ngày một nhiều
D Sự đa dạng về loài của các nhóm động vật sống trong đó khá cao.
- Câu 4 : Khi nói về cấu trúc của lưới thức ăn, kết luận nào sau đây đúng ?
A Mỗi hệ sinh thái có một hoặc nhiều lưới thức ăn.
B Lưới thức ăn càng đa dạng thì hệ sinh thái càng kém ổn định.
C Cấu trúc của lưới thức ăn thay đổi theo mùa, theo môi trường.
D Khi bị mất một mắt xích nào đó vẫn không làm thay đổi cấu trúc của lưới thức ăn.
- Câu 5 : Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền theo một chiều từ:
A sinh vật này sang sinh vật khác và quay trở lại sinh vật ban đầu.
B sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường.
C môi trường vào sinh vật phân giải sau đó đến sinh vật sản xuất.
D sinh vật tiêu thụ vào sinh vật sản xuất và trở về môi trường.
- Câu 6 : Quá trình cố định nitơ được thực hiện nhờ :
A Động vật trả lại nitơ cho môi trường dưới dạng các hợp chất chứa nitơ
B Nitơ được sinh vật sử dụng để tạo thành protein dưới dạng nitrat,
C Bacteria tiếp nhận nitơ tự do từ không khí.
D Năng lượng ánh sáng bẻ gẫy nitrat thành khí nitơ.
- Câu 7 : Hàu lọc phytoplankton trong nước làm thức ăn, song lại bị Hải mã ăn thịt. Về phía mình, Hải mã lại trở thành thức ăn cho gấu Bác cực. Trong ví dụ này, động vật tiêu thụ sơ cấp chính là :
A Con Hầu.
B Phytoplankton
C Hải mã
D Gấu Bắc cực.
- Câu 8 : Quần xã sinh vật nào có mức đa dạng nhất :
A Các cồn cát ở miền Trung
B Các vùng nước khơi Biển Đông
C Rừng Hải Vân - Bạch Mã
D Các ngọn suối miền núi.
- Câu 9 : Ở một vùng biển, năng lượng bức xạ chiếu xuống mặt nước đạt đến 3 triệu kcal/m2/ngày. Tảo silic chỉ đồng hóa được 3% tổng năng lượng đó. Giáp xác trong hồ khai thác được 40% năng lượng tích lũy trong tảo, còn cá ăn giáp xác khai thác được 0,0015 năng lượng của giáp xác. Hiệu suất sử dụng năng lượng của bậc dinh dưỡng cuối cùng so với tổng năng lượng ban đầu là:
A 0,00018%.
B 0,18%.
C 0,0018%.
D 0,018%.
- Câu 10 : Trong một hệ sinh thái đồng cỏ xét 5 loài với sinh vật lượng của các loài như sau: Loài A có 105 kcal, loài B có 106 kcal, loài C có 1,5.106 kcal, loài D có 2.107 kcal, loài E có 104 kcal. Từ 5 loài này có thể tạo ra chuỗi thức ăn có nhiều nhất bao nhiêu mắt xích ?
A 3 mắt xích.
B 2 mắt xích.
C 5 mắt xích.
D 4 mắt xích.
- Câu 11 : Hàng loạt các sự kiện trong đó, tổng năng lượng thức ăn được chuyển từ một nhóm cơ thể ở bậc dinh dưỡng này sang một bậc dinh dưỡng cao hơn và tiếp tục lên các bậc cao nữa sẽ hình thành:
A Một tháp dinh dưỡng
B Một lưới thức ăn.
C Một xích thức ăn.
D Một dẫy diễn thế sinh thái.
- Câu 12 : Các nhân tố vô sinh và hữu sinh trong một vùng nhất định tương tác với nhau hình thành nên :
A Một mức dinh dưỡng.
B Một lưới thức ăn
C Một quần xã sinh vật.
D Một hệ sinh thái.
- Câu 13 : Trong các hệ sinh thái sau đây, hệ sinh thái nào có khả năng tự điều chỉnh tốt nhất ?
A Cánh đồng lúa
B Ao nuôi cá.
C Rừng mưa nhiệt đới.
D Đầm nuôi tôm.
- Câu 14 : Trong một hệ sinh thái, nhóm sinh vật nào sau đây sẽ làm chậm tốc độ tuần hoàn vật chất của các nguyên tố ?
A Thực vật bậc cao.
B Vi sinh vật.
C Động vật.
D Vi tảo và rong rêu.
- Câu 15 : Khi nói về lưới thức ăn, điều nào sau đây không đúng ?
A Là một tập hợp các chuỗi thức ăn có các mắt xích chung.
B Những loài rộng thực đóng vai trò là những mắt xích chung.
C Cấu trúc của lưới thức ăn càng đơn giản khi đi từ vĩ độ cao xuống vĩ độ thấp.
D Các hệ sinh thái đỉnh cực có lưới thức ăn phức tạp hơn các hệ sinh thái trẻ.
- Câu 16 : Trong một chuỗi thức ăn, mắt xích sau thường có tổng sinh khối bé hơn mắt xích trước. Nguyên nhân chủ yếu là vì:
A trong quá trình chuyển hóa giữa các bậc dinh dưỡng, năng lượng bị thất thoát tới 90%.
B sinh vật ở mắt xích sau không tiêu diệt triệt để sinh vật ở mắt xích trước.
C năng lượng bị mất đi dưới dạng nhiệt hoặc qua sản phẩm bài tiết.
D hiệu suất chuyển hóa năng lượng của sinh vật ở mắt xích sau thấp hơn mắt xích trước.
- Câu 17 : Các tập hợp nào dưới đây thuộc hệ sinh thái :
A Có cấu trúc giới tính và nhóm tuổi, có quy luật biến động số lượng.
B Có xích thức ăn, tháp sinh thái, có sự trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường.
C Có mối quan hệ giữa các loài, có loài ưu thế, thứ yếu và loài chìa khóa.
D Gồm những loài sinh vật dị dưỡng và có sự phân hóa về ổ sinh thái.
- Câu 18 : Thành phần nào dưới đây tham gia vào quá trình sản xuất nguồn thức ăn sơ cấp ?
A Các loài tảo Đỏ, tảo Lục và tảo Nâu.
B Các loài vi khuẩn Azotobacter, Rhisobium. Nostoc.
C Các loài côn trùng sống trong nước.
D Các cây ắp ấm.
- Câu 19 : Những nhóm sinh vật nào thuộc sinh vật tiêu thụ thực sự trong hê sinh thái ?
A Các nhóm vi sinh không lưu huỳnh mầu đỏ tía, vi khuẩn lưu huỳnh mầu xanh và mầu đỏ.
B Các đại diện thuộc Rêu, Dương xỉ và cỏ Tháp bút.
C Nấm và vi khuẩn sống hoại sinh.
D Các loài thuộc Dinoflagellata.
- Câu 20 : Chủng vi khuẩn trong các tập hợp nào dưới đây tham gia vào quá trình phân hủy sunphát (SO42-) :
A Metanococcus, Desulfovibrio, Beggiatoa, Thiobacillus...
B Pseudomonas, Escherichia, nÊm...
C Vi khuẩn ôxi hóa H2S và lưu huỳnh.
D Khuẩn Lam (Oscillatoria, Microcystis, Nodularia, Gloeocapsa...).
- Câu 21 : Trong một lưới thức ăn của một hệ sinh thái mà chuỗi thức ăn dài nhất chỉ có 5 mắt xích. Trong lưới thức ăn này, bậc dinh dưỡng có ít loài nhất là:
A bậc thứ nhất.
B bậc thứ hai.
C bậc thứ năm.
D bậc thứ tư.
- Câu 22 : Hãy chọn kết luận đúng về quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái:
A Sự chuyển hóa vật chất diễn ra trước, sự chuyển hóa năng lượng diễn ra sau.
B Trong quá trình chuyển hóa, vật chất bị thất thoát còn năng lượng được quay vòng và tái tạo trở lại.
C Qua mỗi bậc dinh dưỡng, cả năng lượng và vật chất đều bị thất thoát khoảng 90%.
D Vật chất và năng lượng được chuyển hóa theo chuỗi thức ăn có trong hệ sinh thái.
- Câu 23 : Một trong những điểm khác nhau của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là:
A Hệ sinh thái nhân tạo thường có chuỗi thức ăn ngắn và lưới thức ăn đơn giản hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.
B Do sự can thiệp của con người nên hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.
C Do được con người bổ sung thêm các loài sinh vật nên hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng cao hơn hệ sinh thái tự nhiên.
D Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ kín còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ mở.
- Câu 24 : Theo lí thuyết, trong các loài sau đây thì loài nào có hiệu suất sinh thái cao nhất ?
A Loài thú dữ.
B Loài thú ăn cỏ.
C Loài cá ăn thịt.
D Loài tôm ăn vi tảo.
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen