Trắc nghiệm bài Lẽ ghét thương
- Câu 1 : Địa danh nào sau đây là quê hương của Nguyễn Đình Chiểu?
A. Làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định
B. Làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương
C. Làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
D. Làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định
- Câu 2 : Nguyễn Đình Chiểu xuất thân trong gia đình như thế nào?
A. Nông dân
B. Nho giáo
C. Quan lại đã sa sút
D. Gia đình có truyền thống đấu tranh cách mạng
- Câu 3 : Nội dung nào dưới đây không đúng về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu?
A. Cuộc đời ông gặp nhiều mất mát, gian truân.
B. Trên đường trở về chịu tang mẹ, vì thời tiết thất thường, vất vả khóc thương nhiều nên ông bị bệnh. Nhưng sau đó chữa khỏi được.
C. Nguyễn Đình Chiểu bị hôn thê bội ước
D. Sau khi đóng cửa chịu tang, ông mở trường dạy học và làm thuốc.
- Câu 4 : Nhận định nào dưới đây nói chính xác về Nguyễn Đình Chiểu?
A. Sĩ phu yêu nước
B. Thầy đồ, thầy thuốc
C. Nhà thơ
D. Tất cả đều đúng
- Câu 5 : Tác phẩm nào không phải là sáng tác giai đoạn sau khi thực dân Pháp xâm lược của Nguyễn Đình Chiểu?
A. Dương Từ - Hà Mậu
B. Chạy giặc
C. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
D. Văn tế Trương Định
- Câu 6 : Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Đình Chiểu mang đậm màu sắc của:
A. Trung Bộ
B. Bắc Bộ
C. Nam Bộ
D. Tất cả đều đúng
- Câu 7 : Đáp án nào sau đây không phải là đặc điểm thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu?
A. Ông thường sáng tác bằng chữ Nôm, ngôn ngữ nghệ thuật bình dị, giàu sức gợi cảm.
B. Ông là nhà thơ đầu tiên xây dựng thành công hình ảnh người nông dân trong văn học Việt
C. Vận dụng sáng tạo hình ảnh, cách nói của văn học dân gian
D. Ông đề cao tư tưởng Nho gia
- Câu 8 : Đáp án nào dưới đây không phải mẫu người lí tưởng trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu?
A. Con người nhân hậu
B. Con người ngay thẳng, dám đấu tranh với các thế lực tàn bạo, cứu nhân độ thế.
C. Con người thủy chung
D. Con người gặp nhiều bất hạnh trong cuộc sống
- Câu 9 : Nguyễn Đình Chiểu được xem là nhà thơ tiêu biểu nhất cho dòng văn chương đạo đức, ngoài ra còn được xem là:
A. Người đi tiên phong trong việc làm giàu có ngôn ngữ đặc trưng Nam Bộ.
B. Người đi tiên phong trong các tác giả Nam Bộ đưa văn học Nam Bộ hoà vào dòng chảy chung của văn học nước nhà.
C. Là lá cờ đầu của văn thơ chống ngoại xâm thời thuộc Pháp.
D. Là người có số phận bất hạnh nhưng trái tim vô cùng quả cảm.
- Câu 10 : Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu được sáng tác khi nào?
A. Khi ông bị mù, về dạy học và chữa bệnh cho dân ở Gia Định
B. Khi ông đỗ Tú tài ở trường thi Gia Định
C. Khi chịu tang mẹ
D. Khi ông cùng gia đình xuôi về vùng lánh nạn ở Bến Tre
- Câu 11 : Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu được viết bằng chữ:
A. Hán
B. Nôm
C. Chữ Quốc ngữ
D. Chữ khác
- Câu 12 : Thể loại của Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu là:
A. Truyện thơ Nôm
B. Thơ văn xuôi
C. Truyện dài
D. Thơ trữ tình
- Câu 13 : Đoạn trích Lẽ ghét thương được trích từ tác phẩm nào?
A. Ngư, tiều y thuật vấn đáp - Nguyễn Đình Chiểu
B. Dương Từ - Hà Mậu - Nguyễn Đình Chiểu
C. Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu
D. Chạy giặc - Nguyễn Đình Chiểu
- Câu 14 : Vị trí của đoạn trích Lẽ ghét thương trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên?
A. Từ câu 473 đến câu 504 của tác phẩm
B. Từ câu 437 đến câu 540 của tác phẩm
C. Từ câu 347 đến câu 504 của tác phẩm
D. Từu câu 437 đến câu 405 của tác phẩm
- Câu 15 : Truyện Lục Vân Tiên được viết bằng thể thơ nào sau đây?
A. Thất ngôn bát cú
B. Song thất lục bát
C. Lục bát
D. Thất ngôn trường thiên
- Câu 16 : Ông Quán là biểu tượng của tình cảm yêu ghét, phân minh trong sáng của ai?
A. Tác giả Nguyễn Đình Chiểu
B. Quần chúng
C. Lục Vân Tiên
D. Bùi Kiệm
- Câu 17 : Nội dung sau đúng hay sai?
"Lẽ ghét thương kể lại cuộc đối thoại giữa ông Quán và bốn chàng nho sinh (Vân Tiên, Tử Trực, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm) khi họ cùng uống rượu, làm thơ trong quan của ông trước lúc vào trường thi".A. Đúng
B. Sai
- Câu 18 : Nhân vật ông Quán là:
A. Nhân vật chính nghĩa
B. Nhân vật phi nghĩa
C. Nhân vật chức năng
D. Nhân vật chính
- Câu 19 : Câu thơ nào dưới đây chỉ rõ căn nguyên chuyện ghét thương của tác giả Nguyễn Đình Chiểu?
A. "Coi rồi lại khiến lòng hằng xót xa"
B. "Vì chưng hay ghét cũng là hay thương"
C. "Chẳng hay thương ghét, ghét thương lẽ nào?"
D. "Quán rằng: "Ghét việc tầm phào,"
- Câu 20 : Đâu là gốc rễ, nguyên nhân sâu xa của nỗi ghét thương của tác giả?
A. Bởi tình thương dân sâu sắc
B. Bởi ông tôn thờ đạo đức Nho giáo
C. Bởi nỗi niềm riêng tư của tác giả
D. Tất cả các đáp án trên
- Câu 21 : Những triều đại mà ông Quán ghét, được liệt kê trong đoạn trích Lẽ ghét thương là:
A. Đời Kiệt, Trụ
B. Đời U, Lệ
C. Đời Ngũ bá
D. Đời thúc quý
- Câu 22 : Nghệ thuật không được sử dụng trong bốn câu thơ sau là: "Ghét đời Kiệt, Trụ mê dâm, / Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hang / Ghét đời U, Lệ đa đoan, / Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần".
A. Điệp từ
B. Hoán dụ
C. Đối
D. Liệt kê
- Câu 23 : Bốn dòng thơ "Ghét đời Kiệt, Trụ mê dâm", "Ghét đời U, Lệ đa đoan"; "Ghét đời Ngũ bá phân vân"; "Ghét đời thúc quý phân băng". Đó là những triều đại mà ông Quán ghét. Những triều đại đó giống nhau ở điểm nào sau đây?
A. Vua chúa vô đạo, thối nát.
B. Vua chúa gây chiến tranh để thoả mãn tham vọng quyền lực.
C. Vua chúa xa xỉ và mê dâm.
D. Vua chúa không chăm lo đời sống của nhân dân.
- Câu 24 : Các nhân vật không được tác giả nhắc đến trong đoạn trích Lẽ ghét thương là:
A. Khổng Tử, Nhan Tử, Đồng Tử
B. Vương Chiêu Quân
C. Gia Cát
D. Nguyên Lượng
- Câu 25 : Những danh sĩ trong sử sách được tác giả nhắc đến, họ đều có đặc điểm chung là gì?
A. Giữ chức quan cao trong triều đình
B. Văn võ song toàn
C. Họ đều là người có tài, có chí muốn hành đạo, giúp đời, giúp dân nhưng vì thời cuộc đều không đạt được sở nguyện
D. Tất cả các đáp án trên
- Câu 26 : "Các danh sĩ là những người đồng cảnh ngộ với Nguyễn Đình Chiểu". Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
- Câu 27 : Hai câu kết sử dụng nghệ thuật gì?
A. Nghệ thuật tiểu đối
B. Điệp ngữ
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai
- Câu 28 : Trong thái độ ghét - thương của ông Quán, thể hiện quan niệm, tư tưởng gì?
A. Quan niệm về đạo đức Nho giáo.
B. Quan niệm về đạo đức Lão giáo.
C. Tư tưởng yêu nước thương dân.
D. Tư tưởng công bình xã hội.
- Câu 29 : Về phương diện thủ pháp nghệ thuật, yếu tố nào tạo sự hấp dẫn và độc đáo của đoạn trích “Lẽ ghét thương”?
A. Những câu thơ đầy tính triết lí nhân sinh.
B. Sự phong phú qua lượng điển tích, điển cố sử dụng trong đoạn trích.
C. Lời lẽ mộc mạc, giản dị, giọng điệu trầm lắng.
D. Những cảm xúc trong sáng cao cả.
- Câu 30 : Hai từ “thánh nhân” trong câu thơ: “Thương là thương đức thánh nhân” trong đoạn trích “Lẽ ghét thương” là nói đến nhân vật nào sau đây?
A. Lão Tử
B. Khổng Tử
C. Trang Tử
D. Mạnh Tử
- - Đề thi HK2 môn Ngữ Văn 11 năm 2019 - Trường THPT Tùng Thiện
- - Đề thi HK2 môn Ngữ Văn 11 năm 2019 - Trường THPT Trung Giã
- - Đề thi HSG môn Ngữ Văn 11 năm 2020 - Trường THPT Nguyễn Huệ
- - Đề thi HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 11 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển
- - Đề thi HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 11 - Trường THPT Thống Nhất A
- - Đề thi HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 11 - Trường THPT Đồng Phú
- - Đề kiểm tra HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 11 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển
- - Đề thi HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 11 - Trường THPT Phan Đình Phùng
- - Đề thi HK2 môn Ngữ Văn 11 năm 2020 - Trường THPT Trung Giã
- - Đề thi HK2 môn Ngữ Văn 11 năm 2020 - Trường THPT Lương Thế Vinh