Đề kiểm tra 15 phút Địa Lí 9 Học kì 1 có đáp án (L...
- Câu 1 : Trên các vùng núi cao ở Trung du miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú của dân tộc:
A. Mông
B. Dao
C. Thái
D. Mường
- Câu 2 : Dân cư nước ta phân bố không đồng đều, tập trung đông đúc ở vùng:
A. Hải đảo
B. Miền núi
C. Trung du
D. Đồng bằng
- Câu 3 : Giải quyết vấn đề việc làm không cần có biện pháp:
A. Phân bố lại dân cư và lao động.
B. Đa dạng các hoạt động kinh tế nông thôn.
C. Đa dạng các loại hình đào tạo nghề.
D. Chuyển hết lao động nông thôn xuống thành thị.
- Câu 4 : Nước ta có thể trồng từ 2 đến 3 vụ lúa và rau trong một năm là nhờ:
A. Nhiều diện tích đất phù sa.
B. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
C. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
D. Nguồn sinh vật phong phú.
- Câu 5 : Nền nông nghiệp nước ta thay đổi theo hướng:
A. Độc canh cây hoa màu sang đa dạng cơ cấu cây công nghiệp, cây trồng khác.
B. Độc canh cây lương thực sang đa dạng cơ cấu cây công nghiệp, cây trồng khác.
C. Độc canh cây công nghiệp sang đa dạng cơ cấu cây lương thực và cây trồng.
D. Độc canh cây lúa sang đa dạng cơ cấu cây công nghiệp, cây trồng khác.
- Câu 6 : Trung du niền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú của các dân tộc:
A. Tày, Nùng, Dao, Thái, Mông.
B. Tây, Nùng, Ê –Đê, Ba –Na.
C. Tày, Mừng, Gia-rai, Mơ nông.
D. Dao, Nùng, Chăm, Hoa.
- Câu 7 : Sự gia tăng dân số nước ta hiện nay không có đặc điểm:
A. Tỉ lệ sinh tương đối thấp và đang giảm chậm.
B. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số khác nhau giữa các vùng.
C. Mỗi năm dân số nước ta tăng lên khoảng một triệu người.
D. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên ở đồng bằng cao hơn ở miền núi và nông thôn.
- Câu 8 : Cả nước hình thành các vùng kinh tế năng động thể hiện:
A. Sự chuyển dịch cơ cấu GDP của nền kinh tế.
B. Sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế.
C. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
D. Sự chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế.
- Câu 9 : Khu vực có diện tích đất phù sa lớn nhất nước ta là:
A. Các vùng trung du và miền núi.
B. Vùng Đồng bằng sông Hồng.
C. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Các đồng bằng ở duyên hải Miền Trung.
- Câu 10 : Ở nước ta cây lúa được trồng chủ yếu ở
A. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu long.
B. Các đồng bằng ven biển Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên.
D. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.
- Câu 11 : Duyên Hải Nam Trung bộ và Nam Bộ là địa bàn cư trú của các dân tộc:
A. Chăm, Khơ-me.
B. Vân Kiều, Thái.
C. Ê –đê, mường.
D. Ba-na, cơ –ho.
- Câu 12 : Dân số thành thị tăng nhanh, không phải vì:
A. Gia tăng tự nhiên cao
B. Do di dân vào thành thị
C. Do tăng tỉ trọng khu vực dịch vụ
D. Nhiều đô thị mới hình thành
- Câu 13 : Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ?
A. Giảm tỉ trọng khu vực nông, lâm, ngư nghiệp.
B. Trong nông nghiệp đã hình thành các vùng chuyên canh.
C. Kinh tế cá thể được thừa nhận và ngày càng phát triển.
D. Công nghiệp là ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất.
- Câu 14 : Hạn chế của tài nguyên nước ở nước ta là:
A. Chủ yếu là nước trên mặt, nguồn nước ngầm không có.
B. Phân bố không đều giữa các vùng lãnh thổ.
C. Phân bố không đều trong năm gây lũ lụt và hạn hán.
D. Khó khai thác để phục vụ nông nghiệp vì hệ thóng đê ven sông.
- Câu 15 : Một trong những tác động của việc đẩy mạnh trồng cây công nghiệp:
A. Diện tích đất trồng bị thu hẹp.
B. Công nghiệp chế biến trở thành ngành trọng điểm.
C. Đã đảm bảo được lương thực thực phẩm.
D. Diện tích rừng nước ta bị thu hẹp.
- Câu 16 : Ở vùng thấp từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả là địa bàn cư trú chủ yếu của:
A. Dân tộc Tày; Nùng.
B. Dân tộc Thái, Mường.
C. Dân tộc Mông.
D. Dân tộc Ê-đê, Gia rai.
- Câu 17 : Dân cư nước ta phân bố không đồng đều, sống thưa thớt ở:
A. Ven biển
B. Miền núi
C. Đồng bằng
D. Đô thị
- Câu 18 : Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế?
A. Từ nền kinh tế nhiều thành phần sang nền kinh tế tập trung nhà nước và tập thể.
B. Cả nước hình thành 3 vùng kinh tế phía Bắc, miền Trung và phía Nam.
C. Chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ.
D. Từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực Nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần.
- Câu 19 : Thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta vì:
A. Nông nghiệp nước ta mang tính chất mùa vụ.
B. Nguồn nước phân bố không đồng đều trong năm.
C. Nông nghiệp nước ta chủ yếu là trồng lúa.
D. Tài nguyên nước của nước ta hạn chế, không đủ cho sản xuất.
- Câu 20 : Ở nước ta, chăn nuôi trâu chủ yếu ở:
A. Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu long.
B. Trung du miền núi phía Bắc, Đông Nam Bộ.
C. Trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ.
D. Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ.
- Câu 21 : Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, kể tên các đô thị có quy mô dân số trên 1 triệu người.
- Câu 22 : Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, kể tên các đô thị đặc biệt ở nước ta.
- Câu 23 : DÂN SỐ NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1954 – 2016
- Câu 24 : Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, xác định vùng chăn nuôi trâu ở nước ta
- Câu 25 : Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, xác định vùng trồng cà phê ở nước ta
- - Trắc nghiệm Địa lý 9 Bài 2 Dân số và gia tăng dân số
- - Trắc nghiệm Địa lý 9 Bài 5 Thực hành Phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 và năm 1999
- - Trắc nghiệm Địa lý 9 Bài 23 Vùng Bắc Trung Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 9 Bài 25 Vùng duyên hải Nam Trung Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 9 Bài 26 Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Địa lý 9 Bài 10 Thực hành Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây, sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm
- - Trắc nghiệm Địa lý 9 Bài 44 Thực hành Phân tích mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên. Vẽ và phân tích biểu đồ cơ cấu kinh tế của địa phương
- - Trắc nghiệm Địa lý 9 Bài 34 Thực hành Phân tích một số ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 9 Bài 36 Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Địa lý 9 Bài 37 Thực hành Vẽ và phân tích biểu đồ về tình hình sản xuất của ngành thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long