Đề thi thử THPT Quốc Gia ĐH Môn Sinh năm 2015 - Đ...
- Câu 1 : Điều nào sau đây không phải là điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacdy- Vanbec?
A Không xảy ra đột biến và chọn lọc
B Không có di- nhập gen
C Các giao tử và hợp tử có sức sống ngang nhau
D Sự giao phối diễn ra không ngẫu nhiên
- Câu 2 : Ở ngô, chiều dài bắp do 1 gen có 2 alen trội lặn hoàn toàn quy định: alen A: Bắp dài, alen a: bắp ngắn; màu hạt do 1 cặp gen trội lặn hoàn toàn khác quy định:alen B: hạt màu vàng, alen b: hạt trắng. Hai gen này trên 2 cặp NST khác nhau. Thực hiện phép lai P: ♀Aabb x ♂aaBb. Nhận xét nào sau đây không đúng?
A Trong hạt thu được có kiểu gen hợp tử là Aabb, kiểu gen nội nhũ là AAabbb
B Tất cả bắp thu được đều có kiểu hình bắp dài, hạt trắng
C Trong hạt thu được có kiểu gen hợp tử là aaBb, kiểu gen nội nhũ là aaaBbb
D Lấy toàn bộ hạt thu được gieo thành thế hệ cây F1, xác xuất để thu được cây cho bắp dài, hạt trắng là 25%
- Câu 3 : Theo dõi quá trình giảm phân ở 1 quần thể động vật ngẫu phối, ở một số tế bào sinh giao tử đực và cái có cùng một cặp nhiễm sắc thể thường không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Sự giao phối tự do giữa các cá thể có thể tạo ra các hợp tử có bộ nhiễm sắc thể là
A 2n+1; 2n-1-1; 2n; 2n-1; 2n+2; 2n-2
B 2n+1; 2n-1-1; 2n;2n+1-1; 2n+1+1;2n-1;2n+2;2n-2
C 2n-2; 2n; 2n+1+1; 2n-1-1;2n+2
D 2n; 2n+1; 2n-1; 2n+2; 2n-2
- Câu 4 : Phát biểu nào sau đây về cặp NST giới tính là không chính xác?
A Ở bướm tằm cặp XX ở giới đực và XY ở giới cái
B NST giới tính khác nhau ở giới đực và cái
C Trên cặp XY các gen không tồn tại cặp alen
D Ở cơ thể lưỡng bội, trong mỗi tế bào sinh dưỡng, tế bào sinh dục sơ khai đều có NST giới tính
- Câu 5 : Phát biểu nào sau đây về đột biến gen là sai?
A Tần số đột biến gen phụ thuộc vào loại tác nhân, cường độ liều lượng của tác nhân và đặc điểm cấu trúc của gen
B 5BU tác động vào quá trình nhân đôi ADN có thể gây đột biến thay thế cặp AT thành GX và ngược lại
C Acridin chèn vào mạch mới đang tổng hợp sẽ tạo nên đột biến mất 1 cặp nucleotit
D Bazơ nito dạng hiếm G* có khả năng gây đột biết thay thế cặp GX thành AT và ngược lại
- Câu 6 : Cơ chế chính dẫn đến hình thành loài mới bằng con đường địa lí là do
A chọn lọc tự nhiên tích luỹ các biến dị di truyền theo các hướng khác nhau.
B các cá thể trong quần thể không thể giao phối được với nhau.
C môi trường ở các khu vực địa lí khác nhau là khác.
D chúng không có khả năng vượt qua các trở ngại về địa lí để đến với nhau.
- Câu 7 : Hạn chế chủ yếu trong học thuyết tiến hóa của Dacuyn là
A chưa đi sâu vào cơ chế hình thành loài mới
B chưa hiểu rõ nguyên nhân và cơ chế di truyền các biến dị
C chưa giải thích thành công sự hình thành đặc điểm thích nghi
D chưa quan niệm đúng về nguyên nhân của sự đấu tranh sinh tồn
- Câu 8 : Ví dụ nào sau đây cho thấy quần thể của loài có kiểu phân bố ngẫu nhiên?
A Các cây thông trong rừng thông, chim hải âu làm tổ.
B Nhóm cây bụi mọc hoang dại, đàn trâu rừng, bầy chim cánh cụt ở Nam cực.
C Các cây thông trong rừng thông và các loài sò sống trong phù sa vùng triều.
D Các con sâu sống trên tán lá cây, các cây gỗ trong rừng mưa nhiệt đới.
- Câu 9 : Ở một loài cây có 2 gen A và B liên kết không hoàn toàn với nhau. Người ta đã tạo ra được dòng đột biến có gen A và B luôn di truyền cùng nhau . Xác định phương án trả lời sai về dạng đột biến đã xảy ra:
A mất đoạn NST
B chuyển đoạn cùng NST
C lặp đoạn NST
D đảo đoạn NST
- Câu 10 : Phát biểu nào sau đây về mã di truyền là chưa chính xác?
A Bộ ba có chức năng quy định điểm khởi đầu dịch mã trên mARN là 5’AUG3’
B Các loài sinh vật dùng chung bảng mã di truyền trừ một vài ngoại lệ
C Một mã di truyền luôn mã hóa 1 loại axít amin
D Trên mạch mã gốc của gen các mã di truyền: 3’ATX5’; 3’ATT5’; 3’AXT5’ không mã hóa axit amin
- Câu 11 : Điều nào sau đây không đúng khi nói về cơ chế tác động của các tác nhân gây đột biến?
A Các tia phóng xạ gây kích thích và ion hóa các nguyên tử khi chúng đi xuyên qua các mô sống
B Một số loại hóa chất khi thấm vào tế bào sẽ thay thế ngay 1 cặp nucleotit trong ADN gây đột biến gen
C Consixin thấm vào mô đang phân bào sẽ gây cản trở sự hình thành thoi phân bào làm cho NST không phân li
D Tia tử ngoại gây kích thích nhưng không gây ion hóa khi chúng xuyên qua các mô sống
- Câu 12 : Quần thể ở thế hệ P có cấu trúc di truyền: 0,25 AA: 0,50 Aa: 0,25 aa. Do điều kiện môi trường thay đổi nên các cá thể có kiểu gen aa không sinh sản được nhưng vẫn có sức sống bình thường. Xác định cấu trúc di truyền ở F3 của quần thể?
A 0,64AA :0,32Aa : 0,04aa
B AA :Aa
C 0,49AA :0,42Aa : 0,09aa
D 0,5625AA :0,375Aa : 0,0625aa
- Câu 13 : Thời gian đầu, người ta dùng một loại hóa chất thì diệt được trên 90% sâu tơ hại bắp cải, nhưng sau nhiều lần phun thì hiệu quả diệt sâu của thuốc giảm hẳn. Hiện tượng trên có thể được giải thích như sau:
A 1,2
B 2,3
C 1,3
D 1,4
- Câu 14 : Mạch bổ sung của gen cấu trúc của vi khuẩn E coli có tỉ lệ các loại nucleotit: A= 20%; T= 40%; X= 40%.Phân tử mARN được phiên mã từ gen có số lượng nucleotit loại A là 240. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A Trên mạch gốc của gen có số lượng nucleotit loại A là 480
B Gen phiên mã 3 lần đã lấy từ môi trường 1440 nucleotit loại G
C Gen có số lượng nucleotit các loại A=T= 720; G=X=480
D Số loại mã di truyền mã hóa aa tối đa có thể có trên mARN là 26
- Câu 15 : Nghiên cứu khả năng lọc nước của 1 loài thân mềm thu được bảng như sau:
A Mật độ càng cao thì tốc độ lọc nước càng nhanh
B Ở mật độ 10 con/m3 tốc độ lọc nước nhanh nhất
C Ở mật độ 10 con/m3 được gọi là hiệu quả nhóm
D Tốc độ lọc nước của các cá thể phụ thuộc vào mật độ
- Câu 16 : Ở người gen A quy định da bình thường trội hoàn toàn so với alen a: da bạch tạng, cặp gen này nằm trên NST thường; gen M quy định màu mắt bình thường trội hoàn toàn so với alen m: mù màu, cặp gen này nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y. Trong 1 gia đình có bố mẹ bình thường cả 2 tính trạng nhưng có con trai bị cả 2 bệnh trên và mang hội chứng Claiphenter. Biết rằng không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc NST. Kiểu gen của mẹ, bố và nguyên nhân gây bệnh cho con là
A Aa XMXm x AaXMY, đột biến trong giảm phân 1 ở bố
B Aa XMXm x AaXMY, đột biến trong giảm phân 2 ở mẹ
C Aa XMXm x AaXMY, đột biến trong giảm phân 1 ở mẹ
D Aa XMXm x AaXMY, đột biến trong giảm phân 2 ở bố
- Câu 17 : Phát biểu nào sau đây về quần thể là sai?
A Trong quần thể ngẫu phối không có sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các cá thể về mặt sinh sản
B Quần thể ngẫu phối là đơn vị sinh sản, đơn vị tồn tại của loài trong tự nhiên
C Quần thể tự phối qua các thế hệ làm xuất các dòng thuần có kiểu gen khác nhau
D Quần thể tự phối qua các thế hệ làm tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần, kiểu gen đồng hợp tăng dần
- Câu 18 : Xét 1 gen có 2 alen A và a, quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa. Nhận xét chính xác về quần thể
A nếu gen trên NST thường tần số alen ở 2 giới giống nhau, thì sau 2 thế hệ ngẫu phối quần thể đạt cân bằng
B nếu gen trên NST thường tần số alen ở 2 giới khác nhau, thì sau 1 thế hệ ngẫu phối quần thể đạt cân bằng
C nếu gen trên vùng không tương đồng của NST X, tần số alen ở 2 giới khác nhau thì quần thể chưa cân bằng
D nếu gen trên vùng không tương đồng của NST X, tần số alen ở 2 giới giống nhau thì quần thể đạt cân bằng
- Câu 19 : Khi nói về đại Tân sinh, điều nào sau đây không đúng?
A Ở kỉ thứ tư khí hậu lạnh và khô
B Ở kỉ thứ 3 phát sinh nhóm linh trưởng và người
C Cây có hoa phát triển ưu thế hơn các nhóm thực vật khác
D Chim, thú, côn trùng phát triển mạnh ở đại này
- Câu 20 : Trong khi di chuyển, trâu rừng thường đánh động các loài côn trùng làm chúng hoảng sợ bay ra và dễ bị chim ăn thịt. Dựa và các thông tin trên, hãy xác định mối quan hệ sinh thái giữa:
A 1: hội sinh; 2: sinh vật này ăn sinh vật khác; 3: ức chế cảm nhiễm
B 1: hội sinh; 2: sinh vật này ăn sinh vật khác; 3: cạnh tranh
C 1: hợp tác; 2: sinh vật này ăn sinh vật khác; 3: ức chế cảm nhiễm
D 1: hợp tác; 2: sinh vật này ăn sinh vật khác; 3: cạnh tranh
- Câu 21 : Nguyên nhân chính làm cho đảo lục địa có hệ động vật, thực vật phong phú hơn ở các đảo đại dương là
A do khoảng cách gần nên các loài ở đất liền dễ nhập cư
B do được cách li địa lí tạo điều kiện cho sự hình thành nhiều loài mới
C khi mới tách ra các đảo lục địa mang theo hệ động vật, thực vật của đất liền
D do môi trường mới dễ hình thành nhiều loài đặc hữu
- Câu 22 : Ở đậu Hà Lan, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; gen D quy định vỏ hạt vàng trội hoàn toàn so với alen d quy định vỏ hạt xanh.Các gen này phân li độc lập với nhau. Cho cây cao, hoa đỏ, vỏ hạt vàng có kiểu gen dị hợp cả 3 cặp gen tự thụ phấn được F1. Chọn ngẫu nhiên 1 cây thân cao, hoa trắng, vỏ hạt vàng và 1 cây thân thấp, hoa đỏ, vỏ hạt xanh ở F1 cho giao phấn với nhau được F2. Nếu không có đột biến và chọn lọc, tính theo lí thuyết thì xác suất xuất hiện kiểu hình cây cao, hoa đỏ, vỏ hạt xanh ở F2 là:
A
B
C
D
- Câu 23 : Lai xa và đa bội hóa sẽ dẫn tới hình thành loài mới trong trường hợp
A các cơ thể lai xa có bộ NST và ngoại hình khác xa với dạng bố mẹ và cách li sinh sản với các loài khác
B cơ thể lai xa có sức sống, khả năng thích nghi cao với môi trường, sinh sản tạo thành QT mới và cách li sinh sản với các loài khác
C các cơ thể lai xa có bộ NST song nhị bội, sinh sản hữu tính bình thường và cách li sinh sản với các loài khác
D lai xa giữa 2 loài thực vật tạo ra con lai, con lai được đa bội hóa có bộ NST song nhị bội và cách li sinh sản với các loài khác
- Câu 24 : Thực hiện phép lai sau ở ruồi giấm P:Aa × Aa . Cho biết không phát sinh đột biến mới, ở đời con có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen?
A 27
B 30
C 12
D 21
- Câu 25 : Ở một loài thực vật dạng quả do 1 gen có 2 alen trội lặn hoàn toàn quy định:A: quả tròn; a: quả dài. Màu hoa do 2 gen phân li độc lập quy định: B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với b quy định hoa vàng; màu hoa chỉ biểu hiện khi trong kiểu gen có alen trội D, khi trong kiểu gen không có D thì cho kiểu hình hoa trắng. Cho cây có kiểu hình quả tròn, hoa đỏ (P)tự thụ phấn thu được F1 có tỉ lệ các loại kiểu hình như sau: 37,5% cây quả tròn, hoa đỏ: 25% cây quả tròn, hoa trắng: 18,75% cây quả dài, hoa đỏ: 12,5% cây quả tròn, hoa vàng: 6,25% cây quả dài, hoa vàng. Cho biết không xảy ra đột biến, cấu trúc NST không thay đổi sau giảm phân, kiểu gen của P là:
A Dd
B Bb
C Bb
D Dd
- Câu 26 : Cho biết 1 gen quy định 1 tính trạng, trội lặn hoàn toàn, cấu trúc NST không thay đổi sau giảm phân. Phép lai nào sau đây cho kiểu hình ở đời con khác tỉ lệ 1: 2: 1 ?
A x
B x
C x
D x
- Câu 27 : Một cặp vợ chồng có kiểu gen nhóm máu chứa alen O, họ có 2 con chính thức (không phải ngoại hôn): một có nhóm máu A, một có nhóm máu B. Cho biết quá trình tổng hợp ngưng kết nguyên A và B trên hồng cầu cần phải có chất H do cặp alen Hh trên cặp NST số 9 (khác NST mang gen quy định nhóm máu ABO): Enzim xúc tác cho quá trình chuyển hóa từ chất tiền H thành chất H do gen H quy định, alen h không có khả này.
A Người con nhóm máu B có kiểu gen HhIBIO
B Người con nhóm máu A có kiểu gen HhIAIO
C Cặp vợ chồng trên có thể có con mang nhóm máu O với xác suất 50%
D Kiểu gen của cặp vợ chồng trên là HHIOIO và hhIAIB hoặc HhIOIO và hhIAIB
- Câu 28 : Cho phép lai ở thực vật: P: ♂AaBb x ♀aaBb. Nếu trong quá trình giảm phân ở cây bố có 10% số tế bào có cặp NST mang gen Aa không phân li trong giảm phân 1, giảm phân 2 xảy ra bình thường; ở cây mẹ có 20% tế bào có cặp NST mang gen Bb không phân li trong giảm phân 1, giảm phân 2 xảy ra bình thường, các cặp NST còn lại phân li bình thường. Các loại giao tử tạo thành đều có khả năng thụ tinh như nhau. Kết luận nào sau đây chưa đúng?
A Tỉ lệ hợp tử thể một nhiễm(2n-1) chiếm 13%
B Hợp tử đột biến chiếm tỉ lệ 26%
C Đời con có tối 28 đa kiểu gen
D Hợp tử đột biến có tối đa 22 kiểu gen
- Câu 29 : Nghiên cứu sự thay đổi kiểu gen của quần thể qua 3 thế hệ liên tiếp người ta thu được kết quả như sau:
A Đột biến
B Các yếu tố ngẫu nhiên
C Giao phối không ngẫu nhiên
D Chọn lọc tự nhiên
- Câu 30 : Đặc điểm nào dưới đây phản ánh sự di truyền tính trạng do gen trong tế bào chất quy định?
A Lai thuận, nghịch cho kết quả khác nhau, con có kiểu hình giống giới XX
B Lai thuận, nghịch cho kết quả khác nhau, con có kiểu hình giống mẹ
C Đời con tạo ra có kiểu hình giống mẹ
D Lai thuận, nghịch cho kết quả giống nhau, con có kiểu hình giống mẹ
- Câu 31 : Cho quần thể có cấu trúc di truyền như sau P:0,4 AABb: 0,4 AaBb: 0,2 aabb. Người ta tiến hành cho quần thể trên tự thụ phấn bắt buộc qua 3 thế hệ. Tỉ lệ cơ thể mang hai cặp gen đồng hợp lặn ở F3 là
A
B
C
D
- Câu 32 : Đặc điểm nào sau đây không phải do gen trên vùng không tương đồng của NST X quy định?
A Lai thuận cho kết quả khác lai nghịch ở cả F1 và F2
B Có hiện tượng di truyền chéo
C Tính trạng lặn xuất hiện nhiều hơn ở giới XY
D Lai thuận nghịch cho tỉ kiểu hình giống nhau ở F1 và F2
- Câu 33 : Xét chu kì phát triển của 1 loài sâu: - Ở vùng cao nguyên: nhiệt độ 200C, thời gian phát triển hết 90 ngày
A 7 lứa
B 8 lứa
C 6 lứa
D 9 lứa
- Câu 34 : Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, trội lặn hoàn toàn, không xảy ra đột biến. Phép lai ♂AaBbDdEe x ♀aaBbddEe, tính theo lí thuyết, đời con có tỉ lệ kiểu hình khác bố mẹ là bao nhiêu?
A
B
C
D
- Câu 35 : Ở ngô chiều cao cây do 3 cặp gen:A1a1; A2a2 và A3a3 phân li độc lập quy định. Cho biết khi kiểu gen có thêm 1 alen trội chiều cao cây tăng 5 cm. Lai cây thấp nhất có chiều cao 140 cm với cây cao nhất được F1. Cho F1 giao phấn ngẫu nhiên được F2, cây chiếm tỉ lệ nhiều nhất ở F2 có chiều cao:
A 145 cm
B 150 cm
C 155 cm
D 160 cm
- Câu 36 : Cho cây hoa trắng lai phân tích, Fa có tỉ lệ kiểu hình là: 25% hoa đỏ: 50% hoa trắng: 25% hoa vàng. Tiếp tục cho các cây hoa trắng ở Fa tự thụ phấn thì tỉ lệ cây hoa trắng ở đời con là bao nhiêu ?
A 255
B 75%
C 37,5%
D 50%
- Câu 37 : Khi nói về gen phân mảnh, kết luận nào sau đây không đúng?
A Cấu trúc bởi 2 mạch polinucleotit song song, ngược chiều và xoắn kép
B Có khả năng tạo ra nhiều loại phân tử mARN trưởng thành
C Có trong nhân của tế bào nhân thực
D Nếu bị đột biến ở đoạn intron thì cấu trúc của protein tương ứng sẽ bị thay đổi
- Câu 38 : Khi nghiên cứu địa điểm phát sinh loài người, nhiều ý kiến ủng hộ cho giả thuyết loài người hiện đại sinh ra ở châu Phi rồi phát tán sang các châu lục khác. Các nhà khoa học đã dựa vào các nghiên cứu về ADN ti thể và vùng không tương đồng trên NST Y, vì
A Đây là các vùng thuộc hệ gen di truyền theo dòng mẹ và dòng bố, nên dễ dàng theo dõi và phân tích ở từng giới tính đực và cái.
B Đây là các vùng ADN thường không xảy ra trao đổi chéo và biến dị tổ hợp qua thụ tinh. Vì vậy, hầu hết mọi biến đổi đều do đột biến sinh ra; điều này giúp ước lượng chính xác thời điểm phát sinh các chủng tộc và loài.
C Hệ gen ti thể và vùng không tương đồng trên NST Y có tốc độ đột biến cao hơn so với vùng tương đồng trên các NST thường, nên phù hợp hơn cho các nghiên cứu tiến hoá ở các loài gần gũi.
D Vùng ADN tương đồng trên các NST thường kích thước rất lớn, nên rất khó nhân dòng và phân tích hơn so với ADN ti thể và NST Y.
- Câu 39 : Cơ thể động vật có kiểu gen AaBbDd, có 1 tế bào sinh tinh của cơ thể này giảm phân bình thường tạo giao tử . Tỉ lệ giao tử abD tạo thành là
A 12,5% hoặc 0%
B 50% hoặc 25%
C 25% hoặc 0%
D 50% hoặc 0%
- Câu 40 : Ở những loài ít có khả năng bảo vệ vùng sống như cá, hươu, nai,... thì yếu tố nào sau đây ảnh hưỡng rõ rệt nhất đến sự biến động số lượng cá thể trong quần thể?
A Sự phát tán của các cá thể.
B Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng một đàn.
C Số lượng kẻ thù ăn thịt.
D Sức sinh sản và mức độ tử vong.
- Câu 41 : Thực hiện phép lai ở ruồi giấm P: x Y thu được F1, trong đó kiểu hình mang tất cả các tính trạng lặn ở đời con chiếm 1%. Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, trội lặn hoàn toàn; hoán vị gen trên cặp NST thường và trên cặp NST giới tính cùng tần số; không xảy ra đột biến và chọn lọc tự nhiên. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình mang tất cả các tính trạng trội ở F1 và tần số hoán vị gen ở P lần lượt là
A 38,5% và 20%
B 30,25% và 20%
C 36,3% và 10%
D 36,3% và 20%
- Câu 42 : Ở một loài động vật có bộ NST lưỡng bội 2n=10, mỗi cặp NST đều có 1 chiếc từ bố và 1 chiếc từ mẹ. Nếu trong quá trình giảm phân tạo tinh trùng có 32% số tế bào sinh tinh xảy ra trao đổi chéo 1 điểm ở cặp số 1; 40% tế bào xảy ra trao đổi chéo 1 điểm ở cặp số 2, các cặp NST còn lại phân li bình thường và không xảy ra trao đổi chéo. Số loại tinh trùng tối đa được hình thành và tỉ lệ tinh trùng mang NST có trao đổi chéo lần lượt là:
A 128 và 36%
B 128 và 18%
C 96 và 36%
D 96 và 18%
- Câu 43 : Cho các phương pháp sau: 1. Cho tự thụ phấn liên tục qua nhiều thế hệ, kết hợp với chọn lọc.2. Cho hai cá thể không thuần chủng của hai loài lai với nhau được F1, tứ bội hóa F1 thành thể dị đa bội.3. Nuôi hạt phấn của cây không thuần chủng rồi tiến hành lưỡng bội hóa và cho phát triển thành cây lưỡng bội4. Cônxisin tác động lên giảm phân 1 tạo giao tử lưỡng bội, hai giao tử lưỡng bội thụ tinh tạo ra hợp tử tứ bội.Phương pháp luôn tạo được dòng thuần chủng là
A 1,3,4
B 1,2,4
C 1,2,3
D 2,3,4
- Câu 44 : Thời gian đầu, người ta dùng một loại hóa chất thì diệt được trên 90% sâu tơ hại bắp cải, nhưng sau nhiều lần phun thì hiệu quả diệt sâu của thuốc giảm hẳn. Hiện tượng trên có thể được giải thích như sau:1. Khi tiếp xúc với hóa chất sâu tơ bị đột biến xuất hiện alen kháng thuốc2. Trong quần thể sâu tơ đã có sẵn các đột biến gen quy định khả năng kháng thuốc3. Khả năng kháng thuốc càng hoàn thiện do chọn lọc tự nhiên tích lũy các alen kháng thuốc ngày càng nhiều.4. Sâu tơ có tốc độ sinh sản nhanh nên thuốc trừ sâu không diệt hết đượcGiải thích đúng là
A 1,2
B 2,3
C 1,3
D 1,4
- Câu 45 : Nghiên cứu khả năng lọc nước của 1 loài thân mềm thu được bảng như sau:Kết luận nào sau đây không đúng?
A Mật độ càng cao thì tốc độ lọc nước càng nhanh
B Ở mật độ 10 con/m3 tốc độ lọc nước nhanh nhất
C Ở mật độ 10 con/m3 được gọi là hiệu quả nhóm
D Tốc độ lọc nước của các cá thể phụ thuộc vào mật độ
- Câu 46 : Trong khi di chuyển, trâu rừng thường đánh động các loài côn trùng làm chúng hoảng sợ bay ra và dễ bị chim ăn thịt. Dựa và các thông tin trên, hãy xác định mối quan hệ sinh thái giữa:1. Trâu rừng và chim ăn côn trùng 2. Chim và côn trùng 3. Trâu rừng và côn trùngPhương án trả lời đúng là:
A 1: hội sinh; 2: sinh vật này ăn sinh vật khác; 3: ức chế cảm nhiễm
B 1: hội sinh; 2: sinh vật này ăn sinh vật khác; 3: cạnh tranh
C 1: hợp tác; 2: sinh vật này ăn sinh vật khác; 3: ức chế cảm nhiễm
D 1: hợp tác; 2: sinh vật này ăn sinh vật khác; 3: cạnh tranh
- Câu 47 : Thực hiện phép lai sau ở ruồi giấm P:Aa × Aa . Cho biết không phát sinh đột biến mới, ở đời con có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen?
A 27
B 30
C 12
D 21
- Câu 48 : Một cặp vợ chồng có kiểu gen nhóm máu chứa alen O, họ có 2 con chính thức (không phải ngoại hôn): một có nhóm máu A, một có nhóm máu B. Cho biết quá trình tổng hợp ngưng kết nguyên A và B trên hồng cầu cần phải có chất H do cặp alen Hh trên cặp NST số 9 (khác NST mang gen quy định nhóm máu ABO): Enzim xúc tác cho quá trình chuyển hóa từ chất tiền H thành chất H do gen H quy định, alen h không có khả này.Nhận định nào sau đây chưa đúng?
A Người con nhóm máu B có kiểu gen HhIBIO
B Người con nhóm máu A có kiểu gen HhIAIO
C Cặp vợ chồng trên có thể có con mang nhóm máu O với xác suất 50%
D Kiểu gen của cặp vợ chồng trên là HHIOIO và hhIAIB hoặc HhIOIO và hhIAIB
- Câu 49 : Nghiên cứu sự thay đổi kiểu gen của quần thể qua 3 thế hệ liên tiếp người ta thu được kết quả như sau:Quần thể đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào?
A Đột biến
B Các yếu tố ngẫu nhiên
C Giao phối không ngẫu nhiên
D Chọn lọc tự nhiên
- Câu 50 : Xét chu kì phát triển của 1 loài sâu: - Ở vùng cao nguyên: nhiệt độ 200C, thời gian phát triển hết 90 ngày- Ở vùng đồng bằng: nhiệt độ 230C, thời gian phát triển hết 72 ngàyỞ vùng có nhiệt độ trung bình 290C mỗi năm loài sâu trên phát triển bao nhiêu lứa?(Biết rằng giới hạn trên về nhiệt độ của loài sâu trên là 350C)
A 7 lứa
B 8 lứa
C 6 lứa
D 9 lứa
- Câu 51 : Thực hiện phép lai ở ruồi giấm P: x Y thu được F1, trong đó kiểu hình mang tất cả các tính trạng lặn ở đời con chiếm 1%. Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, trội lặn hoàn toàn; hoán vị gen trên cặp NST thường và trên cặp NST giới tính cùng tần số; không xảy ra đột biến và chọn lọc tự nhiên. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình mang tất cả các tính trạng trội ở F1 và tần số hoán vị gen ở P lần lượt là
A 38,5% và 20%
B 30,25% và 20%
C 36,3% và 10%
D 36,3% và 20%
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen