Đề ôn tập Chương Cơ học môn Vật Lý 8 Trường THCS T...
- Câu 1 : Vì sao hành khách ngồi trên ô tô đang chuyển động thẳng bỗng thấy mình bị nghiêng sang bên trái?
A. Vì ô tô đột ngột giảm vận tốc.
B. Vì ô tô đột ngột tăng vận tốc.
C. Vì ô tô đột ngột rẽ sang trái.
D. Vì ô tô đột ngột rẽ sang phải.
- Câu 2 : Khi có lực tác dụng, mọi vật đều không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có:
A. trọng lực
B. đàn hồi
C. quán tính
D. ma sát
- Câu 3 : Khi xe đạp, xe máy đang xuống dốc, muốn dừng lại một cách an toàn nên hãm phanh (thắng) bánh nào?
A. Bánh trước
B. Bánh sau
C. Đồng thời cả hai bánh
D. Bánh trước hoặc bánh sau đều được
- Câu 4 : Một vật đang chuyển động thẳng đều với vận tốc v dưới tác dụng của hai lực cân bằng \(\vec F_1\) và \(\vec F_2\) theo chiều của lực \(\vec F_2\). Nếu tăng cường độ của lực \(\vec F_1\) thì vật sẽ chuyển động với vận tốc:
A. luôn tăng dần
B. tăng dần đến giá trị cực đại rồi giảm dần
C. luôn giảm dần
D. giảm dần đến giá trị bằng không rồi đổi chiều và tăng dần.
- Câu 5 : Có mấy loại lực ma sát?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 6 : Lực nào sau đây không phải là lực ma sát?
A. Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường.
B. Lực xuất hiện khi lốp xe đạp lăn trên mặt đường.
C. Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn.
D. Lực xuất hiện khi các chi tiết máy cọ xát với nhau.
- Câu 7 : Khi xe đang chuyển động, muốn xe dừng lại, người ta dùng phanh để:
A. tăng ma sát trượt
B. tăng ma sát lăn
C. tăng ma sát nghỉ
D. tăng quán tính
- Câu 8 : Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt?
A. Viên bi lăn trên cát.
B. Bánh xe đạp chạy trên đường.
C. Trục ổ bi ở xe máy đang hoạt động.
D. Khi viết phấn trên bảng.
- Câu 9 : Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát lăn?
A. Ma sát giữa má phanh và vành bánh xe khi phanh xe.
B. Ma sát khi đánh diêm.
C. Ma sát tay cầm quả bóng.
D. Ma sát giữa bánh xe với mặt đường.
- Câu 10 : Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát nghỉ?
A. Kéo trượt cái bàn trên sàn nhà.
B. Quả dừa rơi từ trên cao xuống.
C. Chuyển động của cành cây khi gió thổi.
D. Chiếc ô tô nằm yên trên mặt đường dốc.
- Câu 11 : Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về lực ma sát?
A. Lực ma sát lăn cản trở chuyển động của vật này trượt trên vật khác.
B. Khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy.
C. Lực ma sát lăn nhỏ hơn lực ma sát trượt.
D. Khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy.
- Câu 12 : Cách nào sau đây làm giảm được ma sát nhiều nhất?
A. Vừa tăng độ nhám vừa tăng diện tích của bề mặt tiếp xúc.
B. Tăng độ nhẵn giữa các bề mặt tiếp xúc.
C. Tăng độ nhám giữa các bề mặt tiếp xúc.
D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc.
- Câu 13 : Hoa đưa một vật nặng hình trụ lên cao bằng 2 cách hoặc là lăn vật trên mặt phẳng nghiêng, hoặc kéo vật trượt trên mặt phẳng nghiêng. Cách nào lực ma sát lớn hơn?
A. Lăn vật
B. Kéo vật
C. Cả 2 cách như nhau
D. Không so sánh được
- Câu 14 : Áp lực là:
A. Lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
B. Lực ép có phương song song với mặt bị ép.
C. Lực ép có phương tạo với mặt bị ép một góc bất kì.
D. Lực ép có phương trùng với mặt bị ép.
- Câu 15 : Đơn vị của áp lực là:
A. N/m2
B. Pa
C. N
D. N/cm2
- Câu 16 : Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau:
A. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
B. Đơn vị của áp suất là N/m2.
C. Áp suất là độ lớn của áp lực trên một diện tích bị ép.
D. Đơn vị của áp lực là đơn vị của lực.
- Câu 17 : Khi nhúng một khối lập phương vào nước, mặt nào của khối lập phương chịu áp lực lớn nhất của nước?
A. Áp lực như nhau ở cả 6 mặt.
B. Mặt trên
C. Mặt dưới
D. Các mặt bên
- Câu 18 : Công thức nào sau đây là công thức tính áp suất?
A. p = F/S
B. p = F.S
C. p = P/S
D. p = d.V
- Câu 19 : Một khối sắt đặc hình hộp chữ nhật, có kích thước các cạnh tương ứng là 50 cm x 30cm x 15cm. Hỏi người ta phải đặt khối sắt đó như thế nào để áp suất của nó gây lên mặt sàn là 39 000 N/m2. Biết khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3.
A. 36000 N/m2
B. 37000 N/m2
C. 38000 N/m2
D. 39000 N/m2
- Câu 20 : Cho hình vẽ bên, trường hợp nào áp suất tác dụng lên sàn lớn nhất? Các trường hợp được tính từ trái qua phải.
A. Trường hợp 1
B. Trường hợp 2
C. Trường hợp 3
D. Trường hợp 4
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 22 Dẫn nhiệt
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 12 Sự nổi
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 13 Công cơ học
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 25 Phương trình cân bằng nhiệt
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 26 Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 28 Động cơ nhiệt
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 27 Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 19 Các chất được cấu tạo như thế nào?
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 20 Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 21 Nhiệt năng