Đề ôn tập Chương 7 môn Địa lí 7 năm 2021
- Câu 1 : “Tân thế giới” là tên gọi của châu lục nào?
A. Châu Âu.
B. Châu Mĩ.
C. Châu Đại Dương.
D. Châu Phi.
- Câu 2 : Vai trò của các luồng nhập cư đến sự hình thành cộng đồng dân cư châu Mĩ?
A. Đa dạng các chủng tộc và xuất hiện thành phần người lai.
B. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội một cách mạnh mẽ.
C. Mang lại bức tranh mới trong phân bố dân cư trên thế giới.
D. Tàn sát, diệt chủng nhiều bộ tộc bản địa.
- Câu 3 : Ai là người tìm ra châu Mĩ đầu tiên?
A. Cri- xtop Cô-lôm-bô.
B. Ma-gien-lăng.
C. David.
D. Michel Owen.
- Câu 4 : Khi mới phát hiện ra châu Mĩ thì chủ nhân của châu lục này là người thuộc chủng tộc nào?
A. Ơ-rô-pê-ô-ít
B. Nê-grô-ít
C. Môn-gô-lô-ít
D. Ôt-xtra-lo-it
- Câu 5 : Sau khi tìm ra châu Mĩ, người da đen châu Phi nhập cư vào châu Mĩ như thế nào?
A. Sang xâm chiếm thuộc địa
B. Bị đưa sang làm nô lệ
C. Sang buôn bán
D. Đi thăm quan du lịch
- Câu 6 : Người Anh-điêng sống chủ yếu bằng nghề gì?
A. Săn bắn và trồng trọt.
B. Săn bắt và chăn nuôi.
C. Chăn nuôi và trồng trọt.
D. Chăn nuôi và trồng cây lương thực.
- Câu 7 : Châu Mĩ có những nền văn minh cổ đại nào?
A. Mai-a, In-ca, A-xơ-tếch.
B. Mai-a, sông Nin, Đông Sơn.
C. In-ca, Mai-an, sông Nin.
D. Hoàng Hà, A-xơ-tếch, sông Nin.
- Câu 8 : Dòng sông được mệnh danh “Vua của các dòng sông” nằm ở châu Mĩ là gì?
A. Sông Mixixipi.
B. Sông Amadon.
C. Sông Panama.
D. Sông Orrinoco.
- Câu 9 : Địa hình núi cao và các dãy núi phân bố chủ yếu ở đâu?
A. Phía Đông Bắc của châu Mĩ.
B. Dọc ven biển phía Tây, kéo dài từ Bắc xuống đến Nam Mĩ.
C. Phía Nam và dọc ven biển phía Đông của châu Mĩ.
D. Phía Tây Bắc và Tây Nam của châu Mĩ.
- Câu 10 : Người châu Phi bị bán sang châu Mĩ nhằm mục đích gì?
A. Tham gia các hoạt động kinh doanh.
B. Tham gia các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa.
C. Khai khẩn đất hoang, lập đồn điền trồng bông, mía, cà phê.
D. Làm ô xin trong các gia đình người châu Âu khá giả.
- Câu 11 : Quan sát hình 35.1 (SGK) cho biết kênh đào Pa-na-ma nối liền các đại dương nào?
A. Thái Bình Dương - Bắc Băng Dương
B. Đại Tây Dương - Ấn Độ Dương
C. Thái Bình Dương - Đại Tây Dương
D. Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương
- Câu 12 : Người Anh điêng và người E-xki-mô thuộc chủng tộc nào?
A. Môn-gô-lô-it
B. Nê-grô-it
C. ơ-rô-pê-ô-it
D. Ô-xta-lô-it.
- Câu 13 : Châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nửa cầu nào?
A. Nửa cầu Bắc
B. Nửa cầu Nam
C. Nửa cầu Đông
D. Nửa cầu Tây
- Câu 14 : Dòng sông nằm ở Châu Mĩ có diện tích lưu vực rộng nhất thế giới là gì?
A. Sông Mixixipi
B. Sông A-ma-dôn
C. Sông Parana
D. Sông Ô-ri-nô-cô
- Câu 15 : Người E-xki-mô sinh sống bằng nghề gì?
A. Săn thú, bắt cá
B. Chăn nuôi
C. Trồng trọt
D. Khai thác khoáng sản
- Câu 16 : Chiếm diện tích lớn nhất ở Bắc Mĩ là kiểu khí hậu nào?
A. Cận nhiệt đới.
B. Ôn đới.
C. Hoang mạc.
D. Hàn đới.
- Câu 17 : Ở Bắc Mỹ, có mấy khu vực địa hình?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 18 : Địa hình Bắc Mĩ theo thứ tự từ Đông sang Tây, lần lượt là gì?
A. Núi trẻ, núi cổ, đồng bằng lớn.
B. Đồng bằng lớn, núi trẻ, núi cổ.
C. Núi cổ, đồng bằng lớn, núi trẻ.
D. Núi trẻ, đồng bằng lớn, núi cổ.
- Câu 19 : Khu vực chứa nhiều đồng, vàng và quặng đa kim ở Bắc Mĩ là gì?
A. Vùng núi cổ A-pa-lát.
B. Vùng núi trẻ Coóc-đi-e.
C. Đồng bằng Trung tâm.
D. Khu vực phía Nam Hồ Lớn.
- Câu 20 : Hệ thống núi Cooc-đi-ê nằm ở phía Tây Bắc Mĩ và chạy theo hướng nào?
A. Đông – Tây.
B. Bắc – Nam.
C. Tây Bắc – Đông Nam.
D. Đông Bắc – Tây Nam.
- Câu 21 : Khí hậu Bắc Mĩ phân hóa theo chiều nào?
A. Theo chiều bắc - nam.
B. Theo chiều đông - tây.
C. Bắc - nam và đông - tây.
D. Theo chiều đông – tây và độ cao.
- Câu 22 : Kinh tuyến 1000T là ranh giới của khu vực vào?
A. Dãy núi Cooc-đi-e với vùng đồng bằng Trung tâm.
B. Vùng đồng bằng Trung tâm với dãy núi A-pa-lat.
C. Dãy núi Cooc-đi-e với dãy núi A-pa-lat.
D. Dãy núi Apalat với đại dương Đại Tây Dương.
- Câu 23 : Vùng đất Bắc Mĩ thường bị các khối khí nóng ẩm xâm nhập gây bão, lũ lớn là gì?
A. Đồng bằng ven vịnh Mê-hi-cô.
B. Miền núi phía tây.
C. Ven biển Thái Bình Dương.
D. Khu vực phía bắc Hồ Lớn.
- Câu 24 : Theo sự phân hóa bắc nam các kiểu khí hậu ở Bắc Mĩ là gì?
A. Kiểu khí hậu bờ tây lục địa, kiểu khí hậu lục địa, kiểu khí hậu bờ đông lục địa.
B. Kiểu khí hậu hàn đới, kiểu khí hậu ôn đới, kiểu khí hậu nhiệt đới.
C. Kiểu khí hậu bờ tây lục địa, kiểu khí hậu lục địa, kiểu khí hậu nhiệt đới.
D. Kiểu khí hậu hàn đới, kiểu khí hậu ôn đới, kiểu khí hậu núi cao.
- Câu 25 : Miền núi Cooc-đi-e cao trung bình là bao nhiêu m?
A. 1000-2000m
B. 2000-3000m
C. 3000-4000m
D. Trên 4000m
- Câu 26 : Nguyên nhân làm cho khu vực Bắc Mỹ có nhiều sự phân hóa khí hậu là do đâu?
A. Địa hình.
B. Vĩ độ.
C. Hướng gió.
D. Thảm thực vật.
- Câu 27 : Sự khác biệt về khí hậu giữa phần tây và phần đông kinh tuyến 100 độ T là do đâu?
A. Vị trí
B. Khí hậu
C. Địa hình
D. Ảnh hưởng các dòng biển
- Câu 28 : Quan sát hình 36.2 (SGK) cho biết hệ thống Cooc-đi-e nằm ở phía nào của Bắc Mĩ?
A. Đông
B. Tây
C. Nam
D. Bắc
- Câu 29 : Đặc điểm không đúng với khí hậu Bắc Mĩ là gì?
A. Phân hóa đa dạng
B. Phân hoá theo chiều bắc-nam
C. Phân hoá theo chiều Tây Đông
D. Phần lớn lãnh thổ khô, nóng
- Câu 30 : Khí hậu Bắc Mĩ chiếm diện tích lớn nhất là khu vực nào?
A. Nhiệt đới
B. Ôn đới
C. Hàn đới
D. Cận nhiệt đới ẩm
- Câu 31 : Dân cư Bắc Mĩ có đặc điểm phân bố là gì?
A. Rất đều.
B. Đều.
C. Không đều.
D. Rất không đều.
- Câu 32 : Hai khu vực thưa dân nhất Bắc Mĩ là gì?
A. Alaxca và Bắc Canada.
B. Bắc Canada và Tây Hoa Kỳ.
C. Tây Hoa Kì và Mê-hi-cô.
D. Mê-hi-cô và Alaxca.
- Câu 33 : Quá trình đô thị hóa ở Bắc Mĩ gắn liền với quá trình nào?
A. Di dân.
B. Chiến tranh.
C. Công nghiệp hóa.
D. Tác động thiên tai.
- Câu 34 : Hướng thay đổi cấu trúc công nghiệp của vùng Hồ Lớn và ven Đại Tây Dương hiện nay là tập trung phát triển:
A. Các ngành công nghiệp truyền thống.
B. Các ngành dịch vụ.
C. Các ngành công nghiệp kĩ thuật cao.
D. Cân đối giữa nông, công nghiệp và dịch vụ.
- Câu 35 : Càng vào sâu trong lục địa thì đặc điểm đô thị như thế nào?
A. Đô thị càng dày đặc.
B. Đô thị càng thưa thớt.
C. Đô thị quy mô càng nhỏ.
D. Đô thị quy mô càng lớn.
- Câu 36 : Mê-hi-cô là nước tiến hành công nghiệp hóa như thế nào?
A. Rất muộn
B. Muộn
C. Sớm
D. Rất sớm
- Câu 37 : Các đô thị trên trên 10 triệu dân ở Bắc Mĩ là gì?
A. Niu-I-ooc, Mê-hi-cô City và Lốt-An-giơ-lét.
B. Niu-I-ooc, Mê-hi-cô City và Xan-di-a-gô.
C. Niu-I-ooc, Lốt-An-giơ-lét và Xan-di-a-gô.
D. Lốt-An-giơ-lét, Mê-hi-cô City và Si-ca-gô.
- Câu 38 : Quá trình đô thị hóa phát triển nhanh ở Bắc Mĩ là kết quả của sự phát triển công nghiệp và hình thành nên:
A. Các khu công nghiệp tập trung.
B. Hình thành các dải siêu đô thị.
C. Hình thành các vùng công nghiệp cao.
D. Hình thành các khu ổ chuột.
- Câu 39 : Dân cư phân bố không đồng đều giữa miền Bắc và miền Nam, giữa phía Tây và phía Đông do:
A. Sự phát triển kinh tế.
B. Sự phân hóa về tự nhiên.
C. Chính sách dân số.
D. Lịch sử khai thác lãnh thổ.
- Câu 40 : Vấn đề đáng quan tâm nhất ở các đô thị Bắc Mỹ hiện nay là gì?
A. Quá đông dân
B. Ô nhiễm môi trường
C. Ách tắc giao thông
D. Thất nghiệp
- Câu 41 : Nền nông nghiệp ở Bắc Mĩ là nền nông nghiệp như thế nào?
A. Rộng lớn.
B. Ôn đới.
C. Hàng hóa.
D. Công nghiệp.
- Câu 42 : Nền nông nghiệp Bắc Mỹ không có hạn chế gì?
A. Giá thành cao.
B. Nhiều phân hóa học, thuốc hóa học.
C. Ô nhiễm môi trường.
D. Nền nông nghiệp tiến tiến
- Câu 43 : Trong 3 nước của Bắc Mĩ, nước nào có tỉ lệ lao động trong nông nghiệp cao nhất?
A. Ca-na-đa.
B. Hoa kì.
C. Mê-hi-cô.
D. Ba nước như nhau.
- Câu 44 : Trên các sơn nguyên của Mê-hi-cô, ngoài chăn nuôi gia súc lớn, người ta còn trồng:
A. Ngô và các cây công nghiệp nhiệt đới.
B. Lúa gạo và các cây công nghiệp cận nhiệt đới.
C. Cây hoa màu và các cây công nghiệp nhiệt đới.
D. Cây hoa màu và cây công nghiệt ôn đới.
- Câu 45 : Sản xuất nông nghiệp vùng Bắc Mĩ được tổ chức tiến tiến, không biểu hiện ở điều gì?
A. Quy mô diện tích lớn.
B. Sản lượng nông sản cao.
C. Chất lượng nông sản tốt.
D. Sử dụng nhiều lao động có trình độ.
- Câu 46 : Chăn nuôi gia súc lấy thịt tập trung ở đâu?
A. Đồng bằng Bắc Mĩ.
B. Phía nam Ca-na-đa và phía bắc Hoa Kì
C. Ven vịnh Mê-hi-cô
D. Vùng núi và cao nguyên phía tây Hoa Kì
- Câu 47 : Chăn nuôi gia súc lấy thịt tập trung ở đâu?
A. Đồng bằng Bắc Mĩ.
B. Phía nam Ca-na-đa và phía bắc Hoa Kì
C. Ven vịnh Mê-hi-cô
D. Vùng núi và cao nguyên phía tây Hoa Kì
- Câu 48 : Nước nào có bình quân lương thực đầu người cao nhất trong các nước Bắc Mĩ?
A. Ca-na-đa.
B. Hoa Kì.
C. Mê-hi-cô.
D. Ngang nhau.
- Câu 49 : Quốc gia ở Bắc Mĩ có sản lượng lương thực có hạt lớn nhất là nước nào?
A. Ca-na-đa.
B. Hoa kì.
C. Mê-hi-cô.
D. Ba nước như nhau.
- Câu 50 : Đặc điểm nào dưới đây không phải của nền nông nghiệp Hoa Ki và Ca-na-da:
A. Năng suất cao.
B. Sản lượng lớn.
C. Diện tích rộng.
D. Tỉ lệ lao động cao.
- Câu 51 : Sự phân hóa nông sản ở Bắc Mỹ là do tác động của yếu tố nào?
A. Địa hình
B. Khí hậu
C. Kinh tế
D. Tất cả các ý trên.
- Câu 52 : Nền nông nghiệp Bắc Mỹ còn nhiều hạn chế về điều gì?
A. Giá thành cao
B. Nhiều phân hóa học, thuốc hóa học
C. Ô nhiễm môi trường
D. Tất cả các ý trên.
- Câu 53 : Quốc gia có tỷ lệ dân cư tham gia hoạt động nông nghiệp ít nhất là nước nào?
A. Canada
B. Hoa Kì
C. Mê-hi-cô
D. Ba nước bằng nhau.
- Câu 54 : Trên các sơn nguyên của Mê-hi-cô, ngoài chăn nuôi gia súc lớn, người ta còn trồng:
A. Ngô và các cây công nghiệp nhiệt đới.
B. Lúa gạo và các cây công nghiệp cận nhiệt đới.
C. Cây hoa màu và các cây công nghiệp nhiệt đới.
D. Cây hoa màu và cây công nghiệt ôn đới.
- Câu 55 : Ý nào không đúng về hạn chế trong sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mĩ?
A. Nông sản có giá thành cao nên bị cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường
B. Sử dụng nhiều phân bón hoá học, thuốc trừ sâu
C. Số lượng lao động ít
D. Ít sử dụng khoa học kĩ thuật trong sản xuất
- Câu 56 : Ngành công nghiệp nào sau đây ở Bắc Mỹ chưa phải là công nghiệp hàng đầu thế giới?
A. Hàng không.
B. Vũ trụ.
C. Nguyên tử, hạt nhân.
D. Cơ khí.
- Câu 57 : Ưu thế của công nghiệp Mê-hi-cô hiện nay là gì?
A. Khai khoáng, luyện kim.
B. Dệt, thực phẩm
C. Khai khoáng và chế biến lọc dầu.
D. Cơ khí và điện tử.
- Câu 58 : “Vành đai Mặt Trời” là tên gọi của vùng công nghiệp nào?
A. vùng công nghiệp mới của Bắc Mĩ
B. vùng công nghiệp lạc hậu của Hoa Kì
C. vùng công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kì
D. vùng công nghiệp mới ở phía Nam và ven Thái Bình Dương của Hoa Kì.
- Câu 59 : Trong cơ cấu kinh tế ở Bắc Mĩ, lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn nhất là gì?
A. Nông nghiệp.
B. Công nghiệp.
C. Dịch vụ.
D. Thương mại.
- Câu 60 : Sự ra đời của khu vực Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA) trước hết nhằm mục đích:
A. Cạnh tranh với các nước Tây Âu
B. Khống chế các nước Mĩ La-tinh
C. Tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới
D. Cạnh tranh với các khôi kinh tế ASEAN.
- Câu 61 : NAFTA gồm có những thành viên nào?
A. Hoa Kì, Ca-na-đa, Mê-hi-cô
B. Hoa Kì, U-ru-goay, Pa-ra-goay
C. Hoa Kì, Chi-lê, Mê-hi-cô
D. Bra-xin, U-ru-goay, Pa-ra-goay
- Câu 62 : Quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao nhất ở Bắc Mỹ là nước nào?
A. Hoa Kì.
B. Canada.
C. Mê-hi-cô.
D. Panama.
- Câu 63 : Hãng máy bay Boing là hãng máy bay của nước nào?
A. Canada.
B. Hoa Kì.
C. Mê-hi-cô.
D. Ba nước cùng hợp tác.
- Câu 64 : Sự sa sút của các ngành công nghiệp truyền thống của vùng Đông Bắc Hoa Kì là không phải do:
A. trình độ kĩ thuật chưa cao
B. thiếu thị trường tiêu thụ
C. thiếu lao động và nguyên liệu
D. Lịch sử định cư lâu đời.
- Câu 65 : Ngành công nghiệp nào ở Bắc Mĩ chiếm 80% sản lượng của toàn ngành công nghiệp?
A. Công nghiệp luyện kim, chế tạo máy
B. Công nghiệp hoá chất, dệt
C. Công nghiệp chế biến
D. Công nghiệp thực phẩm
- Câu 66 : Ở Bắc Mĩ, nước nào có nền công nghiệp phát triển cao?
A. Hoa Kì
B. Ca-na-đa
C. Mê-hi-cô
D. Tất cả đều đúng
- Câu 67 : Ngành công nghiệp nào không phát triển mạnh ở phía nam và duyên hải Thái Bình Dương (vành đai Mặt Trời):
A. Sản xuất máy móc tự động
B. Điện tử, vi điện tử
C. Khai thác khoáng sản
D. Sản xuất vật liệu tổng hợp, hàng không vũ trụ
- Câu 68 : Trung và Nam Mĩ kéo dài từ phía bắc của chí tuyến Bắc đến 53054’N nên có đủ các đới khí hậu:
A. Xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới.
B. Xích đạo, nhiệt đới, cận cực, hàn đới.
C. Xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đối, cực đới.
D. Xích đạo, cận nhiệt đối, ôn đới, cực đới.
- Câu 69 : Đâu không phải nguyên nhân khiến phía Tây Nam Mĩ khô hạn?
A. Núi cao.
B. Ngược hướng gió.
C. Dòng biển lạnh.
D. Khí hậu nóng, ẩm.
- Câu 70 : Nơi có nhiều núi lửa và động đất thường xuất hiện ở Trung và Nam Mĩ là khu vực nào?
A. Quần đảo Ảng-ti.
B. Vùng núi An-đét.
C. Eo đất Trung Mĩ.
D. Sơn nguyên Bra-xin.
- Câu 71 : Đặc điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng A-ma-dôn?
A. Vùng nông nghiệp trù phú nhất Nam Mĩ.
B. Thảm thực vật chủ yếu là ở rừng rậm xích đạo.
C. Đất đai rộng và bằng phẳng.
D. Có mạng lưới sông ngòi rất phát triển.
- Câu 72 : Điểm khác biệt về địa hình giữa hai hệ thống Coóc-đi-e và An-đét là gì?
A. Tính chất trẻ của núi.
B. Thứ tự sắp xếp địa hình.
C. Chiều rộng và độ cao của núi.
D. Hướng phân bố núi.
- Câu 73 : Xếp theo thứ tự từ Nam lên Bắc ở lục địa Nam Mĩ lần lượt là ba đồng bằng lớn nào?
A. Ô-ri-nô-cô, A-ma-dôn, Pam-pa.
B. Pam-pa, A-ma-dôn, La-pla-ta
C. La-pla-ta, Pam-pa, A-ma-dôn
D. Pam-pa, La-pla-ta, A-ma-dôn.
- Câu 74 : Trung và Nam Mĩ không có bộ phận nào?
A. Eo đất Trung Mĩ.
B. Các hòn đảo trong biển Ca-ri-bê.
C. Lục địa Nam Mĩ.
D. Lục địa Bắc Mĩ.
- Câu 75 : Tổng diện tích của Trung và Nam Mĩ là 20,5 triệu km2, so với Bắc Mĩ thì:
A. Trung và Nam Mĩ có diện tích lớn hơn Bắc Mĩ.
B. Trung và Nam Mĩ có diện tích nhỏ hơn Bắc Mĩ.
C. Trung và Nam Mĩ có diện tích bằng diện tích Bắc Mĩ.
D. Khó so sánh với nhau vì diện tích Bắc Mĩ luôn biến động.
- Câu 76 : Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti nằm trong môi trường nhiệt đới. Gió thổi thường xuyên là:
A. Gió tín phong đông bắc.
B. Gió tín phong Tây bắc.
C. Gió tín phong đông Nam.
D. Gió tín phong Tây Nam.
- Câu 77 : Hệ thống núi An-đét có độ cao trung bình là bao nhiêu?
A. 1000-2000m
B. 2000-3000m
C. 3000-5000m
D. 5000-6000m
- Câu 78 : Đặc điểm địa hình của eo đất Trung Mĩ là gì?
A. Núi và cao nguyên chiếm diện tích lớn
B. Có nhiều núi lửa
C. Đồng bằng ven biển nhỏ hẹp
D. Tất cả đều đúng
- Câu 79 : Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti nằm trong môi trường nào?
A. Môi trường nhiệt đới
B. Môi trường xích đạo
C. Môi trường ôn đới
D. Môi trường cận nhiệt đới
- Câu 80 : Trung và Nam Mĩ có bao nhiêu đới khí hậu?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
- Câu 81 : Toàn bộ đồng bằng Pam-pa là địa hình gì?
A. Một thảo nguyên rộng mênh mông.
B. Một đồng bằng nông nghiệp trù phú.
C. Một cách đồng lúa mì mênh mông.
D. Một cánh đồng hoa quả nhiệt đới rộng lớn.
- Câu 82 : Bán hoang mạc ôn đới phát triển ở vùng nào?
A. Cao nguyên Pa-ta-gô-ni.
B. Miền núi An-đét.
C. Quần đảo Ảng-ti.
D. Eo đất phía tây Trung Mĩ.
- Câu 83 : Sự thay đổi của thiên nhiên Trung Và Nam Mĩ không phải do yếu tố nào?
A. Địa hình
B. Vĩ độ
C. Khí hậu
D. Con người
- Câu 84 : Nơi cao nhất Nam Mĩ là đỉnh A-côn-ca-goa 6960m nằm trên dãy núi nào?
A. Dãy núi An-dét.
B. Dãy Atlat.
C. Dãy Hi-ma-lay-a.
D. Dãy Cooc-di-e
- Câu 85 : Ở eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti có rừng gì?
A. Xích đạo.
B. Cận xích đạo.
C. Rừng rậm nhiệt đới.
D. Rừng ôn đới.
- Câu 86 : Sông A-ma-dôn là con sông có đặc điểm gì?
A. Diện tích lưu vực nhỏ nhất thế giới.
B. Lượng nước lớn nhất thế giới.
C. Dài nhất thế giới.
D. Ngắn nhất thế giới.
- Câu 87 : Đồng bằng A-ma-dôn là một đồng bằng lớn nhất Nam Mĩ có đặc điểm gì?
A. Rừng xích đạo nguyên sinh chiếm phần lớn diện tích đồng bằng.
B. Rừng xích đạo ẩm nguyên sinh chiếm phần lớn diện tích đồng bằng.
C. Rừng cận nhiệt đới nguyên sinh chiếm phần lớn diện tích đồng bằng.
D. Rừng nhiệt đới nguyên sinh chiếm phần lớn diện tích đồng bằng.
- Câu 88 : Sông A-ma-dôn là một con sông dài nhất châu Mĩ nằm ở khu vực nào?
A. Bắc Mĩ.
B. Trung Mĩ.
C. Nam Mĩ.
D. Bắc Phi.
- Câu 89 : Trong số 4 con sông của châu Mĩ, con sông nào có lưu lượng lớn nhất?
A. Sông Cô-lô-ra-đô.
B. Sông Mi-xi-xi-pi.
C. Sông A-ma-dôn.
D. Sông Pa-ra-na.
- Câu 90 : Rừng xích đạo xanh quanh năm phát triển chủ yếu ở đồng bằng nào?
A. Ô-ri-nô-cô
B. Pam-pa
C. A-ma-dôn
D. Lap-la-ta
- Câu 91 : Dãy núi cao, đồ sộ nhất Nam Mỹ là gì?
A. Andet
B. Coocdie
C. Atlat
D. Himalaya.
- Câu 92 : Cho biết Trung và Nam Mĩ không có kiểu khí hậu nào sau đây?
A. Xích đạo
B. Nhiệt đới, cận nhiệt đới
C. Ôn đới
D. Cận cực
- Câu 93 : Bộ tộc nào là người bản địa của Trung và Nam Mĩ?
A. Người In-ca.
B. Người Mai-a.
C. Người A-xơ-tếch.
D. Người Anh-điêng.
- Câu 94 : Người da đen châu Phi bị bán sang châu Mĩ vào thời gian nào?
A. Trước năm 1492.
B. Cuối thế kỉ XV đến thế kỉ XVI.
C. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX.
D. Từ đầu thế kỉ XIX.
- Câu 95 : Thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha xâm chiếm Trung và Nam Mĩ vào thời gian nào?
A. Trước năm 1492.
B. Từ 1492 đến thế kỉ XVI.
C. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX.
D. Từ đầu thế kỉ XIX.
- Câu 96 : Các nước Trung và Nam Mĩ bắt đầu giành được độc lập từ khi nào?
A. Trước năm 1492.
B. Từ 1492 đến thế kỉ XVI.
C. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX.
D. Từ đầu thế kỉ XIX.
- Câu 97 : Nước đầu tiên giành được độc lập ở Trung và Nam Mĩ là nước nào?
A. Cu Ba.
B. Bra-xin.
C. Ha-ti-mi.
D. Chi-Lê.
- Câu 98 : Trung và Nam Mĩ có tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số vào loại mấy?
A. Cao (> 1,7%).
B. Trung bình (1% - 1,7%).
C. Thấp (0 - 1%).
D. Rất thấp (<0%)
- Câu 99 : Xao Pao-lô là thành phố đông dân nhất Nam Mĩ, thuộc nước nào?
A. Ac-hen-ti-na.
B. Bra-xin.
C. Vê-nê-xu-ê-la.
D. Pa-ra-goay.
- Câu 100 : Lễ hội Các na-van diễn ra hàng năm ở nước nào thuộc Nam Mĩ?
A. Ac-hen-ti-na.
B. Bra-xin.
C. Vê-nê-xu-ê-la.
D. Pa-ra-goay.
- Câu 101 : Tốc độ đô thị hóa nhanh ở Trung và Nam Mĩ là hệ quả của điều gì?
A. Tốc độ phát triển kinh tế nhanh.
B. Trình độ công nghiệp hóa cao.
C. Đô thị hóa tự phát, kinh tế còn chậm phát triển.
D. Độ thị hóa có quy hoạch.
- Câu 102 : Trung và Nam Mỹ dẫn đầu về sự phát triển nào?
A. Kinh tế
B. Dân số
C. Đô thị
D. Di dân.
- Câu 103 : Dân cư chủ yếu ở Trung và Nam Mỹ hiện nay là người gì?
A. Anh điêng
B. Exkimo
C. Người gốc Âu
D. Người lai.
- Câu 104 : Người gốc ở Nam Mỹ là người gì?
A. Anh điêng
B. Exkimo
C. Nêgroit
D. Ơ-rô-pê-ô-it.
- Câu 105 : Đặc điểm nào không đúng với quá trình đô thị hóa ở Nam Mĩ?
A. Tốc độ đô thị hóa dẫn đầu thế giới
B. Tỉ lệ dân đô thị chiếm 75%
C. Đô thị hóa gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế
D. Các đô thị lớn tập trung ven biển
- Câu 106 : Các công ty đã mua đất rộng lớn để lập đồn điền trồng trọt, chăn nuôi và chế biến xuất khẩu là nước:
A. Hoa Kì và Anh.
B. Hoa Kì và Pháp.
C. Anh và Pháp.
D. Pháp và Ca-na-da.
- Câu 107 : Hình thức sở hữu đất phổ biến trong nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ là gì?
A. Hợp tác xã.
B. Trang trại.
C. Điền trang.
D. Hộ gia đình.
- Câu 108 : Các hình thức canh tác chủ yếu ở các nước Trung và Nam Mĩ là gì?
A. Quảng canh - độc canh.
B. Thâm canh.
C. Du canh.
D. Quảng canh.
- Câu 109 : Cây trồng chủ yêu của Cu Ba là gì?
A. Mía.
B. Cà phê.
C. Bông.
D. Dừa.
- Câu 110 : Nước có sản lượng cá biển lớn nhất Nam Mĩ?
A. Cô-lôm-bi-a.
B. Chi-lê.
C. Xu-ri-nam.
D. Pê-ru.
- Câu 111 : Do lệ thuộc vào nước ngoài nên ngành trồng trọt ở nhiều nước Trung và Nam Mĩ mang tính chất gì?
A. Đa da hóa cây trồng.
B. Độc canh.
C. Đa phương thức sản xuất.
D. Tiên tiến, hiện đại
- Câu 112 : Những nước có ngành chăn nuôi bò thịt và bò sữa phát triển với quy mô lớn là:
A. Bra-xin, Ac-hen-ti-na, U-ru-goay, Pa-ra-goay.
B. Bra-xin, Ac-hen-ti-na, U-ru-goay, Chi-le.
C. Bra-xin, Ac-hen-ti-na, Chi-le, Pa-ra-goay.
D. Bra-xin, Cô-lôm-bi-a, U-ru-goay, Pa-ra-goay.
- Câu 113 : Trên sườn núi Trung An-đét, người ta nuôi con gì?
A. Bò thịt, cừu.
B. Cừu, dê.
C. Dê, bò sữa.
D. Cừu, lạc đà Lama.
- Câu 114 : Đại điền trang thuộc sở hữu của các đại địa chủ, họ chỉ chiếm chưa tới 5% dân số nhưng sở hữu bao nhiêu phần nhiêu diện tích đất canh tác?
A. 30%
B. 40%
C. 50%
D. 60%
- Câu 115 : Trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp, ngành trồng trọt ở các nước Trung và Nam Mĩ có đặc điểm gì?
A. Mang tính chất độc canh
B. Sản phẩm nông sản chủ yếu để xuất khẩu
C. Phụ thuộc vào các công ty tư bản nước ngoài
D. Tất cả đều đúng
- - Trắc nghiệm Địa lý 7 Bài 2 Sự phân bố dân cư. Các chủng tộc trên thế giới
- - Trắc nghiệm Địa lý 7 Bài 1 Dân số
- - Trắc nghiệm Địa lý 7 Bài 3 Quần cư. Đô thị hoá
- - Trắc nghiệm Địa lý 7 Bài 4 Thực hành Phân tích lược đồ dân số và tháp tuổi
- - Trắc nghiệm Địa lý 7 Bài 5 Đới nóng. Môi trường xích đạo ẩm
- - Trắc nghiệm Địa lý 7 Bài 6 Môi trường nhiệt đới
- - Trắc nghiệm Địa lý 7 Bài 7 Môi trường nhiệt đới gió mùa
- - Trắc nghiệm Địa lý 7 Bài 8 Các hình thức canh tác trong nông nghiệp ở đới nóng
- - Trắc nghiệm Địa lý 7 Bài 9 Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đới nóng
- - Trắc nghiệm Địa lý 7 Bài 23 Môi trường vùng núi