Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 2 (có đáp án): Xu hướng...
- Câu 1 : Đặc điểm nào sau đây không phải là biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế?
A. Đầu tư nước ngoài tanh nhanh.
B. Thương mại thế giới phát triển mạnh.
C. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.
D. Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đang bị giảm sút.
- Câu 2 : Tổ chức nào sau đây chi phối tới 95% hoạt động thương mại thế giới?
A. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ.
B. Tổ chức thương mại thế giới.
C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
D. Liên minh châu Âu.
- Câu 3 : Vai trò to lớn của Tổ chức thương mại thế giới là
A. Củng cố thị trường chung Nam Mĩ.
B. Tăng cường liên kết giữa các khối kinh tế.
C. Thúc đẩy tự do hóa thương mại.
D. Giải quyết xung đột giữa các nước.
- Câu 4 : Trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế, đầu tư nước ngoài ngày càng tăng được biểu hiện ở lĩnh vực nào sau đây?
A. Nông nghiệp.
B. Công nghiệp.
C. Xây dựng.
D. Dịch vụ.
- Câu 5 : Trong đầu tư nước ngoài, lĩnh vực dịch vụ nổi lên hàng đầu là các hoạt động nào sau đây?
A. Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.
B. Bảo hiểm, giáo dục, y tế.
C. Du lịch, ngân hàng, y tế.
D. Hành chính công, giáo dục, y tế.
- Câu 6 : Biểu hiện của thị trường tài chính quốc tế được mở rộng là
A. Sự sáp nhập cuả các ngân hàng lại với nhau.
B. Nhiều ngân hàng được nối với nhau qua mạng viễn thông điện tử.
C. Sự kết nối giữa các ngân hàng lớn với nhau.
D. Triệt tiêu các ngân hàng nhỏ.
- Câu 7 : Các tổ chức tài chính quốc tế nào sau đây ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế toàn cầu?
A. Ngân hàng châu Âu, Quỹ tiền tệ quốc tế.
B. Ngân hàng châu Á, Ngân hàng châu Âu.
C. Ngân hàng hế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế.
D. Ngân hàng châu Á, Ngân hàng Thế giới.
- Câu 8 : Toàn cầu hóa và khu vực hóa là xu hướng tất yếu, dẫn đến
A. Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế.
B. Sự liên kết giữa các nước phát triển với nhau.
C. Các nước đang phát triển gặp nhiều khó khăn.
D. Ít phụ thuộc lẫn nhau hơn giữa các nền kinh tế.
- Câu 9 : Nhận định nào sau đây không phải là đặc điểm của các công ty xuyên quốc gia?
A. Phạm vi hoạt động ở nhiều quốc gia.
B. Có nguồn của cải vật chất lớn.
C. Chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng.
D. Khai thác nền kinh tế các nước thuộc địa.
- Câu 10 : Toàn cầu hóa kinh tế, bên cạnh những mặt thuận lợi, còn có những mặt trái, đặc biệt là
A. Cạnh tranh quyết liệt giữa các quốc gia.
B. Gia tăng nhanh chóng khoảng các giàu nghèo.
C. Các nước phải phụ thuộc lẫn nhau.
D. Nguy cơ thất nghiệp, mất việc làm ngày càng tăng.
- Câu 11 : Hiện nay, GDP của tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào sau đây lớn nhất thế giới?
A. Liên minh châu Âu.
B. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ.
C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
D. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương.
- Câu 12 : Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực thường có những nét tương đồng về
A. Thành phần chủng tộc.
B. Mục tiêu và lợi ích phát triển.
C. Lịch sử dựng nước, giữ nước.
D. Trình độ văn hóa, giáo dục.
- Câu 13 : Việt Nam đã tham gia vào tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào sau đây?
A. Liên minh châu Âu.
B. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ.
C. Thị trường chung Nam Mĩ.
D. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương.
- Câu 14 : Các nước nào sau đây thuộc khối thị trường chung Nam Mĩ?
A. Bra-xin, Mê-hi-cô, Cô-lôm-bi-a, Cu-ba.
B. Bra-xin, Ác-hen-ti-na, U-ru-goay, Pa-ra-goay.
C. Ác-hen-ti-na, Ni-ca-ra-goa, Ha-i-ti, Ca-na-da.
D. U-ru-goay, Chi-lê, Mê-hi-cô, Cô-lôm-bi-a.
- Câu 15 : Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ bao gồm các nước nào sau đây?
A. Hoa Kì, Mê-hi-cô, Chi-lê.
B. Chi-lê, Pa-ra-goay, Mê-hi-cô.
C. Pa-ra-goay, Mê-hi-cô, Ca-na-da..
D. Ca-na-da, Hoa Kì, Mê-hi-cô.
- Câu 16 : Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực vừa hợp tác, vừa cạnh tranh không nhằm mục đích nào sau đây?
A. Thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
B. Tăng cường đầu tư dịch vụ giữa các khu vực.
C. Hạn chế khả năng tự do hóa thương mại.
D. Bảo vệ lợi ích kinh tế của các nước thành viên.
- - Trắc nghiệm Bài 1 Sự tương quan về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại - Địa lý 11
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 4 Thực hành Tìm hiểu những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 5 Một số vấn đề của châu lục và khu vực
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 6 Hợp chủng quốc Hoa Kì
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 7 Liên minh châu Âu
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 8 Liên bang Nga
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Ôn tập phần A
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 9 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 10 Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 11 Khu vực Đông Nam Á