Ôn tập Sinh học 11 mức độ vận dụng, vận dụng cao !...
- Câu 1 : Điểm khác biệt của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin so với sợi trục không có bao miêlin là dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”.
A. Chậm và tốn nhiều năng lượng.
B. Nhanh và tốn nhiều năng lượng.
C. Chậm và tốn ít năng lượng.
D. Nhanh và tốn ít năng lượng.
- Câu 2 : Khi chạm tay phải gai nhọn, trật tự nào sau đây mô tả đúng cung phản xạ co ngón tay?
A. Thụ quan đau ở dasợi cảm giác của dây thần kinh tủytủy sốngcác cơ ngón tay.
B. Thụ quan đau ở dasợi cảm giác của dây thần kinh tủytủy sốngsợi vận động của dây thần kinh tủycác cơ ngón tay.
C. Thụ quan đau ở dasợi vận động của dây thần kinh tủytủy sốngsợi cảm giác của dây thần kinh tủy à các cơ ngón tay.
D. Thụ quan đau ở datủy sốngsợi vận động của dây thần kinh tủycác cơ ngón tay.
- Câu 3 : Các yếu tố không thuộc thành phần xináp là:
A. khe xináp.
B. chùy xináp.
C. các ion Ca2+.
D. màng sau xináp.
- Câu 4 : Hoocmôn ra hoa được hình thành từ bộ phận nào của cây?
A. Rễ, thân
B. Rễ
C. Lá
D. Thân
- Câu 5 : Loại mô phân sinh chỉ có ở cây Một lá mầm là
A. Mô phân sinh lóng
B. Mô phân sinh bên
C. Mô phân sinh đỉnh thân
D. Mô phân sinh đỉnh rễ
- Câu 6 : Loại mô phân sinh chỉ có ở cây Hai lá mầm là
A. Mô phân sinh lóng.
B. Mô phân sinh đỉnh thân.
C. Mô phân sinh đỉnh rễ.
D. Mô phân sinh bên.
- Câu 7 : Ở thực vật các hoocmôn thuộc nhóm ức chế sinh truởng là
A. auxin, gibêrelin.
B. auxin, xitôkinin.
C. êtilen, axit abxixic.
D. axit abxixic, xitôkinin
- Câu 8 : Phát biểu nào sau đây là chính xác khi nói về các yếu tố ảnh huởng đến sự ra hoa ở thực vật hạt kín?
A. Xuân hóa là hiện tượng cây ra hoa vào mùa xuân.
B. Cây ngày dài là nhóm thực vật chỉ ra hoa sau một khoảng thời gian rất dài.
C. Cây ra hoa phụ thuộc và chu kì chiếu sáng gọi là hiện tuợng cảm ứng quang chu kì.
D. Cây ngày ngắn và cây ngắn ngày có bản chất như nhau.
- Câu 9 : Đặc điểm nào không có ở hoocmon thực vật?
A. Được tạo ra ở một nơi nhưng gây ra phản ứng ở nơi khác.
B. Với nồng độ rất thấp gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể.
C. Tính chuyên hóa cao hơn nhiều so với hoocmon động vật bậc cao.
D. Được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây.
- Câu 10 : Cho các bộ phận sau:
A. 1,2, 3.
B. 2, 5, 6.
C. 1, 5, 6.
D. 2, 3, 4.
- Câu 11 : Để kích thích cành giâm ra rễ, người ta sử dụng thuốc kích thích ra rễ, trong các thuốc này, chất nào sau đây có vai trò chính?
A. Xitôkinin.
B. Axêtylen.
C. ABB.
D. Auxin.
- Câu 12 : Auxin chủ yếu sinh ra ở
A. đỉnh của thân và cành.
B. lá, rễ.
C. tế bào đang phân chia ở rễ, hạt, quả.
D. thân, cành.
- Câu 13 : Trạng thái thức, ngủ của hạt được điều biết bởi các hoocmôn
A. axit abxixic và giberelin.
B. xitôkinin và etilen.
C. auxin và xitokinin.
D. giberelin và etilen.
- Câu 14 : Ở thực vật có hoa, bộ phận phát triển thành hạt là
A. bầu nhụy.
B. noãn đã thụ tinh.
C. nhân cực.
D. nội nhũ.
- Câu 15 : Ếch là loài
A. thụ tinh chéo.
B. thụ tinh trong.
C. thụ tinh ngoài.
D. tự thụ tinh.
- Câu 16 : Đặc điểm nào sau đây không thuộc sinh sản vô tính?
A. Tạo ra số luợng lớn con cháu trong một thời gian ngắn.
B. Con sinh ra hoàn toàn giống nhau và giống cơ thể mẹ ban đầu.
C. Cá thể mới tạo ra rất đa dạng về các đặc điểm thích nghi.
D. Các cá thể con thích nghi tốt với môi trường sống ổn định.
- Câu 17 : Có mấy đáp án dưới đây đúng với loài sinh sản hữu tính?
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
- Câu 18 : Thụ tinh trong tiến hóa hơn thụ tinh ngoài là vì
A. Không chịu ảnh hưởng của các tác nhân môi trường.
B. Cho hiệu suất thụ tinh cao.
C. Hạn chế tiêu tốn năng lượng.
D. Không nhất thiết phải cần môi trường nước.
- Câu 19 : Sinh sản vô tính không thể tạo thành
A. Thể hợp tử.
B. Thể giao tử.
C. Thể bao tử.
D. Bào tử đơn bội.
- Câu 20 : FSH có vai trò kích thích
A. Tế bào kẽ sản xuất tesosteron.
B. Ống sinh tinh sản sinh tinh trùng.
C. Tuyến yên tiết LH và GnRH.
D. Phát triển ống sinh tinh và sản sinh tinh trùng.
- Câu 21 : Trong các hình thức sinh sản sau đây, hình thức nào là sinh sản vô tính ở động vật?
A. 1,3, 4, 5.
B. 2, 3,4, 5.
C. 1, 2, 4, 5.
D. 1, 2, 3, 5.
- Câu 22 : Nhận xét nào sau đây là không đúng ?
A. các loài đẻ trứng đều thụ tinh ngoài .
B. các loài đẻ con đều thụ tinh trong.
C. các loài thụ tinh ngoài thuờng đẻ rất nhiều trứng.
D. thụ tinh ngoài cần có nước.
- Câu 23 : Các cây dây leo quấn quanh cây gỗ là nhờ kiểu hướng động nào?
A. Hướng nước.
B. Hướng tiếp xúc.
C. Hướng đất.
D. Hướng sáng.
- Câu 24 : Đặc điểm cảm ứng ở thực vật là
A. Xảy ra nhanh, khó nhận thấy.
B. Xảy ra chậm, khó nhận thấy.
C. Xảy ra nhanh, dễ nhận thấy.
D. Xảy ra chậm, dễ nhận thấy.
- Câu 25 : Điểm khác biệt cơ bản giữa ứng động với hướng động là
A. Có nhiều tác nhân kích thích.
B. Không liên quan đến sự phân chia tế bào.
C. Tác nhân kích thích không định hướng.
D. Có sự vận động vô hướng.
- Câu 26 : Ở động vật, đặc điểm nào sau đây là đúng với kiểu sinh trưởng và phát triển không qua biến thái?
A. Con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự với con trưởng thành.
B. Con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí khác với con trưởng thành.
C. Con non phải trải qua nhiều lần lột xác để phát triển thành con trưởng thành.
D. Phải trải qua giai đoạn trung gian, ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành.
- Câu 27 : Hoocmôn Ơstrôgen do
A. tuyến yên tiết ra
B. tuyến giáp tiết ra
C. tinh hoàn tiết ra
D. buồng trứng tiết ra
- Câu 28 : Quá trình phát triển của động vật đẻ con gồm giai đoạn
A. Phôi
B. Phôi và hậu phôi
C. Phôi thai và sau khi sinh
D. Hậu phôi
- Câu 29 : Những động vật phát triển qua biến thái hoàn toàn là
A. Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua.
B. Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi.
C. Cá chép, gà, thỏ, khỉ.
D. Châu chấu, ếch, muỗi.
- Câu 30 : Nếu tuyến yên sản sinh ra quá ít hoặc quá nhiều hoocmôn sinh trưởng ở giai đoạn trẻ em sẽ dẫn đến hậu quả.
A. Các đặc điểm sinh dục nữ kém phát triển.
B. Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém.
C. Người bé nhỏ hoặc khổng lồ.
D. Các đặc điểm sinh dục nam kém phát triển.
- Câu 31 : Ở ếch, quá trình biến thái từ nòng nọc thành ếch nhờ hoocmon:
A. Tiroxin
B. Ecdixon và Juvenin
C. Ostrogen
D. Hoocmon sinh trưởng
- Câu 32 : Kiểu phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà còn non có đặc điểm hình thái
A. Cấu tạo tương tự với con trưởng thành, nhưng khác về sinh lý.
B. Sinh lý rất khác với con trưởng thành.
C. Cấu tạo và sinh lý tương tự với con trưởng thành.
D. Cấu tạo và sinh lý gần giống với con trưởng thành.
- Câu 33 : Ở các nơron, điện thế hoạt động còn được gọi là
A. sự dẫn truyền qua khe xinap.
B. phản xạ.
C. phản ứng.
D. xung thần kinh.
- Câu 34 : Khi nói về cảm ứng ở thực vật, có các hiện tượng ở thực vật sau đây:
A. 2
B. 5
C. 4
D. 3
- Câu 35 : Khẳng định nào sau đây khi nói về xináp là sai?
A. Xináp là diện tiệp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào xương.
B. Xináp là diện tiêp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào tuyến.
C. Xináp là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh.
D. Xináp là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào cơ.
- Câu 36 : Ứng dụng tập tính nào của động vật, đòi hỏi công sức nhiều nhất của con người?
A. Thay đổi tập tính bẩm sinh.
B. Phát triển những tập tính học tập.
C. Thay đổi tập tính học tập.
D. Phát huy những tập tính bẩm sinh.
- Câu 37 : Xét các tập tính sau :
A. (3) và (5)
B. (2) và (5)
C. (3) và (4)
D. (4) và (5)
- Câu 38 : Đặc điểm nào không có ở hoocmôn thực vật?
A. Tính chuyên hóa cao hơn nhiều so với hoocmôn của động vật bậc cao
B. Được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây
C. Được tạo ra ở một nơi nhưng gây ra phản ứng ở nơi khác
D. Với nồng độ rất thấp gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể
- Câu 39 : Hoocmôn thực vật là những chất hữu cơ cho cơ thể thực vật tiết ra
A. Chỉ có tác dụng ức chế hoạt động của cây
B. có tác dụng kháng bệnh cho cây
C. Có tác dụng điều hòa hoạt động của cây
D. chỉ có tác dụng kích thích sinh trưởng của cây
- Câu 40 : Một trong các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật là
A. Thức ăn.
B. Hoocmôn.
C. Ánh sáng.
D. Nhiệt độ.
- Câu 41 : Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng về vai trò của hoocmôn tirôxin?
A. 2
B. 4
C. 3
D. 1
- Câu 42 : Xét các ngành thực vật sau:
A. (2) và (3)
B. (3) và (4)
C. (1) và (4)
D. (1) và (2)
- Câu 43 : Có bao nhiêu hiện tượng dưới đây thuộc về ứng động theo sức trương nước?
A. 4
B. 1
C. 3
D. 2
- Câu 44 : Loại hướng động nào sau đây là hướng động âm?
A. Hướng sáng của thân.
B. Hướng trọng lực của rễ.
C. Hướng sáng của rễ.
D. Hướng nước của rễ.
- Câu 45 : Loài nào sau đây phát triển không qua biến thái?
A. Bướm.
B. Ong.
C. Châu chấu.
D. Người.
- Câu 46 : Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về hoocmôn thực vật?
A. Ở mức tế bào, AIA kích thích quá trình nguyên phân và sinh trưởng giãn dài của tế bào.
B. Ở mức tế bào, AAB làm tăng số lần nguyên phân.
C. Xitokinin là chất ức chế sinh trưởng tự nhiên.
D. GA được dùng để làm chín quả, rụng lá.
- Câu 47 : Khi nói về sinh sản vô tính ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
- Câu 48 : Hình thức sinh sản vô tính nào có cả ở động vật đơn bào và đa bào?
A. Trinh sinh.
B. Phân mảnh.
C. Phân đôi.
D. Nảy chồi.
- Câu 49 : Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng sơ cấp?
A. Làm tăng kích thước chiều dài của cây.
B. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần.
C. Diễn ra cả ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm.
D. Diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh.
- Câu 50 : Xitôkinin chủ yếu sinh ra ở
A. đỉnh của thân và cành.
B. lá, rễ.
C. tế bào đang phân chia ở rễ.
D. thân, cành.
- Câu 51 : Phát biểu nào sau đây về xinap là đúng?
A. Tốc độ truyền tin qua xinap hóa học chậm hơn so với tốc độ lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao mielin.
B. Tất cả xinap đều có chứa chất trung gian hóa học là axetincolin.
C. Truyền tin qua xinap hóa học có thể không cần chất trung gian hóa học.
D. Xinap là diện tiếp xúc của các tế bào cạnh nhau.
- Câu 52 : Động vật nào sau đây có hệ thần kinh dạng lưới?
A. Thủy tức.
B. Thỏ.
C. Người.
D. Voi.
- Câu 53 : Hoocmôn Auxin chủ yếu được sinh ở bộ phận nào của cây?
A. Đỉnh rễ.
B. Đỉnh của thân và cành.
C. Hạt đang nảy mầm.
D. Lá.
- Câu 54 : Hình thức thụ tinh trong có ở loài nào sau đây?
A. Cá.
B. Ếch.
C. Gà.
D. Lươn.
- Câu 55 : Lá cây trinh nữ cụp vào khi bị tác động bên ngoài là kiểu
A. ứng động sinh trưởng.
B. ứng động không sinh trưởng.
C. nhịp sinh học.
D. hướng tiếp xúc.
- Câu 56 : Giberelin là một loại hoocmon kích thích sự nảy mầm, sinh trưởng của cây,… Giberelin được sinh ra chủ yếu ở
A. lá và rễ.
B. chồi đang nảy mầm.
C. hạt.
D. củ.
- Câu 57 : Kiểu phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà con non có đặc điểm hình thái
A. cấu tạo và sinh lí khác với con trưởng thành
B. cấu tạo tương tự với con trưởng thành, nhưng khác về sinh lí.
C. cấu tạo và sinh lí tương tự với con trưởng thành.
D. cấu tạo và sinh lí gần giống với con trưởng thành.
- Câu 58 : Sinh sản vô tính ở động vật là từ một cá thể
A. sinh ra một hay nhiều cá thể giống hoặc khác mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.
B. luôn sinh ra nhiều cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.
C. sinh ra một hay nhiều cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.
D. luôn sinh ra chỉ một cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.
- Câu 59 : Loại hoocmon nào đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong vận động quấn vòng ở thực vật?
A. Giberelin
B. Auxin
C. Xitokinin
D. Axit abxixic
- Câu 60 : Trong sinh sản sinh dưỡng ở thực vật, cây mới được tạo ra
A. từ một phần của cơ quan sinh dưỡng của cây
B. chỉ từ rễ của cây
C. chỉ từ một phần thân của cây
D. chỉ từ lá của cây
- Câu 61 : Đặc điểm không có ở sinh trưởng sơ cấp là
A. làm tăng kích thước chiều dài của cây
B. diễn ra hoạt động của tầng sinh bần
C. diễn ra cả ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm
D. diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh.
- Câu 62 : Dạng hướng động nào dưới đây chỉ có ở một số loài thực vật?
A. Hướng trọng lực.
B. Hướng nước.
C. Hướng sáng.
D. Hướng tiếp xúc.
- Câu 63 : Kiểu phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà còn non có đặc điểm hình thái
A. sinh lí rất khác với con trưởng thành.
B. cấu tạo tương tự với con trưởng thành, nhưng khác về sinh lí.
C. cấu tạo và sinh lí tương tự với con trưởng thành.
D. cấu tạo và sinh lí gần giống với con trưởng thành.
- Câu 64 : Ăn thịt “bạn tình” là tập tính được tìm thấy ở nhóm động vật nào dưới đây ?
A. Thỏ.
B. Gà.
C. Nhện.
D. Khỉ.
- Câu 65 : Cho các bộ phận sau:
A. (1), (2) và (3).
B. (2), (3) và (4).
C. (3), (4) và (5).
D. (2), (5) và (6).
- Câu 66 : Hướng tiếp xúc có ở loài cây nào dưới đây?
A. Bưởi.
B. Cam.
C. Nho.
D. Táo.
- Câu 67 : Loài động vật nào sau đây mà mỗi cá thể đều là cơ thể lưỡng tính?
A. Gà.
B. Giun đất.
C. Ếch.
D. Sư tử.
- Câu 68 : Sinh trưởng và phát triển của động vật qua biến thái không hoàn toàn là trường hợp ấu trùng phát triển
A. hoàn thiện, qua nhiều lần biến đổi ấu trùng biến thành con trưởng thành.
B. chưa hoàn thiện, ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành không qua lột xác.
C. hoàn thiện, ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành không qua lột xác.
D. chưa hoàn thiện, qua nhiều lần biến đổi ấu trùng biến thành con trưởng thành.
- Câu 69 : Xét các đặc điểm sau:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
- Câu 70 : Bộ phận nào dưới đây của thực vật có hướng sáng âm?
A. Rễ
B. Lá
C. Ngọn
D. Thân
- Câu 71 : Trong các động vật dưới đây, động vật nào có hình thức sinh sản hữu tính tiến hoá nhất?
A. Cá mập
B. Cá nhà táng
C. Cá thu
D. Cá chép
- Câu 72 : Quá trình phát triển không qua biến thái của động vật gồm giai đoạn
A. Phôi
B. Phôi và hậu phôi
C. Hậu phôi
D. Phôi thai và sau khi sinh
- Câu 73 : Ostrogen có vai trò
A. kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực
B. tăng cường quá trình sinh tổng họp protein, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, qua đó làm tăng sự sinh trưởng của cơ thế
C. kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái
D. kích thích chuyển hóa ở tế bào, kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể.
- Câu 74 : Thể vàng sản sinh ra hooc
A. FSH
B. LH
C. Progesteron
D. Tiroxin
- Câu 75 : Khi đặt cây ở cửa sổ, cây thường phát triển hướng ra phía ngoài cửa sổ. Hiện tượng này phản ánh dạng hướng động nào ở thực vật?
A. Hướng nước
B. Hướng tiếp xúc
C. Hướng trọng lực
D. Hướng sáng
- Câu 76 : Thụ tinh ngoài có ở động vật nào dưới đây
A. Gà
B. Rắn
C. Ếch
D. Nai
- Câu 77 : Testosterone được sinh sản ra ở
A. tuyến giáp
B. tuyến yên
C. tinh hoàn
D. buồng trứng
- Câu 78 : Juvenin gây
A. lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm
B. ức chế sâu biến thành nhộng và bướm.
C. ức chế sự lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm
D. ức chế sự lột xác của sâu bướm, kìm hãm sâu biến thành nhộng và bướm
- Câu 79 : Khi nói về quá trình thụ tinh ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 80 : Tác nhân nào dưới đây thường chỉ gây ra hướng động dương mà không gây ra hướng động âm?
A. Nước.
B. Trọng lực.
C. Ánh sáng.
D. Hóa chất.
- Câu 81 : Ở Ong mật, loại Ong nào không mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n)?
A. Ong thợ.
B. Ong chúa.
C. Ong đực.
D. Ong cái.
- Câu 82 : Người bị bướu cổ là do thiếu thành phần nào sau đây?
A. Iốt.
B. Sắt.
C. Kẽm.
D. Đồng.
- Câu 83 : Testosterone có vai trò kích thích
A. Sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực.
B. Chuyển hóa ở tế bào và sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể.
C. Quá trình sinh tổng hợp protein, do đó kích thích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng trưởng sự sinh trưởng của cơ thể.
D. Sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái.
- Câu 84 : Sự cụp, xòe của lá cây trinh nữ có liên quan mật thiết đến sức trương nước và sự di truyền của loại ion nào?
A. .
B. .
C. .
D. .
- Câu 85 : Ở thực vật có hoa, từ tế bào trong bao phấn đển khi tạo ta hạt phấn đã trải qua
A. một lần nguyên phân rồi đến một lần giảm phân.
B. một lần giảm phân rồi đến một lần nguyên phân.
C. hai lần nguyên phân rồi đến một lần giảm phân.
D. một lần giảm phân rồi đến hai lần nguyên phân.
- Câu 86 : Cho hình vẽ và các chú thích sau:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
- Câu 87 : Bộ phận nào trong cây có nhiều kiểu hướng động nhất?
A. Hoa.
B. Thân.
C. Rễ.
D. Lá.
- Câu 88 : Đặc điểm không phải là ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở thực vật là
A. có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường biến đổi.
B. tạo được nhiều biến dị làm nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hóa.
C. duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền.
D. hình thức sinh sản phổ biến.
- Câu 89 : Sinh trưởng thứ cấp ở cây thân gỗ là gia tăng về
A. chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.
B. chiều ngang do hoạt động của mô sinh đỉnh.
C. chiều ngang do hoạt động của mô phân sinh bên.
D. chiều dài do hoạt động của mô phân sinh bên.
- Câu 90 : Những ứng động nào dưới đây là ứng động không sinh trưởng?
A. Ứng động nở hoa của bồ công anh, khí khổng đóng mở.
B. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, ứng động nở hoa của bồ công anh.
C. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ, khí khổng đóng mở.
D. Lá cây họ đậu xòe ra và khép lại, khí khổng đóng mở.
- Câu 91 : Thụ tinh ở thực vật có hoa là sự kết hợp
A. có chọn lọc của hai giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
B. ngẫu nhiên hai giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
C. có chọn lọc của giao tử cái và nhiều giao tử đực tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
D. của nhiều giao tử đực với nhiều giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cây mới.
- Câu 92 : Miễn dịch đặc hiệu gồm:
A. Các loại miễn dịch tự nhiên, bẩm sinh.
B. Các loại miễn dịch thể dịch.
C. Miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào.
D. Các loại miễn dịch nhân tạo.
- Câu 93 : Ở thực vật có hoa, quá trình hình thành túi phôi trải qua
A. 1 lần giảm phân, 1 lần nguyên phân.
B. 1 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân.
C. 1 lần giảm phân, 3 lần nguyên phân.
D. 1 lần giảm phân, 4 lần nguyên phân.
- Câu 94 : Đặc điểm không có ở hoocmôn thực vật là
A. tính chuyển hóa cao hơn nhiều so với hoocmôn ở động vật bậc cao.
B. với nồng độ rất thấp gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể.
C. được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây.
D. được tạo ra một nơi nhưng gây ra phản ứng ở nơi khác.
- Câu 95 : Những động vật sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn là
A. Cá chép, gà, thỏ, khỉ.
B. Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi.
C. Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua.
D. Châu chấu, ếch, muỗi.
- Câu 96 : Axit abxixic (AAB) có ở:
A. Đỉnh cành.
B. Thân non.
C. Hạt đang nảy mầm.
D. Cơ quan đang hóa già.
- Câu 97 : Điểm giống nhau về cấu tạo giữa lizoxom và không bào là
A. Bào quan có lớp màng kép bao bọc.
B. Đều có kích thước rất lớn.
C. Được bao bọc chỉ bởi một lớp màng đơn.
D. Đều có trong tế bào của thực vật và động vật.
- Câu 98 : Điều kiện hóa đáp ứng là
A. hình thành mối liên hệ mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích đồng thời.
B. hình thành mối liên hệ mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích liên tiếp nhau.
C. hình thành mối liên hệ mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích trước và sau.
D. hình thành mối liên hệ mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích rời rạc.
- Câu 99 : Tập tính bẩm sinh không có đặc điểm nào sau đây?
A. Có sự thay đối linh hoạt trong đời sống cá thể.
B. Thường rất bền vững và không thay đổi.
C. Là tập hợp các phản xạ không điều kiện diễn ra theo một trình tự nhất định.
D. Do kiểu gen quy định.
- Câu 100 : Hoocmon Florigen kích thích sự ra hoa của cây được sinh ra ở:
A. Chồi nách
B. Lá
C. Đỉnh thân
D. Rễ.
- Câu 101 : Tiroxin có tác dụng gì đối với cơ thể?
A. Tăng cường quá trình sinh tổng hợp protein, do đó kích thích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể.
B. Kích thích chuyển hoá ở tế bào và kích thích quá trình sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể.
C. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực.
D. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái.
- Câu 102 : Cơ sở khoa học của uống thuốc tránh thai là
A. Làm giảm nồng độ Progesteron và Ostrogen trong máu gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm giảm tiết GnRH, FSH và LH nên trứng không chín và không rụng.
B. Làm tăng nồng độ Progesteron và Ostrogen trong máu gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm giảm tiết GnRH, FSH và LH nên trứng không chín và không rụng.
C. Làm tăng nồng độ Progesteron và Ostrogen trong máu gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm tăng tiết GnRH, FSH và LH nên trứng không chín và không rụng.
D. Làm giảm nồng độ Progesteron và Ostrogen trong máư gây ức chế ngược lên tuyên yên và vùng dưới đồi làm tăng tiết GnRH, FSH và LH nên trứng không chín và không rụng.
- Câu 103 : Đặc điểm cấu tạo nào của khí khổng thuận lợi cho quá trình đóng mở ?
A. Mép (vách) trong của tế bào dày, mép ngoài mỏng.
B. Mép (vách) trong và mép ngoài của tế bào rất dày.
C. Mép (vách) trong và mép ngoài của tế bào đều rất mỏng.
D. Mép (vách) trong của tế bào rất mỏng, mép ngoài dày.
- Câu 104 : Cấu trúc nào sau đây có chứa protein thực hiện chức năng vận chuyển các chất trong cơ thể?
A. Nhiễm sắc thể
B. Hemoglobin
C. Xương
D. Cơ
- Câu 105 : Chất trung gian hóa học nằm ở bộ phận nào của xinap ?
A. Màng trước xinap
B. Chùy xinap
C. Màng sau xinap
D. Khe xinap
- Câu 106 : Biện pháp nào làm tăng hiệu quả thụ tinh nhất ?
A. Thay đổi các yếu tố môi trường
B. Thụ tinh nhân tạo
C. Nuôi cấy phôi
D. Sử dụng hóc môn hoặc chất kích thích tổng hợp.
- Câu 107 : Phitocrom là:
A. sắc tố cảm nhận quang chu kì và cảm nhận ánh sáng, có bản chất là protein và chứa trong các loại hạt cần ánh sáng để nảy mầm.
B. sắc tố cảm nhận quang chu kì và cảm nhận ánh sáng, có bản chất là phi protein và chứa trong các loại hạt cần ánh sáng để nảy mầm.
C. sắc tố cảm nhận quang chu kì và cảm nhận ánh sáng, có bản chất là protein và chứa các lá cần ánh sáng để quang hợp.
D. sắc tố cảm nhận quang chu kì nhưng không cảm nhận ánh sáng, có bản chất là protein và chứa các hạt cần ánh sáng để nảy mầm.
- Câu 108 : Ở nấm rơm, bào tử sinh sản được chứa ở
A. trên nấm sợi.
B. mặt dưới của mũ nấm.
C. mặt trên của mũ.
D. phía dưới sợi nấm.
- Câu 109 : Trong các chùy xinap có các bóng chứa chất trung gian hóa học, chất trung gian hóa học phổ biến nhất ở động vật có vú là:
A. Axetincolin và đopamin.
B. Axetincolin và Serotonin.
C. Serotonin và Norađrenalin.
D. Axetincolin và Norađrenalin.
- Câu 110 : Mối liên hệ giữa Phitôcrôm và như thế nào?
A. Hai dạng chuyển hóa lẫn nhau dưới sự tác động của ánh sáng.
B. Hai dạng không chuyển hóa lẫn nhau dưới sự tác động của ánh sáng.
C. Chỉ dạng chuyển hóa sang dạng dưới sự tác động của ánh sáng.
D. Chỉ dạng chuyển hóa sáng dạng dưới sự tác động của ánh sáng.
- Câu 111 : Điều hòa ngược âm tính diễn ra trong quá tình sinh tinh trùng khi
A. Nông độ GnRH cao.
B. Nồng độ Testôstêron cao.
C. Nồng độ Testôstêron giảm.
D. Nồng độ FSH và LH giảm.
- Câu 112 : Đặc điểm không phải là ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính thực vật là
A. Có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường biến đổi.
B. Tạo được nhiều biến dị làm nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hóa.
C. Duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền.
D. Hình thức sinh sản phổ biến.
- Câu 113 : Cắt con sao biển thành 2 phần, về sau chúng hình thành 2 cơ thể mới. Hình thức này được gọi là
A. phân đôi.
B. phân mảnh
C. tái sinh
D. mọc chồi.
- Câu 114 : Phát triển của cơ thể thực vật là
A. toàn bộ những biến đổi diễn ra theo chu trình sống, bao gồm hai quá trình không liên quan với nhau: sinh trưởng, phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.
B. toàn bộ những biến đổi diễn ra theo chu trình sống, bao gồm ba quá trình không liên quan với nhau: sinh trưởng, phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.
C. toàn bộ những biến đổi diễn ra theo chu trình sống, bao gồm ba quá trình liên quan với nhau: sinh trưởng, phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.
D. toàn bộ những biến đổi diễn ra theo chu trình sống, bao gồm hai quá trình liên quan với nhau: sinh trưởng, phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.
- Câu 115 : Hậu quả đối với trẻ em khi thiếu tirôxin là
A. chậm lớn (hoặc ngừng lớn), chịu lạnh tốt, não ít nếp nhăn, trí tuệ kém.
B. chậm lớn (hoặc ngừng lớn), chịu lạnh kém, não nhiều nếp nhăn, trí tuệ kém.
C. chậm lớn (hoặc ngừng lớn), chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ cao.
D. chậm lớn (hoặc ngừng lớn), chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ kém.
- Câu 116 : Sự hình thành túi phôi ở thực vật có hoa diễn ra như thế nào?
A. Tế bào mẹ của noãn giảm phân cho 4 đại bào tử → 1 đại bào tử sống sót nguyên phân 3 lần cho túi phôi chứa 3 tế bào đối cực, 3 tế bào kèm, 1 tế bào trứng, 1 nhân cực.
B. Tế bào mẹ của noãn giảm phân cho 4 đại bào tử → mỗi đại bào tử nguyên phân 3 lần cho túi phôi chứa 3 tế bào đối cực, 2 tế bào kèm, 1 tế bào trứng, 2 nhân cực.
C. Tế bào mẹ của noãn giảm phân cho 4 đại bào tử → 1 đại bào tử sống sót nguyên phân 3 lần cho túi phôi chứa 2 tế bào đối cực, 3 tế bào kèm, 1 tế bào trứng, 2 nhân cực.
D. Tế bào mẹ của noãn giảm phân cho 4 đại bào tử → 1 đại bào tử sống sót nguyên phân 3 lần cho túi phôi chứa 3 tế bào đối cực, 2 tế bào kèm, 1 tế bào trứng, 2 nhân cực.
- Câu 117 : Phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà
A. ấu trùng phát triển hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành.
B. con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự với con trưởng thành.
C. ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành, trải qua giai đoạn trung gian (ở côn trùng là nhộng) ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành.
D. ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành.
- Câu 118 : Êtilen được sinh ra ở
A. hầu hết các phần khác nhau của cây, đặc biệt trong thời gian rụng lá, hoa già, quả còn xanh.
B. hầu hết các phần khác nhau của cây, đặc biệt trong thời gian rụng lá, hoa già, quả đang chín.
C. hoa, lá, quả, đặc biệt trong thời gian rụng lá, hoa già, quả đang chín.
D. hầu hết các phần khác nhau của cây, đặc biệt trong thời gian ra lá, hoa già, quả đang chín.
- Câu 119 : So với tự thụ tinh thì thụ tinh chéo tiến hóa hơn. Nguyên nhân là vì
A. ở thụ tinh chéo, cá thể con nhận được vật chất di truyền từ hai nguồn bố mẹ khác nhau, tự thụ tinh chỉ nhận được vật chất di truyền từ một nguồn.
B. tự thụ tinh diễn ra đơn giản, thụ tinh chéo diễn ra phức tạp.
C. tự thụ tinh không có sự phân hóa giới tính, thụ tinh chéo có sự phân hóa giới tính (đực và cái) khác nhau.
D. tự thụ tinh diễn ra trong môi trường nước, thụ tinh chéo diễn ra trong cơ quan sinh sản của con cái.
- Câu 120 : Liên hệ ngược là:
A. Sự thay đổi bất thường về điều kiện lý hoá ở môi trường trong sau khi được điều chỉnh tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích.
B. Sự thay đổi bất thường về điều kiện lý hoá ở môi trường trong trước khi được điều chỉnh tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích.
C. Sự thay đổi bất thường về điều kiện lý hoá ở môi trường trong trở về bình thường sau khi được điều chỉnh tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích.
D. Sự thay đổi bất thường về điều kiện lý hoá ở môi trường trong trở về bình thường trước khi được điều chỉnh tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích.
- Câu 121 : Juvenin có tác dụng:
A. Gây lột xác của sâu bướm, kích thích sâu bướm biến thành nhộng và bướm
B. Gây ức chế lột xác của sâu bướm, kìm hãm sâu bướm biến thành nhộng và bướm
C. Gây lột xác của sâu bướm, ức chế sâu bướm biến thành nhộng và bướm.
D. Gây ức chế lột xác của sâu bướm, kích thích sâu bướm biến thành nhộng và bướm.
- Câu 122 : Ở thực vật, có hai loại hướng động chính là
A. hướng động dương (sinh trưởng hướng về phía có ánh sáng) và hướng động âm (sinh trưởng về trọng lực).
B. hướng động dương (sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích) và hướng động âm (sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích).
C. hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích) và hướng động âm (sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích).
D. hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nước) và hướng động âm (sinh trưởng hướng tới đất).
- Câu 123 : Cung phản xạ “co ngón tay của người” thực hiện theo trật tự nào?
A. Thụ quan đau ở da → sợi vận động của dây thần kinh tuỷ → tuỷ sống → sợi cảm giác của dây thần kinh tuỷ → các cơ ngón tay.
B. Thụ quan đau ở da → sợi cảm giác của dây thần kinh tuỷ → tuỷ sống → các cơ ngón tay.
C. Thụ quan đau ở da → sợi cảm giác của dây thần kinh tuỷ → tuỷ sống → sợi vận động của dây thần kinh tuỷ → các cơ ngón tay.
D. Thụ quan đau ở da → tuỷ sống → sợi vận động của dây thần kinh tuỷ → các cơ ngón tay.
- Câu 124 : Bộ phận tiếp nhận kích thích trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi có chức năng
A. điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn.
B. làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường trong về trạng thái cân bằng và ổn định.
C. tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thần xung thần kinh.
D. làm biến đổi điều kiện lý hoá của môi trường trong cơ thể.
- Câu 125 : Những ứng động nào dưới đây theo sức trương nước?
A. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.
B. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ, khí khổng đóng mở.
C. Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí khổng đóng mở.
D. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở.
- Câu 126 : Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu không đúng khi nói về cảm ứng của thủy tức?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 127 : Giải phẫu mặt cắt ngang thân sinh trưởng thứ cấp theo thứ tự từ ngoài vào trong thân là:
A. Bần → tầng sinh bần → mạch rây sơ cấp → mạch rây thứ cấp →tầng sinh mạch →gỗ thứ cấp → gỗ sơ cấp → tuỷ
B. Bần → tầng sinh bần → mạch rây thứ cấp → mạch rây sơ cấp → tầng sinh mạch → gỗ thứ cấp → gỗ sơ cấp → tuỷ
C. Bần → tầng sinh bần → mạch rây sơ cấp → mạch rây thứ cấp → tầng sinh mạch → gỗ sơ cấp → gỗ thứ cấp → tuỷ
D. tầng sinh bần → bần → mạch rây sơ cấp → mạch rây thứ cấp → tầng sinh mạch → gỗ thứ cấp → gỗ sơ cấp → tuỷ
- Câu 128 : Ý nào không có trong quá trình truyền tin qua xináp?
A. Xung thần kinh lan truyền liên tiếp từ màng sau ra màng trước
B. Các chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể màng sau làm xuất hiện xung thần kinh rồi lan truyền đi tiếp
C. Chất trung gian hóa học có trong các bóng được Ca2+ gắn vào màng trước vỡ ra và qua khe xináp đến màng sau
D. Xung thần kinh lan truyền đến làm Ca2+ đi vào trong chuỳ xináp.
- Câu 129 : Xác định sự có mặt của loại hoocmôn nào sau đây?
A. Hoocmôn LH.
B. Hoocmôn prôgestêrôn.
C. Hoocmôn HCG.
D. Hoocmôn ơstrôgen.
- Câu 130 : Đặc điểm nào không đúng với sinh sản vô tính ở động vật?
A. Cá thể có thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn sinh sản bình thường.
B. Đảm bảo sự ổn định về mặt di truyền qua các thế hệ cơ thể.
C. Tạo ra số luợng lớn con cháu trong thời gian ngắn.
D. Có khả năng thích nghi cao với sự thay đổi của điều kiện môi trường.
- Câu 131 : Sự hình thành giao tử đực ở cây có hoa diễn ra như thế nào?
A. Từ một tế bào mẹ giảm phân cho 4 tiểu bào tử → mỗi tiểu bào tử nguyên phân 1 lần cho 1 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn → nhân của tế bào sinh sản giảm phân tạo 4 giao tử đực.
B. Từ một tế bào mẹ nguyên phân hai lần cho 4 tiểu bào tử → mỗi tiểu bào tử nguyên phân 1 lần cho 1 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn → nhân của tế bào sinh sản nguyên phân một lần tạo 2 giao tử đực.
C. Từ một tế bào mẹ giảm phân cho 4 tiểu bào tử → mỗi tiểu bào tử nguyên phân 1 lần cho 2 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn → nhân của tế bào sinh sản nguyên phân một lần tạo 2 giao tử đực.
D. Từ một tế bào mẹ giảm phân cho 4 tiểu bào tử → mỗi tiểu bào tử nguyên phân 1 lần cho 1 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn → nhân của tế bào sinh sản nguyên phân một lần tạo 2 giao tử đực.
- Câu 132 : Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói đến ảnh hưởng của thần kinh và môi trường đến quá trình sinh tinh và sinh trứng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 133 : Bản chất của quá trình thụ tinh ở động vật là
A. sự kết hợp của hai giao tử đực và cái.
B. sự kết hợp của nhiều giao tử đực với một giao tử cái.
C. sự kết hợp các nhân của nhiều giao tử đực với một nhân của giao tử cái.
D. sự kết hợp hai bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n) của hai giao tử đực và cái tạo thành bộ nhiễm sắc thể lưỡng bộ (2n) ở hợp tử.
- Câu 134 : Ý nào không đúng với đặc điểm của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?
A. Số lượng tế bào thần kinh tăng so với thần kinh dạng lưới
B. Khả năng phối hợp giữa các tế bào thần kinh tăng lên
C. Phản ứng cục bộ, ít tiêu tốn năng lượng so với thần kinh dạng lưới
D. Phản ứng toàn thân, tiêu tốn nhiều năng lượng so với thần kinh dạng lưới.
- Câu 135 : Giải phẫu mặt cắt ngang thân sinh trưởng sơ cấp theo thứ tự từ ngoài vào trong thân là:
A. Vỏ → biểu bì → mạch rây sơ cấp → tầng sinh mạch → gỗ sơ cấp → tuỷ
B. Biểu bì → vỏ → mạch rây sơ cấp → tầng sinh mạch → gỗ sơ cấp → tuỷ
C. Biểu bì → vỏ → gỗ sơ cấp → tầng sinh mạch → mạch rây sơ cấp → tuỷ
D. Biểu bì → vỏ → tầng sinh mạch → mạch rây sơ cấp → gỗ sơ cấp → tuỷ
- Câu 136 : Trình tự các giai đoạn của đồ thị điện thế hoạt động là:
A. Mất phân cực → Khử cực → Tái phân cực
B. Đảo cực → Khử cực → Tái phân cực
C. Tái phân cực → Mất phân cực → Đảo cực
D. Khử cực → Đảo cực → Tái phân cực.
- Câu 137 : Điểm khác biệt của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin so với sợi trục không có bao miêlin là
A. dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, chậm và ít tiêu tốn năng lượng.
B. dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, chậm chạp và tiêu tốn nhiều năng lượng.
C. dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, nhanh và ít tiêu tốn năng lượng.
D. dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, nhanh và tiêu tốn nhiều năng lượng.
- Câu 138 : Phát triển của động vật không qua biến thái là kiểu phát triển mà
A. con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo tương tự với con trưởng thành nhưng khác về sinh lí.
B. con non có đặc điểm cấu tạo và sinh lí tương tự với con trưởng thành nhưng khác về hình thái.
C. con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự với con trưởng thành.
D. con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành.
- Câu 139 : Tiếng hót của con chim được nuôi cách li từ khi mới sinh thuộc loại tập tính
A. bẩm sinh.
B. học được
C. bản năng.
D. vừa là bản năng vừa là học được.
- Câu 140 : Khi xung thần kinh lan truyền qua xináp chỉ theo một chiều từ màng trước sang màng sau xináp. Nguyên nhân là do
A. phía màng sau không có bóng chứa chất trung gian hóa học; màng trước không có thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học.
B. khe xináp có kích thước rộng nhưng điện hế hoạt động ở màng trước quá nhỏ nên chỉ truyền được theo một chiều.
C. xung thần kinh chỉ có ở phía màng trước xináp sau đó mới truyền đến màng sau xináp chứ xung không bao giờ xuất hiện ở màng sau xináp.
D. do chiều dẫn truyền của xung thần kinh chỉ được phép lan truyền theo một chiều từ màng trước đến màng sau xináp.
- Câu 141 : Bảng sau cho biết nơi sản xuất của một số hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống.
A. (1)-(d), (2)-(a), (3)-(c), (4)-(b).
B. (1)-(a), (2)-(d), (3)-(c), (4)-(b).
C. (1)-(c), (2)-(b), (3)-(d), (4)-(a).
D. (1)-(b), (2)-(c), (3)-(a), (4)-(d).
- Câu 142 : Tương quan giữa điều tiết sinh lý của hạt như thế nào?
A. Trong hạt khô, GA và AAB đạt trị số ngang nhau.
B. Trong hạt nảy mầm, AAB đạt trị lớn hơn GA.
C. Trong hạt nảy mầm, GA rất thấp, AAB đạt trị số cực đại. Trong hạt khô, GA tăng nhanh và đạt trị số cực đại, còn AAB giảm xuống rất mạnh.
D. Trong hạt khô, GA rất thấp, AAB đạt trị số cực đại. Trong hạt nảy mầm, GA tăng nhanh và đạt trị số cực đại còn AAB giảm rất mạnh.
- Câu 143 : Các cây ngày ngắn là
A. cây cà phê chè (Coffea arabica), cây lúa (Oryza sativa).
B. cây cà phê chè (Coffea arabica), cây lúa (Oryza sativa), hướng dương (Helianthus annuus).
C. cây rau bina (Spinacia oleracea), lúa đại mạch (Hordeum vulgare), lúa mì (Triticum aestivum).
D. cà phê chè (Coffea arabica), lúa đại mạch (Hordeum vulgare), lúa mì (Triticum aestivum).
- Câu 144 : Đặc điểm nào dưới đây không đúng khi nói đến sinh trưởng sơ cấp ở thực vật?
A. Làm tăng kích thước chiều dài của cây.
B. Diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh.
C. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần.
D. Diễn ra cả ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm.
- Câu 145 : Vì sao trong một cung phản xạ, xung thần kinh chỉ dẫn truyền theo một chiều từ cơ quan thụ cảm đến cơ quan đáp ứng?
A. Vì sự chuyển giao xung thần kinh qua xinap nhờ chất trung gian hoá học chỉ theo một chiều.
B. Vì các thụ thể ở màng sau xináp chỉ tiếp nhận chất trung gian hoá học theo một chiều.
C. Vì khe xináp ngăn cản sự truyền tin ngược chiều.
D. Vì chất trung gian hoá học chỉ bị phân giải sau khi đến màng sau.
- Câu 146 : Trong cơ chế điều hòa sinh trứng ở người, LH có vai trò kích thích
A. phát triển nang trứng
B. trứng chín, rụng trứng, hình thành và duy trì thể vàng hoạt động
C. dạ con phát triển chuẩn bị cho hợp tử làm tổ.
D. tuyến yên tiết hoocmôn.
- Câu 147 : Điều nào không đúng khi nói về hình thức thụ tinh ở động vật?
A. Thụ tinh ngoài là trứng gặp tinh trùng và thụ tinh bên ngoài cơ thể con cái.
B. Thụ tinh trong là trứng gặp tinh trùng và thụ tinh bên trong cơ thể con cái.
C. Thụ tinh trong có hiệu suất cao nên cần ít trứng, tinh trùng.
D. Thụ tinh ngoài có hiệu suất cao nên cần ít trứng, tinh trùng.
- Câu 148 : Đặc điểm nào không phải là ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở thực vật?
A. Có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường biến đổi.
B. Tạo được nhiều biến dị làm nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá.
C. Duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền.
D. Là hình thức sinh sản phổ biến.
- Câu 149 : Hướng tiến hoá về sinh sản của động vật là từ
A. vô tính đến hữu tính, từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong, từ đẻ trứng đến đẻ con.
B. hữu tính đến vô tính, từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong, từ đẻ trứng đến đẻ con.
C. vô tính đến hữu tính, từ thụ tinh trong đến thụ tinh ngoài, từ đẻ trứng đến đẻ con.
D. vô tính đến hữu tính, thụ tinh trong đến thụ tinh ngoài, từ đẻ con đến đẻ trứng.
- Câu 150 : Cơ sở khoa học của uống thuốc tránh thai là làm
A. tăng nồng độ prôgestêrôn và ơstrôgen trong máu gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm giảm tiết GnRH, FSH và LH nên trứng không chín và không rụng.
B. tăng nồng độ prôgestêrôn và ơstrôgen trong máu gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm tăng tiết GnRH, FSH và LH nên trứng không chín và không rụng.
C. giảm nồng độ prôgestêrôn và ơstrôgen trong máu gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm tăng tiết GnRH, FSH và LH nên trứng không chín và không rụng.
D. giảm nồng độ prôgestêrôn và ơstrôgen trong máu gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm giảm tiết GnRH, FSH và LH nên trứng không chín và không rụng.
- Câu 151 : Để xác định phụ nữ có mang thai hay không, người ta dùng que thử thai để xác định sự có mặt của loại hoocmôn nào sau đây?
A. Hoocmôn LH.
B. Hoocmôn prôgestêrôn.
C. Hoocmôn HCG.
D. Hoocmôn ơstrôgen.
- Câu 152 : Khi nói đến vai trò của auxin trong vận động hướng động, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Hướng trọng lực của rễ là do sự phân bố auxin không đều ở hai mặt rễ.
B. Ngọn cây quay về hướng ánh sáng là do sự phân bố auxin không đều ở 2 mặt của ngọn.
C. Ở ngọn cây phía được chiếu sáng có lượng auxin nhiều kích thích sự sinh trưởng kéo dài hơn phía tối.
D. Ở rễ cây phía được chiếu sáng có lượng auxin thích hợp hơn, kích thích sự sinh trưởng kéo dài của tế bào nhanh hơn.
- Câu 153 : Khi nói đến hướng động của thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 154 : Khi nói đến tính hướng nước ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 155 : Cho các hiện tượng về cảm ứng ở thực vật sau đây, có bao nhiêu hiện tượng liên quan đến ứng động?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
- Câu 156 : Quá trình đóng, mở của khí khổng, nguyên nhân chính nào làm khí khổng mở chủ động?
A. Nhiệt độ môi trường tăng.
B. Lượng nước cây hút được nhiều.
C. Ánh sáng tác động vào lá.
D. Cường độ hô hấp của lá.
- Câu 157 : Dựa trên hình vẽ, có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 158 : Khi nói đến ứng động ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
- Câu 159 : Để thúc đẩy quả chín nhanh hơn, ta có thể sử dụng loại hoocmon nào sau đây:
A. Auxin
B. Xitokinin
C. Gibêrelin
D. Êtilen
- Câu 160 : Bóng đen ập xuống lặp lại nhiều lần mà không có nguy hiểm nào, gà con không chạy đi ẩn nấp nữa là kiểu học tập
A. quen nhờn.
B. học khôn.
C. in vết.
D. học ngầm.
- Câu 161 : So sánh giữa thực vật thụ phấn nhờ sâu bọ và thực vật thụ phấn nhờ gió, người ta thấy thực vật thụ phấn nhờ gió có đặc điểm
A. hoa có màu rực rỡ và sáng hơn
B. có nhiều tuyến mật.
C. có ít giao tử đực hơn
D. hạt phấn nhỏ, nhẹ, nhiều hơn.
- Câu 162 : Khi nói về cảm ứng ở thực vật, có các hiện tượng sau:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
- Câu 163 : Khi nói về sinh sản sinh dưỡng, có bao nhiêu phát biêu sau đây đúng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 164 : Cây non mọc thẳng, cây khoẻ lá xanh lục do điều kiện chiếu sáng như thế nào?
A. Chiếu sáng từ một hướng.
B. Chiếu sáng từ hai hướng.
C. Chiếu sáng từ nhiều hướng.
D. Chiếu sáng từ ba hướng.
- Câu 165 : Nhận định nào đúng khi nói về xinap ?
A. Xinap là diện tiếp xúc của các tế bào cạnh nhau
B. Tất cả các xinap đều có chứa chất trng gian hóa học là axêtincôlin
C. Có hai loại xinap là xinap hóa học và xinap sinh học
D. Cấu tạo của xinap hóa học gồm màng trước , màng sau , khe xinap và chùy xinap
- Câu 166 : Cho các phát biểu về phitohoocmôn:
A. 2
B. 4
C. 3
D. 1
- Câu 167 : Khi nói về xinap, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 168 : Vai trò của ơstrôgen và prôgestêrôn trong chu kì rụng trứng là
A. Duy trì sự phát triên của thể vàng.
B. Kích thích trứng phát triển và rụng.
C. Ức chế sự tiệt HCG
D. Làm niêm mạc tử cung dày lên và phát triển.
- Câu 169 : Phản xạ ở động vật có hệ thần kinh lưới diễn ra theo trật tự nào?
A. Tế bào mô bì cơ → Mạng lưới thần kinh → Tế bào cảm giác.
B. Tế bào cảm giác → Tế bào mô bi cơ → Mạng lưới thần kinh.
C. Mạng lưới thần kinh → Tế bào cảm giác → Tế bào mô bì cơ.
D. Tế bào cảm giác → Mạng lưới thần kinh → Tế bào mô bì cơ.
- Câu 170 : Thứ tự chính xác sơ đồ cung phản xạ tự vệ ở người là
A. Thụ quan đau ở daĐường cảm giácTủy sốngĐường vận độngCơ co.
B. Thụ quan đau ở daĐường vận độngTủy sốngĐường cảm giácCơ co.
C. Thụ quan đau ở daTủy sốngĐường cảm giácĐường vận độngCơ co.
D. Thụ quan đau ở daĐường cảm giácĐường vận độngTủy sốngCơ co.
- Câu 171 : Ví dụ nào sau đây không phải là ví dụ về tập tính học được?
A. Chuột nghe thấy tiếng mèo kêu phải chạy xa.
B. Con mèo ngửi thấy mùi cá là chạy tới gần.
C. Ếch đực kêu vào mùa sinh sản.
D. Chim sâu thấy bọ nẹt không dám ăn.
- Câu 172 : Có bao nhiêu hiện tượng sau đây thể hiện tính ứng động của thực vật?
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 5.
- Câu 173 : Thủy tức phản ứng như thế nào khi ta dùng kim nhọn châm vào thân nó?
A. Co phần thân lại.
B. Chỉ co phần bị kim châm.
C. Co những chiếc vòi lại.
D. Co toàn thân lại.
- Câu 174 : Hình thức học tập đơn giản nhất của động vật là:
A. Học ngầm.
B. Quen nhờn.
C. Điều kiện hoá hành động.
D. In vết.
- Câu 175 : Nếu thả một hòn đá nhỏ bên cạnh con rùa, rùa sẽ rụt đầu và chân vào mai. Lặp lại hành động đó nhiều lần thì rùa sẽ không rụt đầu và chân vào mai nữa. Đây là ví dụ về hình thức học tập.
A. Quen nhờn.
B. In vết.
C. Học ngầm.
D. Học khôn.
- Câu 176 : Đặc điểm không có trong quá trình truyền tin qua xinap hóa học là:
A. Các chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể màng sau làm xuất hiện xung thần kinh lan truyền rồi đi tiếp
B. Xung thần kinh lan truyền tiếp từ màng sau tới màng trước
C. Các chất trung gian hóa học trong các bóng Ca2+ gắn vào màng trước vỡ ra và qua khe xinap đến màng sau.
D. Các chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể màng trước làm xuất hiện xung thần kinh lan truyền rồi đi tiếp.
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 1 Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 2 Vận chuyển các chất trong cây
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 41 Sinh sản vô tính ở thực vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 42 Sinh sản hữu tính ở thực vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 43 Thực hành Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 45 Sinh sản hữu tính ở động vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 46 Cơ chế điều hòa sinh sản
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 47 Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 48 Ôn tập chương II, III, IV
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 3 Thoát hơi nước