Đề thi HK2 môn Sinh lớp 9 Trường Trường THCS Thái...
- Câu 1 : Trong chăn nuôi, người ta giữ lại con đực tốt làm giống cho đàn của nó là đúng hay sai , tại sao?
A Đúng, vì con giống đã được chọn lọc
B Đúng, vì tạo được dòng thuần chủng nhằm giữ được vốn gen tốt
C Sai, vì đây là giao phối gần có thể gây thoái hóa giống.
D Sai, vì trong đàn có ít con nên không chọn được con giống tốt
- Câu 2 : Người ăn gỏi cá ( thịt cá sống ) sẽ bị nhiễm bệnh
A Bệnh sán lá gan .
B Bệnh tả , lị .
C Bệnh sốt rét .
D Bệnh thương hàn .
- Câu 3 : Trong chuỗi thức ăn sau:Cây cỏ → Bọ rùa → Ếch → Rắn →Vi sinh vật Thì rắn là :
A Sinh vật sản xuất
B Sinh vật tiêu thụ cấp 1
C Sinh vật tiêu thụ cấp 2
D Sinh vật tiêu thụ cấp 3
- Câu 4 : Một quần thể chim sẻ có số lượng cá thể ở các nhóm tuổi như sau:- Nhóm tuổi trước sinh sản: 53 con / ha- Nhóm tuổi sinh sản: 29 con/ ha- Nhóm tuổi sau sinh sản: 17 con/ haBiểu đồ tháp tuổi của quần thể này đang ở dạng nào?
A Vừa ở dạng ổn định vừa ở dạng phát triển.
B Dạng phát triển.
C Dạng giảm sút
D Dạng ổn định.
- Câu 5 : Một số hoạt động gây ô nhiễm không khí như
A Cháy rừng , các phương tiện vận tải
B Cháy rừng , đun nấu trong gia đình .
C Phương tiện vận tải , sản xuất công nghiệp .
D Cháy rừng , phương tiện vận tải , đun nấu trong gia đình , sản xuất công nghiệp .
- Câu 6 : Ở động vật biến nhiệt thì nhiệt độ cơ thể như thế nào?
A Nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
B Nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
C Nhiệt độ cơ thể thay đổi không theo sự tăng hay giảm nhiệt độ môi trường.
D Nhiệt độ cơ thể thay đổi ngược với nhiệt độ môi trường.
- Câu 7 : Tháp dân số già có đặc điểm là:
A Đáy hẹp, đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng, biểu hiện tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong đều thấp, tuổi thọ trung bình cao.
B Đáy trung bình , đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng, biểu hiện tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong đều thấp, tuổi thọ trung bình cao.
C Đáy rộng , đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng, biểu hiện tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong đều thấp, tuổi thọ trung bình cao.
D Đáy rộng , đỉnh nhọn, cạnh tháp xiên nhiều, biểu hiện tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong đều thấp, tuổi thọ trung bình cao
- Câu 8 : Con hổ và con thỏ trong rừng có thể có mối quan hệ trực tiếp nào sau đây:
A Cạnh tranh về thức ăn và nơi ở.
B Cộng sinh.
C Vật ăn thịt và con mồi.
D Kí sinh.
- Câu 9 : Mật độ của quần thể động vật tăng khi nào?
A Khi điều kiện sống thay đổi đột ngột như lụt lội, cháy rừng, dịch bệnh, …
B Khi khu vực sống của quần thể mở rộng.
C Khi có sự tách đàn của một số cá thể trong quần thể.
D Khi nguồn thức ăn trong quần thể dồi dào.
- Câu 10 : Tăng dân số nhanh có thể dẫn đến tình trạng nào sau đây:
A Thiếu nơi ở, ô nhiễm môi trường, nhưng làm cho kinh tế phát triển mạnh ảnh hưởng tốt đến người lao động
B Lực lượng lao động tăng , làm dư thừa sức lao động dẫn đến năng suất lao động giảm
C Lực lượng lao động tăng , khai thác triệt để nguồn tài nguyên làm năng suất lao động cũng tăng.
D Thiếu nơi ở, nguồn thức ăn, nước uống , ô nhiễm môi trường, tàn phá rừng và các tài nguyên khác.
- Câu 11 : Năng lượng nguyên tử và chất phóng xạ có khả năng gây đột biến ở người , gây ra một số bệnh
A Bệnh di truyền .
B Bệnh ung thư .
C bệnh lao
D Bệnh di truyền và bệnh ung thư.
- Câu 12 : Trong một quần xã sinh vật, loài ưu thế là:
A Loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác
B Loài có số lượng cá thể cái đông nhất
C Loài đóng vai trò quan trọng (số lượng lớn)
D Loài có tỉ lệ đực/ cái ổn định nhất
- Câu 13 : Sinh vật ăn thịt là :
A Con bò
B Con cừu
C Con thỏ
D Cây nắp ấm
- Câu 14 : Lưới thức ăn là :
A Gồm một chuỗi thức ăn
B Gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau
C Gồm các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung
D Gồm ít nhất là 1 chuỗi thức ăn trở lên
- Câu 15 : Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là
A Phá huỷ thảm thực vật, gây ra nhiều hậu quả xấu .
B Cải tạo tự nhiên làm mất cân bằng sinh thái.
C Gây ô nhiễm môi trường.
D Làm giảm lượng nước gây khô hạn.
- Câu 16 : Ở xã hội nông nghiệp do con người hoạt động trồng trọt và chăn nuôi đã
A Chặt phá và đốt rừng lấy đất canh tác.
B Chặt phá rừng lấy đất chăn thả gia súc .
C Chặt phá và đốt rừng lấy đất canh tác , chăn thả gia súc .
D Đốt rừng lấy đất trồng trọt .
- Câu 17 : Nền nông nghiệp hình thành , con người phải sống định cư ,dẫn đến nhiều vùng rừng bị chuyển đổi thành
A Khu dân cư
B Khu sản xuất nông nghiệp .
C Khu chăn thả vật nuôi
D Khu dân cư và khu sản suất nông nghiệp .
- Câu 18 : Thế nào là ô nhiễm môi trường ?
A Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn .
B Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn . Các tính chất vật lí thay đổi .
C Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn . Các tính chất vật lí , hoá học , sinh học thay đổi .
D Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn .Các tính chất vật lí , hoá học , sinh học bị thay đổi gây tác hại cho con người và các sinh vật khác .
- Câu 19 : Nguyên nhân ô nhiễm không khí là do
A Săn bắt bừa bãi , vô tổ chức .
B Các chất thải từ thực vật phân huỷ .
C Đốn rừng để lấy đất canh tác .
D Các chất thải do đốt cháy nhiên liệu : gỗ , củi , than đá , dầu mỏ .
- Câu 20 : Xây dựng nhiều công viên , trồng cây xanh để:
A Hạn chế bụi .
B Điều hoà khí hậu .
C Xử lí chất thải nông nghiệp .
D Hạn chế bụi , điều hoà khí hậu .
- Câu 21 : Dựa vào yếu tố nào sau đây để xếp đất vào nguồn tài nguyên tái sinh:
A Trong đất chứa nhiều khoáng sản kim loại
B Đất thường xuyên được bồi đắp bởi phù sa, được tăng độ mùn từ xác động thực vật
C Trong đất có nhiều than đá
D Nhiều quặng dầu mỏ, khí đốt trong lòng đất
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 63 Ôn tập phần sinh vật và môi trường
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 1 Menđen và Di truyền học
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 2 Lai một cặp tính trạng
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 3 Lai một cặp tính trạng (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 4 Lai hai cặp tính trạng
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 5 Lai hai cặp tính trạng (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 7 Bài tập chương I
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 12 Cơ chế xác định giới tính
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 13 Di truyền liên kết
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 15 ADN