Thi online_Tìm hiểu chung phép lập luận giải thích...
- Câu 1 : Hãy cho biết các đoạn văn sau đây sử dụng phương pháp giải thích nào.a. Văn là gì? Văn là vẻ đẹp. Chương là gì? Chương là vẻ sáng. Lời người ta rực rỡ bóng bẩy, tựa như có vẻ đẹp vẻ sáng, cho nên gọi là văn chương.(Phan Kế Bính, Việt – Hán văn khảo)b. Người thất bại chỉ biết phàn nàn, than phiền về những điều không như họ mong muốn; còn những người thành công chủ động đi tìm giải pháp cho những vấn đề ngăn cản họ đạt được kết quả tốt đẹp.(Theo Quà tặng cuộc sống)c. Người có đức luôn có tình cảm tốt, biết yêu thương giúp đỡ mọi người, biết hi sinh cái riêng của mình cho cái chung tập thể. Người có đức lúc nào cũng khiêm tốn, nhún nhường, xem hạnh phúc của người khác như hạnh phúc của chính mình. Họ luôn sống trung thực, có lí tưởng, không vì lợi ích cá nhân mà bán rẻ lương tâm.
- Câu 2 : Nêu luận điểm chính trong các đoạn văn sau đây bằng cách đặt câu hỏi ở đầu mỗi đoạn văn cho phù hợp:a. (…) Văn chương không phải gọt từng chữ, luyện từng câu là hay, không phải đặt lấy kinh hiệu, đọc lấy rền rĩ là hay, cũng không phải chấp chỉnh câu biền câu ngẫu, kì khu trổ phượng chạm rồng là hay. Hay là hay ở tư tưởng cao, hay là hay ở kiến thức rộng, hay là hay ở lời bàn thấu lí, hay là hay ở câu nói đạt tình.(Phan Kế Bính, Luận về lí thuyết văn chương)b. (…) Sao không có. Vì văn chương có khi rất thiêng liêng, có sức rất mạnh mẽ, có thể làm cho cảm động lòng người, chuyển di phong tục, và có thể làm cho cải biến được cuộc đời nữa. Tựu trung sự kết quả cũng có cái kết quả hay, mà cũng có cái kết quả dở. Cái hay cái dở đó, nhỏ thì thấy ở trong một người, lớn thì thấy ở trng một thế vận.(Phan Kế Bính, Luận về lí thuyết văn chương)c. (…) Thi là một lối văn có vần theo thanh âm – từ - điệu của một thứ tiếng mà làm ra. Thi thoại là một lối trứ thuật chuyên nói về chuyện làm thi. Trong một quyển Thi – thoại thường góp mặt những câu thi hay và thường có kèm theo ít nhiều lời bình phẩm, cốt để cho lưu truyền những câu đắc ý của tao khách phong nhân mà mong rằng thi giới nhờ đấy cũng có phần phát đạt.(Phan Khôi, Chương dân thi thoại)
- Câu 3 : ÓC PHÁN ĐOÁN VÀ ÓC THẨM MĨ Chính Xanh-tơ Bơ-vơ cũng đã nói: "Tôi biết nhiều người có óc phán đoán rất đúng mà đồng thời lại thiếu óc thẩm mĩ, vì óc thẩm mĩ biểu hiện một cái gì tinh vi nhất, thuộc về bản năng nhất trong cái chỗ tế nhị mơ hồ nhất của các giác quan của ta". Muốn thưởng thức một bài văn, ta đọc nó chầm chậm một hai lần, xem có cảm thấy cái hay của nó không đã; khi cảm được rồi, ta mới tìm hiểu nó hay ở chỗ nào. Ta dùng trái tim của ta trước rồi sau mới dùng lí trí. Nếu lòng ta không cảm thì càng phân tích lại càng không hiểu được gì cả. Văn học khác khoa học ở chỗ đó; và óc thẩm mĩ khác óc phán đoán cũng ở chỗ đó: một đằng là sự ưa thích của lòng, một đằng là sự sáng suốt của óc, một đằng cần nhiều cảm thụ tính, một đằng cần nhiều luận lí tính. Nói vậy không phải là óc thẩm mĩ và óc phán đoán tương phản nhau mà ta không bao giờ dùng lí trí để hiểu được cái đẹp đâu. Vẫn có nhiều cái đẹp có thể giảng được và ai cũng thấy nó hợp lí: chỉ một số tế nhị quá mới có những lí lẽ riêng của nó mà lí trí không sao phân tích nổi, và muốn nhận thức được, ta phải luyện mĩ cảm bằng cách sống thật nhiều, đọc nhiều tác phẩm bất hủ của mọi xứ và mọi thời.(Theo Nguyễn Hiến Lê, Hương sắc trong vườn văn) Nhờ vào sự giải thích trong bài Óc phán đoán và óc thẩm mĩ, em đã hiểu thêm điều gì về việc thưởng thức một áng văn chương ?
Xem thêm
- - Thi online_Cổng trường mở ra_Có lời giải chi tiết
- - Thi online_Mẹ tôi_Có lời giải chi tiết
- - Thi online_Cuộc chia tay của những con búp bê (Đề 1)_Có lời giải chi tiết
- - Thi online_Cuộc chia tay của những con búp bê (Đề 2)_Có lời giải chi tiết
- - Thi online_Những câu hát về tình cảm gia đình, Tình yêu quê hương đất nước_Có lời giải chi tiết
- - Thi online_Những câu hát than thân, châm biếm_Có lời giải chi tiết
- - Thi online_Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh_Có lời giải chi tiết
- - Thi online_Bánh trôi nước_Có lời giải chi tiết
- - Thi online_Qua đèo ngang_Có lời giải chi tiết
- - Thi online_Bạn đến chơi nhà_Có lời giải chi tiết