Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI - XVIII (Có lời giải c...
- Câu 1 : Ở Đàng Ngoài, khi bọn cường hào đem cầm bán ruộng công, người nông dân
A Mất đất, đói khổ, bỏ làng phiêu bạt.
B Phải chuyển làm nghề thủ công.
C Phải chuyển nghề làm thương nhân.
D Phải khai hoang, lập ấp mới.
- Câu 2 : Đối với công tác thuỷ lợi và khai hoang vua Lê, chúa Trịnh có thái độ như thế nào?
A Rất quan tâm.
B Ít quan tâm.
C Chỉ chú trọng đến khai hoang.
D Chỉ chú trọng đến thủy lợi.
- Câu 3 : Ở thế kỉ XVIII đã xuất hiện thêm các làng nghề thủ công nổi tiếng gồm
A gốm Thổ Hà, dệt Nho Lâm, rèn sắt La Khê.
B gốm Thổ Hà, dệt La Khê, rèn sắt Nho Lâm.
C gốm Bát Tràng, dệt Thổ Hà, rèn sắt Nho Lâm.
D gốm Bát Tràng, dệt Thổ Hà, rèn sắt La Khê.
- Câu 4 : Sự phát triển nông nghiệp ở Đàng Trong dẫn đến sự hình thành
A Một tầng lớp địa chủ lớn.
B Một tầng lớp quý tộc.
C Một tầng lớp quan lại.
D Một tầng lớp xã trưởng.
- Câu 5 : Các chúa Trịnh, Nguyễn thi hành chính sách hạn chế ngoại thương, vì thế nửa sau thế kỉ XVIII
A các thành thị suy tàn dần.
B tàu bè các nước không ra vào buôn bán.
C hàng thủ công không phát triển.
D kinh tế đất nước suy thoái.
- Câu 6 : Tôn giáo nào được phục hồi ở nước ta từ thế kỉ XVI – XVII?
A Nho giáo.
B Kitô giáo.
C Phật giáo.
D Islam giáo.
- Câu 7 : Chữ Quốc ngữ ra đời thông qua hoạt động của
A Nguyễn Ái Quốc.
B Giáo sĩ phương Tây.
C Chúa Trịnh, Nguyễn.
D Vua Gia Long
- Câu 8 : Một trong những nội dung quan trọng của văn học chữ Nôm trong các thế kỉ XVI – XVII là gì?
A Nêu cao tinh thần thống nhất hai miền.
B Kêu gọi nhân dân lật đổ chúa Nguyễn.
C Đấu tranh khôi phục quyền lực nhà vua.
D Tố cáo sự bất công của xã hội.
- Câu 9 : Điều kiện nào thúc đẩy nông nghiệp ở Đàng Trong phát triển mạnh mẽ vào thế kỉ XVII – XVIII?
A Nhờ khuyến khích nông dân sản xuất tại chỗ.
B Nhờ việc giảm tô, thuế.
C Nhờ khai hoang mở rộng diện tích nông nghiệp.
D Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên thuận lợi.
- Câu 10 : Tại sao một số thành thị lại được hình thành ở nước ta trong thế kỉ XVII?
A Sự phát triển của nông nghiệp.
B Sự phát triển của thương nghiệp.
C Đất nước được thống nhất.
D Trình độ buôn bán của người dân nâng cao.
- Câu 11 : Cho câu ca dao:“Nhiễu điều phủ lấy giá gươngNgười trong một nước phải thương nhau cùng” Câu ca dao trên thể hiện nội dung gì đã trở thành truyền thống văn hóa của người Việt từ bao đời nay?
A Tinh thần kiên quyết chống giặc ngoại xâm.
B Truyền thống biết ơn các vị anh hùng dân tộc.
C Truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái.
D Truyền thống hiếu thảo, yêu thương mẹ cha.
- Câu 12 : Vì sao chữ cái Latinh ghi âm tiếng Việt trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay?
A Sự tiện lợi, khoa học và dễ phổ biến.
B Sự phong phú, hiện đại và khoa học.
C Sự khoa học, nhẹ nhàng và tinh thế.
D Sự tiện lợi, phong phú và hiện đại.
- Câu 13 : Nội dung nào sau đây không thể hiện đúng đặc điểm của Thiên Chúa Giáo ở nước ta từ thế kỉ XVI – XVIII?
A Do các giáo sĩ người Bồ Đào Nha đến truyền bá.
B Hoạt động truyền đạo tăng cường từ thế kỉ XVI.
C Không phù hợp các cách trị dân của chúa Trịnh.
D Được chúa Nguyễn khuyến khích phát triển
- Câu 14 : Các lái buôn phương Tây có nhận xét: đường của nước ta “tốt nhất trong khu vực”, “là mặt hàng bán rất chạy, đường rất trắng và mịn hạt, đường phèn thì tinh khiết, trong suốt”. (SGK Lịch sử 7, trang 115)Nhận xét trên của các lái buôn phương Tây minh chứng cho điều gì?
A Chất lượng hàng thủ công của nước ta cao.
B Sự phát triển mạnh mẽ của thủ công nghiệp.
C Vai trò quan trọng của thủ công nghiệp.
D Sự hưng thịnh của thương nghiệp.
- Câu 15 : Nguyên nhân nào khiến văn học chữ Hán từ thế kỉ XVI đến XVIII mất dần vị thế vốn có của nó?
A sự khủng hoảng của chế độ phong kiến.
B chính sách hạn chế Nho giáo của nhà nước.
C sự du nhập của chữ Quốc ngữ.
D giáo dục Nho học bị suy đồi.
- Câu 16 : Một trong những nguyên nhân biến Hội An trở thành thành phố cảng lớn nhất Đàng Trong là gì?
A Chúa Nguyễn nới lỏng việc buôn bán.
B Nhân dân Hội An có truyền thống buôn bán.
C Đất nước không có chiến tranh.
D Nhu cầu hàng hóa của các nước phương Tây.
- Câu 17 : Thơ Nôm xuất hiện ngày càng nhiều vào thế kỉ XVI đến XVIII đã có ý nghĩa như thế nào đối với tiếng nói và văn hóa dân tộc?
A Thể hiện khát vọng hòa bình, độc lập dân tộc.
B Thể hiện người Việt có chữ Viết, ngôn ngữ riêng.
C Thể hiện sự phát triển của văn học chữ Nôm.
D Thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân.
- Câu 18 : Một trong những nhân tố quan trọng đưa đến sự phát triển cao của nghệ thuật dân gian từ thế kỉ XVI đến XVIII là
A Chính sách tích cực của quan lại từng địa phương.
B Nền tảng từ sự phát triển thủ công nghiệp, nông nghiệp.
C Xã hội khủng hoảng, phân hóa giàu – nghèo ngày càng sâu sắc.
D Nhu cầu sinh hoạt tinh thần củ nhân dân ngày càng cao.
- Câu 19 : Nhân vật nào được đánh giá có tấm lòng cao thượng, “lo trước những việc lo của thiên hạ”?
A Nguyễn Trãi.
B Lê Quý Đôn.
C Nguyễn Bỉnh Khiêm.
D Ngô Sĩ Liên.
- Câu 20 : Bức tượng nổi tiếng nào tại chùa Bút Tháp (Bắc Ninh) minh chứng cho sự phát triển của nghệ thuật dân gian nước ta từ thế kỉ XVI đến XVIII?
A Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay.
B Tượng 18 vị La Hán.
C Tượng 4 vị thần đạo Phật.
D Tượng Phật.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 1 Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 2 Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 3 Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 4 Trung Quốc thời phong kiến
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 5 Ấn Độ thời phong kiến
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 6 Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 7 Những nét chung về xã hội phong kiến
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 8 Nước ta buổi đầu độc lập
- - Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 7 năm học 2016-2017
- - Trắc nghiệm Bài 9 Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê - Lịch sử 7