Đề thi thử THPT QG môn Sinh trường THPT Nguyễn Viế...
- Câu 1 : Mức độ tiến hóa của hệ thần kinh ở động vật là
A Chưa có HTK, HTK dạng lưới, HTK dạng chuỗi hạch, HTK dạng ống
B Chưa có HTK, HTK dạng ống, HTK dạng lưới, HTK dạng chuỗi
C Hệ thần kinh (HTK) dạng lưới, chưa có HTK, HTK dạng ống, HTK dạng chuỗi
D HTK dạng lưới, HTK dạng ống, HTK dạng hạch, chưa có HTK
- Câu 2 : Ống tiêu hoá của động vật ăn thực vật dài hơn của động vật ăn thịt vì thức ăn của chúng
A dễ tiêu hoá hơn
B có đầy đủ chất dinh dưỡng
C nghèo dinh dưỡng
D dễ hấp thụ
- Câu 3 : Điều không thuộc về bản chất của quy luật phân ly Menđen là gì?
A Mỗi tính trạng của cơ thể do một cặp nhân tố di truyền quy định.
B F1 tuy là cơ thể lai nhưng khi tạo giao tử thì giao tử là thuần khiết.
C Do sự phân ly đồng đều của cặp nhân tố di truyền nên mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố của cặp.
D Mỗi tính trạng của cơ thể do nhiều cặp gen qui định.
- Câu 4 : Khi giun đốt bị kích thích bởi 1 vật nhọn thì :
A Một vùng cơ thể phản ứng
B Điểm bị kích thích phản ứng
C Không có phản ứng
D Toàn thân phản ứng
- Câu 5 : Theo cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, khi môi trường không có lactozo mà enzim chuyển hóa lactozo vẫn đc tạo ra vì
A gen điều hòa bị đột biên
B đột biến xảy ra ở vùng gen cấu trúc.
C Gen điều hòa hoặc gen vùng vận hành bị đột biến
D vùng vận hành bị đột biến.
- Câu 6 : Dòng mạch gỗ được vận chuyển nhờ(1) Lực đẩy (áp suất rễ) (2) Lực hút do thoát hơi nước ở lá(3) Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ(4) Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (quả, củ…)(5) Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa môi trường rễ và môi trường đất
A 1-2-3
B 1-3-5
C 1-2-4
D 1-3-4
- Câu 7 : Ở ngô khi lai cây cao F1 với nhau được F2 phân li 9 cây cao: 7 cây thấp. Đây là tỉ lệ của qui luật di truyền.
A Quy luật di truyền gen đa hiệu
B Quy luật tương tác bổ sung.
C Quy luật phân li độc lập
D Quy luật liên kết gen
- Câu 8 : Xét một nhóm có 3 tế bào sinh tinh của cơ thể có kiểu gen AaBbDdEe khi thực hiện giảm phâm sẽ tạo ra tối thiếu và tối đa bao nhiêu loại giao tử?
A 1 và 8
B 1 và 3
C 2 và 8
D 2 và 6
- Câu 9 : Mỗi ADN con sau nhân đôi đều có một mạch của ADN mẹ, mạch còn lại được hình thành từ các nuclêôtit tự do. Đây là cơ sở của nguyên tắc
A bổ sung.
B bổ sung và bảo toàn.
C bán bảo toàn.
D bổ sung và bán bảo toàn.
- Câu 10 : Phép lai AAaa × AAaa tạo kiểu gen AAaa ở thế hệ sau với tỉ lệ
A 1/4
B 1/8
C 2/9
D 1/2.
- Câu 11 : Với 2 cặp gen không alen cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng, thì cách viết kiểu gen nào dưới đây là không đúng?
A Ab/ab
B Aa/bb
C Ab/Ab
D AB/ab
- Câu 12 : Xét 1 gen gồm 2 alen trên nhiễm sắc thể thường, tần số tương đối của các alen ở các cá thể đực và cái không giống nhau và chưa đạt trạng thái cân bằng. Sau mấy thế hệ ngẫu phối thì quần thể sẽ cân bằng?
A 1 thế hệ
B 4 thế hệ
C 3 thế hệ
D 2 thế hệ
- Câu 13 : Với 2 alen A và a, bắt đầu bằng một cá thể có kiểu gen Aa, ở thế hệ tự thụ phấn thứ n, kết quả sẽ là:
A \(AA = Aa = {\left( {{1 \over 2}} \right)^n};aa = 1 - {\left( {{1 \over 2}} \right)^n}\)
B \(AA = Aa = 1 - {\left( {{1 \over 2}} \right)^n};aa = {\left( {{1 \over 2}} \right)^n}\)
C \(AA = aa = {{1 - {{\left( {{1 \over 2}} \right)}^n}} \over 2};Aa = {\left( {{1 \over 2}} \right)^n}\)
D \(AA = aa = 1 - {\left( {{1 \over 2}} \right)^n};Aa = {\left( {{1 \over 2}} \right)^n}\)
- Câu 14 : Một quần thể có thành phần kiểu gen: 0,6AA + 0,4Aa = 1. Tỉ lệ cá thể có kiểu gen aa của quần thể ở thế hệ sau khi tự phối là
A 0,4aa
B 0,1aa
C 0,04aa
D 0,25aa
- Câu 15 : …(1)…….là vận động của cây phản ứng lại sự thay đổi của tác nhân môi trường tác động đồng đều lên các bộ phận của cây. (1)là
A Ứng động sinh trưởng
B Ứng động không sinh trưởng
C Ứng động
D Hướng động
- Câu 16 : Một quần thể có 60 cá thể AA; 40 cá thể Aa; 100 cá thể aa. Cấu trúc di truyền của quần thể sau một lần ngẫu phối là:
A 0,16 AA: 0,36 Aa: 0,48 aa
B 0,48 AA: 0,16 Aa: 0,36 aa
C 0,36 AA: 0,48 Aa: 0,16 aa
D 0,16 AA: 0,48 Aa: 0,36 aa
- Câu 17 : Giả sử một gen được cấu tạo từ 3 loại nuclêôtit: A, T, G thì trên mạch gốc của gen này có thể có tối đa bao nhiêu loại mã bộ ba mã hóa axit amin?
A 27 loại mã bộ ba.
B 6 loại mã bộ ba.
C 24 loại mã bộ ba.
D 9 loại mã bộ ba.
- Câu 18 : Một NST có trình tự các gen như sau ABCDEFG*HI. Do rối loạn trong giảm phân đã tạo ra 1 giao tử có NST trên với trình tự các gen là ABCDEH*GFI. Có thể kết luận, trong giảm phân đã xảy ra đột biến:
A chuyển đoạn trên NST và làm thay đổi hình dạng nhiễm sắc thể.
B đảo đoạn nhưng không làm thay đổi hình dạng nhiễm sắc thể.
C đảo đoạn chứa tâm động và làm thay đổi hình dạng nhiễm sắc thể.
D chuyển đoạn trên NST nhưng không làm thay đổi hình dạng NST.
- Câu 19 : Một người đàn ông bị bệnh bạch tạng và máu khó đông có vợ bình thường, họ sinh 1 con trai bị bệnh bạch tạng, 1 con gái bị bệnh máu khó đông. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh 2 con gái bình thường và 1 con trai bệnh bạch tạng và máu khó đông là:
A 3/512
B 5/8
C 1/512
D 3/8
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen