- Bản đồ
- Câu 1 : Phương pháp kí hiệu dùng để thể hiện các đối tượng:
A Phân bố theo những điểm cụ thể
B Di chuyển theo các hướng khác nhau
C Phân bố phân tán, lẻ tẻ trong không gian
D Tập trung thành vùng rộng lớn
- Câu 2 : Các mỏ khoáng sản thường được biểu hiện bằng phương pháp:
A Kí hiệu đường chuyển động
B Kí hiệu
C Chấm điểm
D Bản đồ - biểu đồ
- Câu 3 : Dòng biển thường được thể hiện bằng phương pháp:
A Chấm điểm
B Kí hiệu đường chuyển động
C Bản đồ - biểu đồ
D Kí hiệu
- Câu 4 : Phương pháp bản đồ - biểu đồ thể hiện giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí
A Trên một đơn vị lãnh thổ hành chính
B Trong một khoảng thời gian nhất định
C Được phân bố ở các vùng khác nhau
D Được sắp xếp theo thứ tự thời gian
- Câu 5 : Dạng kí hiệu nào sau đây không thuộc phương pháp kí hiệu?
A Hình học
B Chữ
C Tượng hình
D Điểm
- Câu 6 : Đối với học sinh, bản đồ là phương tiện:
A Học tập thay sách giáo khoa
B Ghi nhớ các địa danh
C Học tập và rèn luyện kĩ năng địa lí
D Thực hành kĩ năng địa lí
- Câu 7 : Kí hiệu của bản đồ dùng để thể hiện:
A Các đối tượng địa lí trên bản đồ
B Tỉ lệ của bản đồ so với thực tế
C Hệ thống đường kinh, vĩ tuyến
D Bảng chú giải của một bản đồ
- Câu 8 : Theo quy ước trong phương pháp kí hiệu, kí hiệu dùng để thể hiện đối tượng địa lí sẽ được đặt ở vị trí nào trên bản đồ?
A Đặt đúng vị trí của đối tượng địa lí
B Đặt phía dưới vị trí của đối tượng địa lí, chú thích đặt đúng vị trí
C Đặt đúng vị trí của đối tượng địa lí, có chú thích cho từng kí hiệu
D Đặt bên trái vị trí của đối tượng địa lí, chú thích cho đối tượng đặt bên phải
- Câu 9 : Phương pháp chấm điểm thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm
A Phân bố thành vùng
B Phân bố theo luồng di chuyển
C Phân bố theo những điểm cụ thể
D Phân bố phân tán, lẻ tẻ
- Câu 10 : Để thể hiện sự phân bố dân cư trên bản đồ, người ta thường dùng phương pháp:
A Kí hiệu
B Chấm điểm
C Kí hiệu đường chuyển động
D Bản đồ - biểu đồ
- Câu 11 : Xác định phương hướng chính xác trên bản đồ, cần phải dựa vào:
A Nội dung bảng chú giải
B Hình dáng lãnh thổ
C Mối quan hệ với các trang bản đồ khác
D Hệ thống kinh, vĩ tuyến trên bản đồ
- Câu 12 : Để tìm được nội dung phù hợp với mục đích học tập, khi sử dụng bản đồ cần phải:
A Tìm đọc tên bản đồ phải tương ứng với nội dung cần tìm hiểu
B Xác định phương hướng trên bản đồ
C Xem tỉ lệ bản đồ
D Tìm hiểu mối liên hệ giữa các yếu tố địa lí trên bản đồ
- Câu 13 : Trên bản đồ địa lí tự nhiên, đối tượng địa lí nào được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu đường chuyển động?
A Hướng gió
B Dòng sông
C Dãy núi
D Các nhóm đất
- Câu 14 : Trên bản đồ kinh tế - xã hội, các đối tượng địa lí thường được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu đường chuyển động là:
A Các trung tâm kinh tế, đường giao thông
B Các luồng di dân, các hướng vận tải
C Tình hình phát triển kinh tế, điểm dân cư đô thị
D Hệ thống đường dây truyền tải điện
- Câu 15 : Để xác định phương hướng trên bản đồ, cách nào sau đây không chính xác?
A Dựa vào hệ thống kinh, vĩ tuyến trên bản đồ
B Mũi tên chỉ hướng trên bản đồ
C Quy ước của tờ bản đồ, phía trên tờ bản đồ chỉ hướng Bắc
D Các đối tượng địa lí thể hiện trên bản đồ
- Câu 16 : Phương pháp thường được sử dụng để thể hiện tình hình phát triển của các đối tượng địa lí kinh tế - xã hội là:
A Kí hiệu
B Bản đồ - biểu đồ
C Chấm điểm
D Kí hiệu đường chuyển động
- Câu 17 : Bản đồ địa lí thường không thể hiện nội dung nào sau đây:
A Hình dạng lãnh thổ
B Vị trí của đối tượng địa lí
C Sự di cư của các loài động vật
D Nguyên nhân hình thành của đối tượng
- Câu 18 : Kĩ năng được xem là phức tạp nhất trong các kĩ năng địa lí là:
A Xác định vị trí của đối tượng
B Đo tính khoảng cách
C Phân tích mối quan hệ địa lí
D Mô tả tình hình phát triển và phân bố
- Câu 19 : Để giải thích sự phân bố mưa của một khu vực, cần sử dụng bản đồ khí hậu và bản đồ:
A Sông ngòi
B Thổ nhưỡng
C Địa hình
D Sinh vật
- Câu 20 : Trên bản đồ, kí hiệu chữ thường thể hiện đối tượng địa lí nào sau đây?
A Rừng lá kim
B Dầu mỏ
C Lúa
D Apatit
- Câu 21 : Điểm khác biệt cơ bản giữa phương pháp kí hiệu và phương pháp chấm điểm là:
A Ở phương pháp kí hiệu, kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí và có chú thích; phương pháp chấm điểm không có chú thích cho từng kí hiệu.
B Phương pháp kí hiệu không thể hiện được sự phân bố so với phương pháp chấm điểm
C Phương pháp kí hiệu không thể hiện giá trị ở mỗi điểm chấm như phương pháp chấm điểm
D Phương pháp kí hiệu thể hiện các đối tượng phân bố theo điểm nhưng không cho thấy được số lượng các đối tượng
- Câu 22 : Phương pháp được sử dụng để thể hiện diện tích và sản lượng lúa của các tỉnh ở nước ta trong cùng một thời gian là:
A Kí hiệu
B Kí hiệu đường chuyển động
C Chấm điểm
D Bản đồ - biểu đồ
- Câu 23 : Cho biết 1cm trên bản đồ ứng với 9.000.000cm, khoảng cách 5cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km ngoài thực địa?
A 4500m
B 450km
C 45km
D 900km
- Câu 24 : Phương pháp bản đồ - biểu đồ không biểu hiện được:
A Số lượng của hiệu tượng được thống kê theo từng đơn vị lãnh thổ
B Cơ cấu của hiện tượng được thống kê theo từng đơn vị hành chính
C Vị trí thực của đối tượng được thống kê theo từng đơn vị lãnh thổ
D Giá trị của hiện tượng được thống kê theo từng đơn vị lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 1 Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 2 Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 7 Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Ôn tập chương I
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 8 Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 9 Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 41 Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 42 Môi trường và sự phát triển bền vững
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 38 Thực hành Viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuyê và kênh đào Panama
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 34 Thực hành Vẽ biểu đồ tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới