Đề thi thử THPT QG môn Địa lí trường THPT Chuyên L...
- Câu 1 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21 và kiến thức đã học, trung tâm công nghiệp Đà Nẵng và Nha Trang giống nhau ở điểm nào sau đây?
A Quy mô từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng.
B Cơ cấu ngành giống nhau.
C Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
D Đều là các đô thị trực thuộc Trung ương.
- Câu 2 : Gió mùa mùa đông làm cho chế độ nhiệt ở nước ta
A có nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ bắc vào nam.
B có nhiệt độ trung bình tháng 1 của tất cả các vùng khí hậu thấp hơn nhiệt độ trung bình tháng 7.
C có biên độ nhiệt thấp hơn so với các vùng nằm trong khu vực nhiệt đới.
D có sự phân hóa phức tạp theo không gian.
- Câu 3 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, giá trị sản xuất công nghiệp ở nước ta trong giai đoạn 2000 – 2007 tăng gấp
A 1.133,2 nghìn tỉ đồng.
B 4,73 lần
C 3,47 lần.
D 4,37 lần.
- Câu 4 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, các trung tâm kinh tế ở Đông Nam Bộ có qui mô từ 15.000 đến 100.000 tỉ đồng năm 2007 là
A Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa.
B Thủ Dầu Một, Biên Hòa.
C Vũng Tàu, Biên Hòa.
D Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.
- Câu 5 : Cho bảng số liệu sau:CƠ CẤU GDP PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NƯỚC TA NĂM 2010 VÀ 2015(Đơn vị: %)(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)Căn cứ vào bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta giai đoạn 2010 – 2015?
A Kinh tế Nhà nước chiếm tỉ trọng lớn nhất nhưng tỉ trọng có xu hướng giảm nhanh.
B Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng nhỏ nhất nhưng tỉ trọng có xu hướng tăng nhanh.
C Kinh tế Nhà nước chiếm tỉ trọng nhỏ nhất nhưng tỉ trọng có xu hướng tăng.
D Kinh tế ngoài Nhà nước chiếm tỉ trọng lớn nhất và tỉ trọng có xu hướng tăng nhanh.
- Câu 6 : Ý nào sau đây chưa đúng khi nói về ngành giao thông vận tải nước ta?
A Trong những năm qua, nhiều tuyến đường cao tốc đã được xây dựng và đưa vào vận hành.
B Các cảng biển quan trọng hàng đầu của nước ta hiện nay tập trung ở Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.
C Nước ta có đủ các loại hình giao thông vận tải chủ yếu của thế giới.
D Quốc lộ 1 đi qua hầu hết các trung tâm kinh tế lớn của cả nước.
- Câu 7 : Cho bảng số liệu sau:SẢN LƯỢNG THAN, DẦU THÔ VÀ ĐIỆN CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017) Biểu đồ thích hợp nhất thể tốc độ tăng trưởng sản lượng than, dầu thô, điện của nước ta giai đoạn 2010 – 2015 là
A biểu đồ kết hợp.
B biểu đồ miền.
C biểu đồ đường.
D biểu đồ cột.
- Câu 8 : Dân cư Hoa Kì hiện nay đang có xu hướng di chuyển từ
A các bang phía Nam đến các bang vùng Đông Bắc và ven bờ Thái Bình Dương.
B các bang vùng Đông Bắc đến các bang phía Nam và ven bờ Thái Bình Dương.
C các bang phía Nam đến các bang phía Bắc và ven bờ Đại Tây Dương.
D các bang ven bờ Thái Bình Dương đến các bang phía Nam và vùng Đông Bắc.
- Câu 9 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, tháng đỉnh lũ sông Mê Công (phần trên lãnh thổ nước ta) và sông Hồng lần lượt là
A tháng X và tháng VIII.
B tháng VIII và tháng X.
C tháng X và tháng XI.
D tháng VIII và tháng XI.
- Câu 10 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, có bao nhiêu đô thị quy mô dân số từ 100.000 đến 200.000 người ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
A 9 đô thị.
B 11 đô thị.
C 8 đô thị.
D 10 đô thị.
- Câu 11 : Nhận định nào sau đây không đúng về ngành công nghiệp điện lực nước ta?
A Việc sản xuất điện của nước ta chủ yếu dựa trên cơ sở tài nguyên thiên nhiên.
B Nhà máy điện thường phân bố gần nguồn nhiên liệu, thủy năng và gần nơi tiêu thụ.
C Hiện nay, thủy điện chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu sản lượng điện phân theo nguồn.
D Nước ta đã xây dựng hệ thống đường dây tải điện 500 kV từ Hòa Bình đến Phú Lâm.
- Câu 12 : Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh về nuôi trồng thủy sản chủ yếu do
A hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc, nhiều bãi triều rộng.
B công nghiệp chế biến ngày càng phát triển.
C thị trường tiêu thụ lớn, giá trị xuất khẩu cao.
D có ngư trường trọng điểm Cà Mau – Kiên Giang.
- Câu 13 : Cho biểu đồ sau: (Nguồn: số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)Biểu đồ đã cho thể hiện nội dung nào sau đây?
A Cấu cấu dân số của nước ta giai đoạn 2005 – 2015.
B Tình hình dân số của nước ta giai đoạn 2005 – 2015.
C Gia tăng dân số của nước ta giai đoạn 2005 – 2015.
D Qui mô dân số của nước ta giai đoạn 2005 – 2015.
- Câu 14 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, nhận định nào sau đây không đúng về tình hình phát triển du lịch nước ta giai đoạn 2000 – 2007?
A Cơ cấu khách quốc tế đến Việt Nam khá đa dạng, từ nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
B Các quốc gia, vùng lãnh thổ có tỉ trọng du khách lớn đến Việt Nam chủ yếu là các nước có vị trí gần gũi hoặc có mức sống cao.
C Số lượng khách du lịch và doanh thu du lịch nước ta tăng nhưng doanh thu du lịch tăng nhanh hơn.
D So với năm 2000, cơ cấu khách du lịch quốc tế năm 2007 không có sự thay đổi.
- Câu 15 : Biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở vùng Tây Nguyên là
A xây dựng cơ sở công nghiệp chế biến gắn với vùng chuyên canh.
B đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp.
C bảo hộ nông sản khi giá nông sản xuống quá thấp.
D đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm cây công nghiệp lâu năm.
- Câu 16 : Cho bảng số liệu:SỐ DÂN, SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC VÀ BÌNH QUÂN LƯƠNG THỰC THEO ĐẦU NGƯỜI CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)Căn cứ vào bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây đúng về tổng số dân, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người của nước ta giai đoạn 2010 – 2015?
A Tổng số dân, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người đều tăng nhưng tổng số dân tăng nhanh hơn.
B Tổng số dân, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người đều tăng nhưng sản lượng lương thực tăng nhanh hơn.
C Tổng số dân, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người đều tăng nhưng bình quân lương thực theo đầu người tăng nhanh hơn.
D Tổng số dân và sản lượng lương thực nước ta tăng, bình quân lương thực theo đầu người giảm nhanh.
- Câu 17 : Việc phát triển cây công nghiệp lâu năm có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế là
A cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng.
B giải quyết việc làm, nâng cao mức sống.
C phân bố lại dân cư và lao động trong cả nước.
D thay đổi tập quán sản xuất mới cho đồng bào dân tộc ít người.
- Câu 18 : Các vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước ta là
A Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
B Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng.
C Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
D Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.
- Câu 19 : Nhận định nào sau đây đúng về ngành thủy sản nước ta?
A Kĩ thuật nuôi tôm nước ta đang đi từ bán thâm canh, thâm canh công nghiệp sang quảng canh.
B Đánh bắt thủy sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất thủy sản.
C Đánh bắt thủy sản phát triển mạnh nhất ở vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.
D Nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu giá trị sản lượng thủy sản.
- Câu 20 : Diện tích gieo trồng lúa nước ở Đông Nam Á ngày càng giảm do
A chuyển đổi cơ cấu cây trồng và mục đích sử dụng đất.
B thiên tai, mất mùa và chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
C thiên tai, mất mùa và năng suất thấp.
D năng suất thấp và chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
- Câu 21 : Tài nguyên sinh vật nước ta phong phú do
A liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương.
B khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
C nằm nơi giao thoa của các luồng di cư sinh vật.
D địa hình đồi núi chiếm ưu thế, phân hóa phức tạp.
- Câu 22 : Nguyên nhân chủ yếu nhất làm cho giao thông vận tải biển không thể thiếu đối với Nhật Bản là
A quốc gia quần đảo.
B ngành đóng tàu biển rất phát triển.
C dân đông, nhu cầu giao lưu lớn.
D nghèo tài nguyên khoáng sản phải nhập nhiều nguyên, nhiên liệu.
- Câu 23 : Ý nào sau đây không phải là biểu hiện trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nước phát triển?
A Đầu tư ra nước ngoài nhiều.
B GDP bình quân đầu người cao.
C Tuổi thọ trung bình cao.
D Dân số đông và tăng nhanh.
- Câu 24 : Đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế biển nước ta đem lại ý nghĩa nào sau đây?
A Khôi phục các nghề truyền thống kết hợp với bảo tồn văn hóa ở các làng nghề ven biển.
B Tận dụng được các nguồn lợi thiên nhiên biển và phòng chống ô nhiễm môi trường biển.
C Khai thác triệt để các tiềm năng phát triển kinh tế ở vùng biển, kết hợp với bảo vệ chủ quyền biển đảo nước ta.
D Khai thác hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo, thềm lục địa và bảo vệ chủ quyền biển đảo nước ta.
- Câu 25 : Phần lãnh thổ có mùa đông lạnh ở Đông Nam Á thuộc
A phía bắc Philippines và phía bắc Việt Nam.
B phía bắc Thái Lan và phía bắc Việt Nam.
C phía bắc Myanmar và phía bắc Việt Nam.
D phía bắc Lào và phía bắc Việt Nam.
- Câu 26 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, Trung du và miền núi Bắc Bộ có các trung tâm du lịch vùng là
A Việt Trì và Hải Phòng.
B Hạ Long và Điện Biên Phủ.
C Hạ Long và Lạng Sơn.
D Lạng Sơn và Điện Biên Phủ.
- Câu 27 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, vùng nào có diện tích nước mặt nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước ta?
A Bắc Trung Bộ.
B Đồng bằng sông Cửu Long.
C Đồng bằng sông Hồng.
D Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Câu 28 : Biên giới trên đất liền của Trung Quốc với các nước chủ yếu là
A núi thấp và đồng bằng.
B núi cao và hoang mạc.
C đồng bằng và hoang mạc.
D núi thấp và hoang mạc.
- Câu 29 : APEC là tên viết tắt của tổ chức kinh tế nào sau đây?
A Thị trường chung Nam Mĩ.
B Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương.
C Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
D Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ.
- Câu 30 : Cây công nghiệp chủ yếu ở Đông Nam Á là
A cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa.
B lúa gạo, hồ tiêu, cà phê, cao su.
C lúa gạo, cao su, cà phê, dừa.
D hồ tiêu, cà phê, chè, cao su.
- Câu 31 : Nhận định nào sau đây không đúng về các miền địa lí tự nhiên của nước ta?
A So với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có mùa khô sâu sắc hơn.
B Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là miền đầu tiên của nước ta đón nhận khối khí lạnh từ phương bắc tràn về.
C Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là miền chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió phơn Tây Nam.
D Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là miền duy nhất nước ta có đủ ba đai cao.
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)