Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh trường THPT chuy...
- Câu 1 : Tính thoái hóa của mã di truyền có thể là một nguyên nhân để giải thích cho các trường hợp sau đây:1. Xét ở mức độ phân tử, phần nhiều đột biến thường trung tính.2. Đột biến thêm hoặc mất một cặp nucleotid thường gây hậu quả lớn hơn đột biến thay thế một cặp nucleotid.3. Làm tăng mức độ nghiêm trọng của đột biến.4. Làm cho tần số đột biến gen tăng lên. Có bao nhiêu trường hợp đúng?
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 2 : Những điểm khác nhau cơ bản giữa enzym ADN polymerase và ARN polymerase là: 1. ADN polymerase xúc tác kéo dài chuỗi polynucleotid theo cả hai chiều. 2. ARN polymerase vừa có khả năng tháo xoắn một đoạn ADN, vừa có khả năng xúc tác kéo dài chuỗi polynucleotid. 3. ARN polymerase chỉ trượt dọc trên một mạch ADN làm khuôn theo chiều 3’→5’. 4. ADN polymerase có khả năng bẻ gãy các liên kết hidro giữa hai mạch đơn còn ARN polymerase thì không.Đáp án đúng là:
A (1), (2).
B (2), (4).
C (2), (3).
D (2), (3), (4).
- Câu 3 : Bộ ba đối mã của tARN mang acid amin mở đầu là:
A 3’ XAU 5’.
B 3’ UAX 5’.
C 3’ UAG 5’.
D 3’ TAX 5’.
- Câu 4 : Trong cơ chế điều hòa hoat động gen ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hòa là gì?
A Nơi tiếp xúc với enzym ARN polymerase.
B Mang thông tin quy định protein điều hòa.
C Mang thông tin quy định enzym ARN polymerase.
D Nơi liên kết với protein điều hòa.
- Câu 5 : Dưới đây là trình tự các acid amin của một đoạn chuỗi polypeptid bình thường và chuỗi polypeptid đột biến: Chuỗi polypeptid bình thường: … Phe – Ser – Lis – Leu – Ala – Val … Chuỗi polypeptid đột biến : … Phe – Ser – Lis – Ile – Ala – Val …Loại đột biến nào dưới đây có thể tạo nên chuỗi polypeptid đột biến trên :
A Đột biến thay thế cặp nucleotid này bằng cặp nucleotid khác.
B Đột biến mất một cặp nucleotid.
C Đột biến thêm một cặp nucleotid.
D Không thể do kết quả của đột biến.
- Câu 6 : Mức độ gây hại của alen đột biến đối với thể đột biến phụ thuộc vào :
A Tác động của tác nhân gây đột biến.
B Điều kiện môi trường sống của thể đột biến.
C Tổ hợp gen mang đột biến.
D Môi trường và tổ hợp gen mang đột biến.
- Câu 7 : Đơn vị cấu trúc gồm một đoạn ADN chứa 146 cặp nu quấn quanh vòng của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực được gọi là?
A ADN.
B Nucleoxom.
C Sợi cơ bản.
D Sợi nhiễm sắc.
- Câu 8 : Người có 44 NST thường và có các NST giới tính là XXY được gọi là thể đột biến nào sau đây?
A Thể lệch bôi.
B Thể đa bội.
C Thể đột biến cấu trúc NST.
D Thể đột biến gen.
- Câu 9 : Cho các đặc điểm sau: 1. Gen là một đoạn ADN, mang thông tin di truyền mã hóa cho một loại sản phẩm nhất đinh. 2. Khi gen đột biến biểu hiện ra kiểu hình thì thường là vô hại. 3. Nếu bộ ba mở đầu trên mạch mã gốc của gen bị thay đổi thì có thể làm cho sản phẩm của gen là mARN không được dịch mã. 4. Các bộ ba có vai trò kết thúc quá trình dịch mã trên mạch mã gốc là: 3’ TTA 5’; 3’ TXA 5’; 3’ XAT 5’. 5. Sản phẩm phiên mã của gen cấu trúc ở sinh vật nhận thực là mARN sơ khai.Có bao nhiêu đặc điểm về gen là đúng?
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 10 : Xét phép lai P : AaBbDd x AabbDd. Tỉ lệ kiểu gen aaBbdd ở F1 là bao nhiêu?
A 0
B 1/2
C 1/8
D 1/32
- Câu 11 : Xác định kiểu gen của cặp bố mẹ biết con họ có nhóm máu A, AB, O.
A IAIB x IAIB
B IAIo x IBIO
C IAIB x IAIO
D IBIO x IAIB
- Câu 12 : Xét kiểu gen AaBb, xác định số loại giao tử tối đa được tạo ra trong hai trường hợp: Có 1 tế bào giảm phân và có 3 tế bào giảm phân.
A 1 và 2.
B 2 và 4.
C 2 và 6.
D 4 và 6.
- Câu 13 : Cho cặp bố mẹ thuần chủng về các cặp gen (A, a; B, b; D, d)tương phản giao phối được F1. Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có 75 cây mang kiểu gen aabbdd. Về lý thuyết, số cây mang kiểu gen AaBbDd ở F2 là bao nhiêu?
A 150.
B 300.
C 450.
D 600.
- Câu 14 : Cho biết alen A quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen a quy định quả bầu, alen B quy định hạt vàng, trội hoàn toàn so với alen b quy định hạt xanh. Hai cặp gen phân li độc lập. Kiểu gen của P như thế nào để F1 phân li kiểu hình theo tỉ lệ 3 : 3 : 1 : 1?(1) AaBb x AaBb. (2) AaBb x Aabb. (3) AaBb x aaBb.(4) Aabb x aaBb. (5) AaBb x aabb.
A (1), (2), (3).
B (2), (3).
C (1), (3), (4).
D (1), (4), (5).
- Câu 15 : Dạng biến động số lượng cá thể nào sau đây thuộc dạng không theo chu kỳ?
A Nhiệt độ tăng đột ngột làm sâu bọ trên đồng cỏ chết hàng loạt.
B Trung bình khoảng 7 năm cá cơm ở vùng biển Peru chết hàng loạt.
C Số lượng tảo trên mặt nước Hồ Gươm tăng cao vào ban ngày, giảm vào ban đêm.
D Muỗi xuất hiện nhiều vào mùa mưa, giảm vào mùa khô.
- Câu 16 : Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái?
A Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là các sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm.
B Năng lượng truyền trong hệ sinh thái theo chu trình tuần hoàn và được sử dụng trở lại.
C Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải,… chỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn.
D Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền một chiều từ sinh vật qua các bậc dinh dưỡng tới sinh vật sản xuất rồi trở lại môi trường.
- Câu 17 : Nhận xét không đúng khi so sánh sự khác nhau về cấu trúc, chu trình dinh dưỡng và chuyển hóa năng lượng giữa các hệ sinh thái tự nhiên với các hệ sinh thái nhân tạo là:
A Ở hệ sinh thái tự nhiên, tất cả thức ăn cho sinh vật đều được cung cấp bên trong hệ sinh thái còn ở hệ sinh thái nhân tạo thức ăn được con người cung cấp, có một phần sản lượng sinh vật được thu hoạch mang ra ngoài hệ sinh thái.
B Hệ sinh thái tự nhiên được cung cấp năng lượng chủ yếu từ mặt trời còn hệ sinh thái nhân tạo ngoài năng lượng mặt trời còn được cung cấp thêm một phần sản lượng và năng lượng khác (phân bón,…).
C Hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo đều có cấu trúc phân tầng và có đủ các thành phần sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.
D Thành phần loài phong phú và lưới ăn phức tạp ở hệ sinh thái tự nhiên còn hệ sinh thái nhân tạo có ít loài và lưới thức ăn đơn giản.
- Câu 18 : Cho các phát biểu sau:(1) Khống chế sinh học thường dẫn đến cân bằng sinh học. (2) Ứng dụng khống chế sinh học trong bảo vệ thực vật bằng cách sử dụng thiên địch để trừ sâu. (3) Quần xã là tập hợp các quần thể sinh vật khác loài. (4) Nơi quần xã sống gọi là sinh cảnh.Số phát biểu đúng là: Cho các phát biểu sau:(1) Khống chế sinh học thường dẫn đến cân bằng sinh học. (2) Ứng dụng khống chế sinh học trong bảo vệ thực vật bằng cách sử dụng thiên địch để trừ sâu. (3) Quần xã là tập hợp các quần thể sinh vật khác loài. (4) Nơi quần xã sống gọi là sinh cảnh.Số phát biểu đúng là: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.Các phát biểu đúng là : (1), (2), (4).Đáp án C(3) không đủ. Quần xã là tập hợp các quần thể sinh vật cùng sống trong một khoảng không gian (sinh cảnh) nhất định, ở một thời điểm nhất định.
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 19 : Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của quần thể đặc trưng của quần xã?
A Quần thể có số lượng cá thể nhiều, thích nghi tốt với môi trường, có hình thái cơ thể đặc trưng.
B Quần thể có kích thước lớn hơn hẳn, hoạt động mạnh hoặc chỉ có ở quần xã đó.
C Quần thể gồm các cá thể có kích thước lớn, khả năng hoạt động mạnh hoặc là quần thể chỉ có ở một quần xã nào đó.
D Quần thể gồm các cá thể sinh sản mạnh, khả năng thích nghi cao.
- Câu 20 : Kiếu sống phân bố ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể thường gặp khi :
A Điều kiện sống phân bố không đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
B Điều kiện sống phân bố không đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
C Điều kiện sống phân bố đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
D Điều kiện sống phân bố đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
- Câu 21 : Khi nguồn sống trong môi trường dồi dào, điều kiện tự nhiên thuận lợi, quần thể có trạng thái sinh lý tốt, quần thể sinh vật tăng trưởng theo :
A Đường cong hình chữ S.
B Đường cong hình chữ K.
C Đường cong hình chữ J.
D Tới khi số cá thể đạt mức ổn định.
- Câu 22 : Nguyên nhân bên trong gây nên diễn thế sinh thái là:
A Sự cạnh tranh trong loài thuộc nhóm ưu thế.
B Sự cạnh tranh trong loài chủ chốt.
C Sự cạnh tranh giữa các nhóm loài ưu thế.
D Sự cạnh tranh trong loài đặc trưng.
- Câu 23 : Cho tự thụ phấn F1 dị hợp ba cặp gen (Aa, Bb, Dd) có kiểu hình cây cao, hạt vàng, chín sớm thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình như sau: 59% cây cao, hạt vàng, chín sớm; 16% cây cao, hạt trắng, chín muộn; 16% cây thấp, hạt vàng, chín sớm; 9% cây thấp, hạt trắng, chín muộn. Trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng? 1. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng màu sắc hạt và thời gian chín di truyền theo quy luật hoán vị gen với tần số hoán vị gen bằng 40%. 2. Kiểu gen của F1 là 3. Khi cho F1 lai phân tích, tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng trội là 20%. 4. Ở F2 có 10 loại kiểu gen. 5. Tỉ lệ kiểu gen dị hợp về hai cặp gen chiếm tỉ lệ 12%.
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 24 : Cho cặp bố mẹ có kiểu gen . Biết tần số hoán vị gen giữa A và a là 20%; giữa D và d là 40%. Tính theo lý thuyết, trong các kết quả sau đây, có bao nhiêu kết quả đúng? 1. Số loại kiểu gen ở F1 là 70. 2. Tỉ lệ kiểu gen ở F1 là 2,5%. 3. Tỉ lệ kiểu gen ở F1 là 3%. 4. Tỉ lệ kiểu hình A-B-D-E- ở F1 là 15,75%.
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 25 : Tiến hành phép lai giữa hai cá thể (Aa, Bb, Dd) với (aa, bb, dd). Biết mỗi gen quy định một tính trạng và tính trạng trội là trội hoàn toàn. Nếu ở Fa có tỉ lệ kiểu hình (A-bbdd) = (aaB-D-) = 35% ; (A-B-D-) = (aabbdd) = 15% thì kiểu gen và kiểu di truyền của F1 như thế nào?
A AaBbDd, di truyền theo quy luật phân li độc lập.
B có hiện tượng hoán vị gen với tần số 30%.
C có hiện tượng hoán vị gen với tần số 30%.
D có hiện tượng hoán vị gen với tần số 15%.
- Câu 26 : Ở chuột, khi cho chuột bố mẹ thuần chủng lai với nhau được F1 đồng loạt lông xám, dài. Cho F1 giao phối với nhau được F2 có tỉ lệ kiểu hình: 49,5% chuột lông xám, dài; 6,75% chuột lông xám, ngắn; 6,75% chuột lông nâu, dài; 12% chuột lông nâu, ngắn; 18,75% chuột lông trắng, dài; 6,25% chuột lông trắng, ngắn. Kiểu gen nào sau đây là của F1?
A
B
C AaBbDd.
D
- Câu 27 : Cho ruồi giấm thuần chủng mắt đỏ, cánh nguyên giao phối với ruồi mắt trắng, cánh xẻ thu được F1 100% mắt đỏ, cánh nguyên. Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau thu được 282 ruồi mắt đỏ, cánh nguyên; 62 ruồi mắt trắng, cánh xẻ; 18 ruồi mắt trắng, cánh nguyên; 18 ruồi mắt đỏ, cánh xẻ. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể X và có một số hợp tử F2 có kiểu gen quy định kiểu hình mắt trắng, cánh xẻ bị chết. Nếu tính cả những hợp tử bị chết thì tần số hoán vị gen giữa hai alen quy định màu mắt là bao nhiêu?
A 18%.
B 20%.
C 10%.
D 28%.
- Câu 28 : Ở ruồi giấm xét phép lai sau: ♀ x ♂ . Biết một gen quy định một tính trạng và trội lặn hoàn toàn. Tỉ lệ cơ thể mang 4 tính trạng lặn và 1 tính trạng trội là 1,875%. Biết hoán vị gen và thụ tinh bình thường không có đột biến. Tỉ lệ cơ thể mang 3 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn ở đời con là bao nhiêu?
A 23,75%.
B 18,125%.
C 17,5%.
D 10,625%.
- Câu 29 : Giả sử A: lông dài, a: lông ngắn; B: mỡ trắng, b: mỡ vàng. Xét hai phép lai với kết quả như sau: Phép lai 1: Lai giữa thỏ lông dài với thỏ lông ngắn, thu được F1: 50% lông dài : 50% lông ngắn. Phép lai 2: Khi nghiên cứu về tính trạng màu sắc mỡ, người ta lai phân tích thỏ lông dài, mỡ trắng dị hợp từ cả hai tính trạng, nhận được thế hệ lai có 4 kiểu hình: Lông dài, mỡ trắng: Lông dài, mỡ vàng: Lông ngắn, mỡ trắng: Lông ngắn, mỡ vàng. Trong đó kiểu hình lông ngắn, mỡ trắng có 9 con so với tổng số con thu được là 50 con. Biết mỗi gen quy định một tính trạng thường. Cho các phát biểu sau: (1) Các tính trạng hình dạng lông và màu sắc mỡ phân li độc lập với nhau. (2) Thỏ lông dài P ở phép lai 1 có kiểu gen Aa hoặc AA. (3) P lông dài, mỡ trắng ở phép lai 2 có kiểu gen . (4) P lông dài, mỡ trắng ở phép lai 2 có xảy ra hoán vị gen với tần số 36%.Số phát biểu có nội dung đúng là:
A 0
B 1
C 2
D 3
- Câu 30 : Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai: ♂ x ♀ . Giả sử trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác diễn ra bình thường, cơ thể cái giảm phân bình thường. Theo lý thuyết, sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái trong thụ tinh có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại hợp tử 2n+1 ( thể ba) với kiểu gen khác nhau?
A 36
B 48
C 84
D 24
- Câu 31 : Một quần thể thực vật tự thụ phấn, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng, alen B quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen b quy định thân thấp. Hai cặp gen này cùng nằm trên 1 cặp NST và liên kết hoàn toàn. Quần thể ban đầu có cấu trúc di truyền: . Biết rằng các thế hệ có kiểu hình hoa trắng, thân thấp không có khả năng sinh sản. Theo lý thuyết, sau 1 thế hệ, tỉ lệ cây hoa trắng, thân cao là:
A 12,5%.
B 25%.
C 37,5%.
D 50%.
- Câu 32 : Ở một loài bướm, màu cánh được xác định bởi một locus gồm 3 alen: C (cánh đen) > cB (cánh xám) > c (cánh trắng). Trong đợt điều tra một quần thể bướm lớn sống ở Cuarto, người ta xác định được tần số alen sau: C=0,5; cB=0,4; c=0,1. Quần thể này tuân theo quy luật Hacdy – Vanbeg. Quần thể này có tỉ lệ kiểu hình là:
A 75% cánh đen : 24% cánh xám : 1% cánh trắng.
B 75% cánh đen : 15% cánh xám : 10% cánh trắng
C 25% cánh đen : 50% cánh xám : 25% cánh trắng.
D 74% cánh đen : 25% cánh xám : 1% cánh trắng.
- Câu 33 : Bệnh mù màu đỏ - lục và bệnh máu khó đông do hai gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể X quy định, cách nhau 12cM. Cho sơ đồ phả hệ sau:Xác định kiểu gen của người III1 và tính xác suất người phụ nữ II1 sinh thêm một bé trai bình thường nữa.
A \(X_b^aY;22\%\)
B \(X_b^AY;24\%\)
C \(X_B^AY;15\%\)
D \(X_B^aY;18\%\)
- Câu 34 : Điều gì là đúng đối với các yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên: (1) Chúng đều là các nhân tố tiến hóa. (2) Chúng đều là các quá trình hoàn toàn ngẫu nhiên. (3) Chúng đều dẫn đến sự thích nghi. (4) Chúng đều làm giảm đa dạng di truyền của quần thể.Số câu trả lời đúng là:
A 4
B 2
C 3
D 1
- Câu 35 : Sự giống nhau nào trong các bằng chứng tiến hóa sau không được quy định bởi sự giống nhau về kiểu gen :
A Các cơ quan thoái hóa.
B Các cơ quan tương đồng.
C Sự giống nhau của các cơ quan tương tự.
D Các cơ quan tương đồng và các cơ quan thoái hóa.
- Câu 36 : Câu nào dưới đây nói về nội dung của học thuyết Dacuyn là đúng nhất?
A Chỉ có các biến dị tổ hợp xuất hiện trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa.
B Những biến dị di truyền xuất hiện một cách riêng lẻ trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hóa
C Chỉ có đột biến gen xuất hiện trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa.
D Những biến dị xuất hiện một cách đồng loạt theo một hướng xác định mới có ý nghĩa tiến hóa.
- Câu 37 : Để tìm hiểu hiện tượng kháng thuốc ở sâu bọ, người ta đã làm thí nghiệm dùng DDT để xử lý các dòng ruồi giấm được tạo ra trong phòng thí nghiệm. Ngay từ lần xử lý đầu tiên, tỉ lệ sống sót của dòng đã rất khác nhau (thay đổi từ 0-100% tùy dòng). Kết quả thí nghiệm chứng tỏ khả năng kháng DDT:
A Chỉ xuất hiện tạm thời do tác động trực tiếp của DDT.
B Là sự biến đổi đồng loạt để thích ứng trực tiếp với môi trường có DDT.
C Không liên quan đến đột biến hoặc tổ hợp đột biến đã phát sinh trong quần thể.
D Liên quan đến những đột biến và tổ hợp đột biến phát sinh ngẫu nhiên từ trước.
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen