Đề thi HK2 môn Địa lí lớp 12 THPT Sở GD&ĐT Đồng Na...
- Câu 1 : Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, thị trường nhập khẩu hàng hóa (năm 2007) lớn nhất của nước ta là khu vực
A châu Á - Thái Bình Dương.
B Bắc Mĩ.
C Tây Nam Á.
D Bắc Phi.
- Câu 2 : Hạn chế lớn nhất của Đồng bằng sông Hồng trong phát triển kinh tế - xã hội là
A cơ cấu kinh tế chuyển biến chậm.
B mật độ dân số quá cao.
C những thiên tai của thiên nhiên.
D thiếu hầu hết các nguyên liệu.
- Câu 3 : Vấn đề cần quan tâm thường xuyên khi thực hiện khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp ở Đông Nam Bộ là
A khai thác tổng hợp lãnh thổ.
B chuyển dịch cơ cấu ngành.
C thu hút đầu tư nước ngoài.
D bảo vệ môi trường.
- Câu 4 : Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm được xem là ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta hiện nay.
A Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
B Nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia sản xuất và figuyên liệu phong phú.
C Thị trường tiêu thụ rộng lớn và cơ sở vật chất kỹ thuật rất phát triển.
D Thị trường tiêu thụ rộng lớn và có nhiều thành phần kinh tế tham gia.
- Câu 5 : Đường hàng không nước ta hiện nay
A hiện đại hóa cơ sở vật chất nhưng chưa chú trọng đào tạo đội ngũ lao động.
B có chiến lược phát triển táo bạo và nhanh chóng, hiện đại hóa cơ sở vật chất.
C chưa đổi mới và có những bước tiến rất chậm.
D tập trung mở đường bay trong nước, hạn chế phát triển đường bay quốc tế.
- Câu 6 : Đặc điểm nào sau đây không đúng với dân cư nước ta?
A Đông dân.
B Phân bố dân cư hợp lí giữa đồng bằng và miền núi.
C Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi có biến đổi nhanh chóng.
D Nhiều thành phần dân tộc.
- Câu 7 : Biện pháp chủ yếu để giảm bớt tình trạng thiếu việc làm ở khu vực nông thôn nước ta là
A đa dạng hóa các hoạt động kinh tế nông thôn.
B thực hiện tốt chính sách dân số.
C phân bố lại dân cư và nguồn lao động.
D đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
- Câu 8 : Nghề nuôi tôm của nước ta phát triển nhất ở vùng
A Duyên hải Nam Trung Bộ.
B Đồng bằng sông Hồng.
C Đồng bằng sông Cửu Long.
D Đông Nam Bộ.
- Câu 9 : Căn cứ vào bản đồ Thương mại (năm 2007) ở trang 24 Atlat Địa lí Việt Nam, hai tỉnh (thành phố) có giá trị xuất khẩu hàng hoá lớn nhất nước ta là
A Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu.
B Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội.
C Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.
D Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương.
- Câu 10 : Tình nào sau đây thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A Hà Giang.
B Tiền Giang.
C An Giang.
D Hậu Giang.
- Câu 11 : Vấn đề cần giải quyết khi khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong nông nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ là
A thủy lợi.
B vốn.
C lao động.
D thị trường.
- Câu 12 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết cây điều ở nước ta được trồng tập trung chủ yêu ở những vùng nào?
A Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và Bắc Trung Bộ.
B Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Trung du và miền núi Bắc Bộ.
C Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Hồng.
D Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Câu 13 : Các tỉnh nào sau đây thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng?
A Thái Bình và Bắc Giang.
B Ninh Bình và Thái Bình.
C Bắc Ninh và Hòa Bình.
D Vĩnh Phúc và Bắc Giang.
- Câu 14 : Tài nguyên du lịch nào sau đây thuộc tài nguyên du lịch tự nhiên?
A Lễ hội truyền thống.
B Vườn quốc gia.
C Làng nghề cổ truyền.
D Di tích lịch sử cách mạng.
- Câu 15 : Hiện nay, cơ cấu ngành kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng đang chuyển dịch theo hướng:
A giảm tỉ trọng khu vực II, tăng tỉ trọng khu vực I và III.
B giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III.
C tăng tỉ trọng khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II và III.
D giảm tỉ trọng khu vực III, tăng tỉ trọng khu vực I và II.
- Câu 16 : Năm 2016, diện tích và dân số của nước ta lần lượt là 331 231,8 km” và 92 695,1 nghìn người (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2016).Mật độ dân số nước ta năm 2016 khoảng
A 361 người/km.
B 0,279 người/km2.
C 280 người/km.
D 3,61 người/km.
- Câu 17 : Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết ngành sản xuất ôtô ở nước ta (năm 2007) mới chỉ có ở các trung tâm công nghiệp nào sau đây?
A Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
B TP. Hồ Chí Minh và Vũng Tàu.
C Hà Nội và Đà Nẵng.
D Hà Nội và Hải Phòng.
- Câu 18 : Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh đặc biệt để trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới là do
A có nhiều giống cây công nghiệp giá trị cao.
B đất feralit trên đá vôi có diện tích rộng.
C các cao nguyên tương đối bằng phẳng.
D khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh.
- Câu 19 : Căn cứ vào bản đồ công nghiệp năng lượng ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết nhà máy thủy điện Trị An được xây dựng trên sông nào?
A Sông Vàm Cỏ.
B Sông Sài Gòn.
C Sông Bé.
D Sông Đồng Nai.
- Câu 20 : Căn cứ vào Địa lí Việt Nam trang 25, các bãi biển du lịch sắp xếp theo thứ tự từ Bắc vào Nam là
A Sầm Sơn, Thiên Cầm, Mũi Né, Vũng Tàu.
B Sầm Sơn, Mũi Né, Thiên Cầm, Vũng Tàu.
C Vũng Tàu, Mũi Né, Thiên Cầm, Sầm Sơn.
D Mũi Né, Vũng Tàu, Thiên Cầm, Sầm Sơn.
- Câu 21 : Vùng đồi trước núi ở Bắc Trung Bộ có các thế mạnh về
A trồng cây lương thực, chăn nuôi đại gia súc.
B chăn nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp lâu năm.
C trồng cây công nghiệp lâu năm, cây lương thực.
D chăn nuôi lợn, gia cầm, trồng cây công nghiệp lâu năm.
- Câu 22 : Cho bảng số liệu:SẢN LƯỢNG MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010 - 2014 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2015)Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sản lượng của các sản phẩm công nghiệp nước ta giai đoạn 2010 - 2014?
A Sản lượng than sạch và điện tăng liên tục, sản lượng dầu thô giảm liên tục.
B Sản lượng than sạch, dầu thô và sản lượng điện đều tăng nhanh.
C Sản lượng than sạch và dầu thô tăng liên tục, sản lượng điện giảm nhanh.
D Sản lượng điện và dầu thô tăng liên tục, sản lượng than sạch giảm liên tục.
- Câu 23 : Đô thị nào sau đây được coi là đô thị đầu tiên ở nước ta?
A Hoa Lư.
B Hội An.
C Cổ Loa.
D Phố Hiến.
- Câu 24 : Ý nào sau đây đúng về vận tải đường biển nước ta?
A Các tuyến đường vận tải ven bờ chủ yếu theo hướng bắc - nam.
B Tất cả các thành phố trực thuộc Trung ương đều xây dựng cảng biển.
C Nước ta không có điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông đường biên.
D Nước ta chưa xây dựng cảng nước sâu.
- Câu 25 : Cho bảng số liệu:DÂN SỐ CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1995 - 2015(Đơn vị: nghìn người)
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2016) Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tổng số dân, số dân thành thị và dân nông thôn của nước ta giai đoạn 1995 - 2015 làA biểu đồ kết hợp.
B biểu đồ cột.
C biểu đồ miền.
D biểu đồ tròn.
- Câu 26 : Cho bảng số liệu:QUY MÔ VÀ CƠ CẤU LAO ĐỘNG ĐANG LÀM VIỆC Ở NƯỚC TA NĂM 2005 VÀ 2014(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2016)Để thể hiện quy mô và cơ cấu lao động đang làm việc ở nước ta qua hai năm 2005 và 2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A Miền
B Cột
C Tròn
D Kết hợp
- Câu 27 : Ngành đường biển ở nước ta có khối lượng luân chuyển hàng hóa lớn vì
A nước ta có nhiều thuận lợi để phát triển đường biển.
B nước ta có đội tàu buôn lớn lại được trang bị hiện đại.
C ngoại thương nước ta phát triển mạnh.
D vận tải đường biển chủ yếu là vận tải quốc tế nên có đường dài.
- Câu 28 : Điều kiện tự nhiên tạo thuận lợi cho ngành đánh bắt hải sản nước ta là
A có nhiều rừng ngập mặn.
B ít bị ảnh hưởng của bão, gió mùa Đô
C có nhiều sông, ao, hồ.
D có 4 ngư trường trọng điểm.
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)