Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh học sở giáo dục...
- Câu 1 : Một quần thể đang cân bằng di truyền, quá trình nào sau đây không phá vỡ trạng thái cân bằng di truyền của quần thể?
A Giao phối ngẫu nhiên.
B Đột biến.
C Chọn lọc tự nhiên.
D Giao phối có lựa chọn.
- Câu 2 : Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa chủ yếu gặp ở các loài
A Động vật bậc cao.
B Động vật bậc thấp.
C Thực vật sinh sản hữu tính.
D Thực vật sinh sản vô tính.
- Câu 3 : Phương pháp nào sau đây cho phép tạo ra được giống mới thuần chủng về tất cả các cặp gen?
A Nuôi cấy hạt phấn, sau đó lưỡng bội hóa.
B Cho giao phấn liên tục nhiều đời, sau đó chọn lọc.
C Gây đột biến nhân tạo, sau đó chọn lọc.
D Dung hợp tế bào trần, sau đó chọn lọc.
- Câu 4 : Trong một cái ao, kiểu quan hệ có thể xảy ra giữa hai loài có cùng nhu cầu thức ăn là:
A Cạnh tranh.
B Ký sinh.
C Vật ăn thịt – con mồi.
D Ức chế cảm nhiễm.
- Câu 5 : Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu không đúng?(1) Một mã di truyền luôn mã hóa cho một loại axit amin.(2) Đơn phân cấu trúc của ARN gồm 4 loại nuclêôtit là A, U, G,X.(3) Ở sinh vật nhân thực, axit amin mở đầu cho chuỗi polipeptit là mêtiônin.(4) Phân tử tARN và rARN là những phân tử có cấu trúc mạch kép.(5) Ở trong tế bào, trong các loại ARN thì rARN có hàm lượng cao nhất.(6)Ở trong một tế bào, AND là loại axit nucleic có kích thước lớn nhất.
A 3
B 4
C 2
D 5
- Câu 6 : Trên một cây to có nhiều loài chim cùng sinh sống, có loài làm tổ trên cao, có loài làm tổ dưới thấp, có loài kiếm ăn ban đêm, có loài lại kiếm ăn ban ngày. Đó là ví dụ về
A Sự phân hóa nơi ở của cùng một ổ sinh thái
B Mối quan hệ cạnh tranh giữa các loài
C Sư phân hóa ổ sinh thái trong cùng một nơi ở.
D Mối quan hệ hợp tác giữa các loài.
- Câu 7 : Có hai giống lúa, một giống có gen quy định khả năng kháng bệnh X, một giống có gen quy định khả năng kháng bệnh Y các gen này nằm trên các NST tương đồng khác nhau. Bằng phương pháp gây đột biến, người ta có thể tạo ra giống lúa mới có hai gen kháng bệnh X và Y luôn di truyền cùng nhau. Dạng đột biến hình thành nên giống lúa mới này có nhiều khả năng là đột biến:
A Chuyển đoạn.
B Lặp đoạn
C Mất đoạn
D Đảo đoạn.
- Câu 8 : Trong những dạng biến đổi vật chất di chuyển dưới đây, dạng biến đổi nào là biến đổi điểm?
A Tiếp hợp và trao đổi chéo không cân, lặp đoạn, mất đoạn nhiễm sắc thể.
B Mất 1 cặp nuclêôtit, thay 1 cặp nuclêôtit, thêm 1 cặp nuclêôtit.
C Tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các trình tự nuclêôtit tương đồng trên nhiễm sắc thể.
D Chuyển đoạn, đảo đoạn nhiễm sắc thể.
- Câu 9 : Trong quần xã sinh vật, kiểu phân bố cá thể theo chiều thẳng đứng có ý nghĩa
A Làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các loài, giảm hiệu quả sử dụng nguồn sống.
B Làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng sử dụng nguồn sống.
C Làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống.
D Làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các loài, tăng hiệu quả sử dụng nguồn sống.
- Câu 10 : Hệ sinh thái nhân tạo có những đặc điểm nào trong các đặc điểm sau đây?1. Có độ đa dạng về loài cao.2. Có năng suất sinh học cao.3. Chuỗi thức ăn ngắn, thường bắt đầu bằng sinh vật sản xuất.4. Tính ổn định cao.5. Ổ sinh thái của các loài thường rộng.
A 1,2,3,4,5
B 1,2,3,4
C 2,3,4,5
D 2,3,5
- Câu 11 : Có hai loài thưc vật: loài A có bộ NST đơn bội là 18, loài B có bộ NST đơn bội là 12. Người ta tiến hành lai xa, kết hợp đa bội hóa thu được thể song nhị bội. Phát biểu nào sau đây đúng?
A Số NST và số nhóm gen liên kết của thể song nhị bội là 30
B Số NST của thể song nhị bội là 60, số nhóm gen liên kết của nó là 30.
C Số NST và nhóm gen liên kết của thể xong nhị bội đều là 60.
D Số NST của thể song nhị bội là 30, số nhóm gen liên kết của nó là 15.
- Câu 12 : Biết hàm lượng ADN nhân trong một tế bào sinh tinh của một loài động vật là 6.6pg. Trong trường hợp phân bào bình thường, hàm lượng ADN nhân của mỗi tế bào khi đang ở kì giữa của giảm phân II là
A 13,2pg.
B 6,6pg.
C 3,3pg.
D 26,4pg.
- Câu 13 : Bản đồ di truyền phản ánh chính xác
A Thứ tự các gen trên NST
B Khoảng cách vật lí giữa các gen trên NST
C Tỉ lệ phần trăm các loại giao tử tạo ra trong giảm phân
D Tỉ lệ phần trăm các tế bào giảm phân có xảy ra trao đổi chéo.
- Câu 14 : Tạo sinh vật biến đổi gen bằng các phương pháp nào sau đây?1. Đưa thêm gen lạ vào hệ gen.2. Thay thế nhân tế bào3. Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen.4. Lai hữu tính giữa các dòng thuần chủng.5. Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen.
A 3,4,5.
B 1,3,5.
C 2,4,5.
D 1,2,3.
- Câu 15 : Trình tự lần lượt các bước trong quy định tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến là:
A Chọn lạc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn => Xử lý mẫu vật bằng tác nhân đột biến => tạo dòng thuần.
B Xử lý mẫu vật bằng tác nhân đột biến => tạo dòng thuần => chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn.
C Tạo dòng thuần => Xử lý mẫu vật bằng tác nhân đột biến => chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn.
D Xử lý mẫu vật bằng tác nhân đột biến => chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn => tạo dòng thuần.
- Câu 16 : Mối quan hệ có ý nghĩa quan trọng nhất đối với sự hình thành chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong hệ sinh thái là:
A Quan hệ dinh dưỡng.
B Quan hệ đối địch
C Quan hệ ức chế - cảm nhiễm
D Quan hệ vật ăn thịt – con mồi.
- Câu 17 : Trong biện pháp tư vấn di truyền và sàng lọc trước sinh, kĩ thuật nào sau đây là hiệu quả và phổ biến nhất có thể tách tế bào, phân tích nhiễm sắc thể, phân tích ADN cũng như nhiều chỉ tiêu hóa sinh của phổi nhằm phát hiện sớm các bệnh, tật di truyền ở người?
A Sinh thiết tế bào thai ở giai đoạn phôi sớm.
B Kĩ thuật hình ảnh đa chiều.
C Chọc đỏ dịch ối và sinh thiết tua nhau thai.
D Xét nghiêm máu của thai ở giai đoạn thích hợp.
- Câu 18 : Có bao nhiêu nhận xét sau đây không đúng?(1) Cơ quan thoái hóa là cơ quan tương tự(2) Theo quan điểm của Dacuyn, động lực của chọn lọc tự nhiên là đấu tranh sinh tồn.(3) Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hóa theo hướng đồng quy.(4) Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.(5) Tiến hóa nhỏ diễn ra trong thời gian ngắn hơn tiến hóa lớn(6) Bằng chứng sinh học phẩn tử là bằng chứng trực tiếp chứng minh nguồn gốc của sinh giới.
A 4
B 2
C 3
D 5
- Câu 19 : Có bao nhiêu hiện tượng sau đây là biểu hiện của cơ chế cách li sau hợp tử?(1) Ngựa vằn phân bố ở châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở Trung Á.(2) Cừu có thể giao phối với dê, có thụ tinh tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết mà không phát triển.(3) Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản(4) Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn cho hoa của loài cây khác.(5) Loài cỏbăng sống ở bãi bồi sông Vôn ga không ra hoa cùng thời điểm với loài cỏ băng sống bên trong bờ đê của dòng sông này
A 3
B 1
C 4
D 2
- Câu 20 : Giả sử ở một loài thực vật, gen A nằm trên NST thường quy định hoa màu đỏ. Do tác nhân đột biến làm phát sinh một đột biến lặn a quy định hoa màu trắng. Ở trường hợp nào sau đây, kiểu hình hoa màu trắng sẽ nhanh chóng được biểu hiện trong quần thể?
A Các cá thể trong quần thể giao phấn ngẫu nhiên.
B Các cá thể trong quần thể không chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.
C Các cá thể trong quần thể tự thụ phấn.
D Các cá thể trong quần thể sinh sản vô tính.
- Câu 21 : Cơ sở tế bào học của hoán vị gen là
A Các gen trong một nhóm liên kết không thể phân li độc lập mà luôn có sự trao đổi chéo.
B Sự bắt đôi không bình thường của các gen trên một NST.
C Trao đổi chéo giữa các crômatit không chị em trong cặp NST kép tương đồng ở kì đầu giảm phân I.
D Sự chuyển đoạn tương hỗ giữa các NST không tương đồng xảy ra ở kì đầu giảm phân I
- Câu 22 : Các bằng chứng cổ sinh vật học cho thấytrong lịch sử phát triển sự sống trên Trái Đất, sự phát sinh thú và chim xuất hiện ở
A Kỉ Đệ tam(Thứ ba) thuộc đại Tân sinh
B Kỉ Krêta (Phấn trắng) thuộc đại Trung sinh
C Kỉ Triat (Tam điệp) thuộc đại Trung sinh.
D Kỉ Jura thuộc đại Trung sinh
- Câu 23 : Khi số lượng cá thể của quần thể giảm xuống dưới mực tổi thiểu, sức sinh sản của quần thể giảm sút, một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do
A Khả năng gặp gỡ giữa các cá thể đực, cái khó khăn hơn.
B Nguồn thức ăn khan hiếm làm giảm sức sống của cá thể.
C Cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể làm giảm hiệu quả sinh sản.
D Dịch bệnh dễ lây lan hơn làm giảm sức sống của cá thể.
- Câu 24 : Cho các ví dụ về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật:(1) Tảo giáp nỏ hoa gây độc cho cá sống trong cùng môi trường.(2) Cây tầm gửi sống bám trên thân các cây gỗ sống trong rừng.(3) Cây phong lan bám trên thân cây gỗ sống trong rừng.(4) Vi khuẩn Rhizobium sống trong nốt sần ở rễ cây họ Đậu.Những ví dụ thuộc về mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã sinh vật là
A (1) và (4).
B (1) và (2).
C (2) và (4).
D (3) và (4).
- Câu 25 : Cho các đặc điểm sau:(1) Thường không gây ảnh hưởng xấy đến sức khỏe của con người.(2) Không phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, thời tiết.(3) Nhanh chóng dập tắt tất cả các loại dịch bệnh.(4) Không gây ô nhiễm môi trường.So với biện pháp sử dụng thuốc trừ sau hóa học để tiêu diệt sinh vật gây hại, biện pháp sử dụng loài thiên dịch có bao nhiêu ưu điểm?
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 26 : Loài cây có tên gọi là cây tổ kiến thường sống bám trên các cây thân gỗ lớn (lấy nước, chất dinh dưỡng từ phần vỏ hay thân cây), có thân phình thành củ lớn tạo nhiều khoang trống trở thành một “pháo đài” trú ẩn cho nhiều cá thể kiến, trong khi kiến tha mùn và thải phân làm nguồn nuôi dưỡng cây. Kiến sống trên cây thân gỗ tiêu diệt một số loài sâu hại góp phần bảo về cây thân gỗ. Mối quan hệ sinh thái giữa cây tổ kiến và kiến, cây tổ kiến và cây thân gỗ, kiến và cây thân gỗ lần lượt là
A Công sinh, hội sinh, hợp tác.
B Kí sinh, hợp tác, hội sinh.
C Công sinh, hợp tác, hội sinh.
D Kí sinh, hội sinh, hợp tác.
- Câu 27 : Sự rối loạn phân li cặp nhiễm sắc thể giới tính XY xảy ra trong lần giảm phân II ở cả 2 tế bào con từ một tế bào sinh tinh ban đầu sẽ hình thành các loại giao tử mang nhiễm sắc thể giới tính:
A XY và O
B XX, YY và O
C XX và YY
D XX và O
- Câu 28 : Nếu các gen nghiên cứu là trội hoàn toàn, mỗi gen quy định một tình trạng và các cặp gen (Aa, Bb và Dd) phân li độc lập, thì phép lai giữa hai cá thể có kiểu gen AaBbDDx AabbDd sẽ cho thế hệ sau có
A 8 kiểu hình, 8 kiểu gen.
B 8 kiểu hình, 12 kiểu gen.
C 4 kiểu hình, 4 kiểu gen
D 4 kiểu hình, 12 kiểu gen.
- Câu 29 : Ở 1 loài thực vật, khi cho 2 thứ hoa thuần chủng hoa đỏ và hoa trắng lai với nhau thu được F1 100% cây hoa đỏ. Khi cho cây F1 lai phân tích thu được F2 có tỷ lệ : 1đỏ : 2 hồng : 1 trắng. Khi cho F1 tự thụ phấn thu được F2 với tỉ lệ kiểu hình là
A 12 đỏ : 3 hồng : 1 trắng.
B 9 đỏ : 4 hồng : 3 trắng.
C 9 đỏ : 3 hồng : 4 trắng.
D 9 đỏ: 6 hồng : 1 trắng.
- Câu 30 : Một quần thể giao phối đang ở trạng thái cân bằng di truyền, xét một gen có 2 alen A và a, trong đó số cá thể mang alen trội chiếm tỉ lệ 64%. Tần số các alen A và a trong quần thể này lần lượt là:
A 0,8 và 0,2.
B 0,6 và 0,4.
C 0,4 và 0,6.
D 0,2 và 0,8.
- Câu 31 : Một gen có chiều dài 5100A0, có số nuclêôtit loại ađênin bằng 2/3 số nuclêôtit loại guanine. Khi gen này tự nhân đôi một lần, số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường nội bào cung cấp là
A A = T = 900; G = X = 600.
B A = T = 600; G = X = 900.
C A = T = 400; G = X =800.
D A = T = 800; G = X = 400.
- Câu 32 : Trong trường hợp mỗi gen quy định 1 tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn, không có hiện tượng hoán vị gen, cho cơ thể có kiểu gen tự thụ phấn, thì ở đời con có số kiểu gen và kiểu hình là:
A 27 kiểu gen; 8 kiểu hình.
B 6 kiểu gen; 2 kiểu hình.
C 3 kiểu gen; 3 kiểu hình.
D 3 kiểu gen; 2 kiểu hình.
- Câu 33 : Ở gà, một tế bào của cơ thể có kiểu gen AaXBY giảm phân bình thường sinh ra giao tử. Có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?(1)Sinh ra 2 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau.(2)Sinh ra 4 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau.(3)Loại giao tử AY chiếm tỉ lệ 25%.(4)Sinh ra giao tử mang NST Y với tỉ lệ 50%.(5)Nếu sinh ra giao tử mang gen aXB thì giao tử này chiếm tỉ lệ 100%.
A 2
B 1
C 3
D 4
- Câu 34 : Ở một loài động vật, tình trạng màu lông do một gen có 2 alen quy định (A quy định lông đen trội hoàn toàn so với a quy định lông trắng), gen này nằm trên NST giới tính ở đoạn tương đồng. Cho con đực (XY) có lông đen giao phối với con cái (XX) có lông trắng thu được F1 gồm 100% cá thể có lông đen. Các cá thể F1 giao phối tự do, theo lí thuyết tỉ lệ kiểu hình ở F2 sẽ có1.50% con đực lông đen, 25% con cái lông đen, 25% con cái lông trắng.đực lông đen, 25% con cái lông đen, 25% con cái lông trắng.2.50% con cái lông đen, 25% con đực lông đen, 25% con đực lông trắng.3.50% con đực lông đen, 50% con cái lông trắng.4.75% con lông đen, 25% con lông trắng.Số đáp án đúng là
A 1
B 2
C 3
D 0
- Câu 35 : Trong một giống thỏ, các alen qui định màu lông có mối quan hệ trội lặn như sau: C (xám) > cch (chinchilla) > ch (Himalaya) > c (bạch tạng). Người ta lai thỏ lông xám với thỏ có lông kiểu Himalaya và thu được đời con có 50% thỏ lông xám và 50% có lông kiểu himalaya. Phép lai nào dưới đây sẽ cho két quả như vậy?(1) Cch x chch(2) Cc x chc(3) Cch x chc(4) Cc x chch
A 1,2 và 4
B 1,3 và 4
C 2,3 và 4
D 1,2 và 3
- Câu 36 : ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao, gen a qui định thân thấp; gen B qui định quả tròn, gen b qui định quả dài. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường. Lai phân tích cây thân cao, quả tròn thu được F1 : 35% cây thân cao, quả dài; 35% cây thân thấp, quả tròn; 15% cây thân cao, quả tròn; 15% cây thân thấp, quả dài. Kiểu gen của P và tần số hoán vị gen là
A (AB/ab), 15%.
B (Ab/aB), 30%.
C (Ab/aB), 15%.
D (AB/ab),30%.
- Câu 37 : Ở một quần thể của một loài thực vật lưỡng bội, gen A nằm trên NST số 1 chỉ có 2 alen là A và a; gen B nằm trên NST số 4 chỉ có 2 alen là B và b; Cho biết quần thể cân bằng về di truyền, A có tần số 0,3 và B có tần sô 0,7. Kiểu gen Aabb chiêm tỉ lệ
A 0,0378
B 0,3318
C 0,42
D 0,21
- Câu 38 : Ở đậu Hà lan, alen A quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt xanh. Cây dị hợp Aa tư thụ phấn được F1, các cây F1tự thụ phấn được F2. Người ta thấy rằng ở trên các cây F1 có những cây chỉ cho toàn hạt màu vàng, có những cây chỉ cho toàn hạt màu xanh, có những cây vừa có hạt màu vàng vừa có hạt màu xanh. Theo lí thuyết, số cây chỉ có hạt màu xanh chiếm tỉ lệ
A 75%.
B 37,5%
C 43,75%.
D 25%.
- Câu 39 : Ở một loài thực vật, xét một gen có 2 alen, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể thuộc loài này có tỉ lệ kiểu gen 0,3AA + 0,6Aa + 0,1aa = 1. Sau 3 thế hệ tự thụ phấn thì kiểu hình cây hoa trắng thu được ở F3 chiếm tỉ lệ
A 7,5%
B 63,75%.
C 36,25%
D 43,75%.
- Câu 40 :
A 10%
B 20%
C 30%
D 40%
- Câu 41 : Ở người, gen quy định dạng tóc nằm trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, alen A quy định tóc quăn trội hoàn toàn so với alen a quy định tóc thẳng. Bệnh mù màu đỏ - xanh lục do alen lặn b nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định, alen trội B quy định mắt nhìn màu bình thường. Cho sơ đồ phả hệ sau:Biết rằng không phát sinh các đột biến mới ở tất cả các cả thể trong phả hệ. Xác suất để đứa con đầu lòng của cặp vợ chồng III.10 và III.11 là con trai có tóc xoăn và không mắc bệnh mù màu là bao nhiêu?
A 1/6.
B 64/81.
C 1/3.
D 1/9.
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen