Đề thi HK2 môn Vật lý 8 năm học 2018-2019 trường T...
- Câu 1 : Đơn vị của nhiệt lượng là
A. N/m
B. J/kg
C. J/kg.K
D. J
- Câu 2 : Nhiệt dung riêng của một chất cho biết
A. nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1g chất đó giảm 1oC.
B. nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1kg chất đó tăng thêm 1oC.
C. nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1kg chất đó tăng thêm 10oC.
D. nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1m3 chất đó tăng thêm 1oC.
- Câu 3 : Ngăn đá của tủ lạnh được đặt phía trên nhằm mục đích
A. để khí lạnh nhẹ hơn chuyển động xuống dưới.
B. dễ thiết kế, sửa chữa.
C. làm cho hơi lạnh truyền khắp nơi trong tủ.
D. làm tủ lạnh lâu hơn.
- Câu 4 : Sự tạo thành gió là do
A. đối lưu giữa các lớp không khí.
B. bức xạ nhiệt giữa các lớp không khí.
C. dẫn nhiệt giữa các lớp không khí.
D. đối lưu và bức xạ nhiệt giữa các lớp không khí.
- Câu 5 : Trên một máy có ghi 100W, con số đó cho biết
A. công suất định mức của máy là 100 W.
B. trong một giờ máy thực hiện một công 100J.
C. công suất nhỏ nhất của máy là 100W.
D. trong một giây máy thực hiện một công 100W.
- Câu 6 : Cho 150ml rượu vào 150ml nước, thể tích hỗn hợp rượu nước thu được sẽ
A. nhỏ hơn 300ml.
B. bằng 300ml.
C. lớn hơn 300ml.
D. nhỏ hơn hoặc bằng 300ml.
- Câu 7 : Quả bóng bay đang cầm trên tay bị bóp lại, khi đó cơ năng của quả bóng thuộc loại
A. thế năng hấp dẫn và động năng.
B. thế năng đàn hồi và động năng.
C. thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi.
D. thế năng đàn hồi.
- Câu 8 : Trong những vật sau, vật vừa có động năng vừa có thế năng là
A. máy bay đang bay trên trời.
B. quả bóng đang lăn trên sân.
C. một con chim đang đậu trên cành cây.
D. quyển sách đang ở trên bàn.
- Câu 9 : Khi cho một thỏi đồng đã được nung nóng đến 150oC vào một cốc nước ở 30oC thì
A. nhiệt năng của thỏi đồng tăng lên và nhiệt năng của cốc nước giảm.
B. nhiệt năng của thỏi đồng và của cốc nước đều giảm.
C. nhiệt năng của thỏi đồng và của cốc nước đều tăng lên.
D. nhiệt năng của thỏi đồng giảm và nhiệt năng của cốc nước tăng lên.
- Câu 10 : Nhận xét về sự nóng lên của ấm nước khi đun, ý kiến sai là
A. nước ở đáy ấm nóng lên do dẫn nhiệt.
B. lớp nước ở trên nóng lên do đối lưu.
C. ấm nóng lên do dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt.
D. khi nước sôi hiện tượng đối lưu cũng mất.
- Câu 11 : Nhiệt truyền từ bếp lò đến người đứng gần bếp lò chủ yếu bằng hình thức
A. bức xạ nhiệt.
B. dẫn nhiệt và đối lưu.
C. dẫn nhiệt.
D. đối lưu.
- Câu 12 : Khi nhiệt độ của vật tăng lên thì
A. nhiệt lượng của vật tăng.
B. nhiệt lượng của vật giảm.
C. các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên.
D. các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động chậm lại.
- Câu 13 : Trong các tính chất sau, tính chất không phải của nguyên tử, phân tử là
A. có lúc chuyển động, có lúc đứng yên.
B. nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh.
C. giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
D. chuyển động hỗn độn không ngừng.
- Câu 14 : Nồi, soong thường làm bằng kim loại vì
A. kim loại dẫn điện tốt nên dùng để đun nấu.
B. kim loại dẫn nhiệt tốt nên nhanh chín thức ăn.
C. kim loại là vật liệu dẫn điện, dẫn nhiệt tốt nên nhanh chín thức ăn.
D. kim loại dẫn nhiệt tốt nhưng hấp thụ nhiệt kém.
- Câu 15 : Dùng ròng rọc động để đưa một vật nặng lên cao thì cần thực hiện một công là 3000J. Nếu dùng ròng rọc cố định để đưa vật này lên cùng một độ cao thì cần thực hiện một công là
A. 1500J.
B. 6000J.
C. 3000J.
D. 31000J.
- Câu 16 : Trong các cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ kém đến tốt hơn sau đây, cách đúng nhất là
A. nước, thuỷ ngân, không khí, đồng.
B. không khí, nước, thuỷ ngân, đồng.
C. đồng, nước, thuỷ ngân, không khí.
D. thuỷ ngân, đồng, nước, không khí.
- Câu 17 : Đối lưu là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của
A. chất lỏng và chất khí.
B. chất khí và chân không.
C. chất rắn và chất lỏng.
D. chất rắn và chân không.
- Câu 18 : Hai quả cầu có khối lượng bằng nhau. Quả thứ nhất làm bằng đồng, quả thứ hai làm bằng nhôm. Nếu so sánh nhiệt lượng Q1, Q2 cần cung cấp cho hai quả cầu để tăng thêm 1300C thì
A. Q1 > Q2
B. Q1 = Q2
C. Q1 << Q2
D. Q1 < Q2
- Câu 19 : Trong các hiện tượng sau, trường hợp không phải hiện tượng khuyếch tán là
A. đổ mực tím vào nước, nước có màu tím.
B. bỏ băng phiến vào quần áo, quần áo có mùi của băng phiến.
C. đổ vừng vào đậu rồi dùng tay trộn đều.
D. mở nắp lọ nước hoa, trong phòng có mùi nước hoa.
- Câu 20 : Vật có khối lượng càng lớn, vận tốc càng lớn thì:
A. Thế năng vật càng lớn.
B. Động năng vật càng lớn.
C. Thế năng vật càng nhỏ.
D. Động năng vật càng nhỏ.
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 22 Dẫn nhiệt
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 12 Sự nổi
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 13 Công cơ học
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 25 Phương trình cân bằng nhiệt
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 26 Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 28 Động cơ nhiệt
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 27 Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 19 Các chất được cấu tạo như thế nào?
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 20 Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 21 Nhiệt năng