Đề thi HK1 môn Sinh học 12 năm 2018-2019 - THPT Ch...
- Câu 1 : Một gen có 3000 nuclêôtit và 3900 liên kết hiđrô. Sau khi đột biến ở 1 cặp nuclêôtit, gen tự nhân đôi 3 lần và đã sử dụng của môi trường 4193 ađênin và 6300 guanin. Đột biến thuộc dạng nào?
A. Thay thế 1 cặp A – T bằng cặp G – X.
B. Đảo vị trí 1 cặp nu.
C. Thêm 1 cặp A - T.
D. Mất 1 cặp A – T.
- Câu 2 : Một gen có 3000 nuclêôtit và 3900 liên kết hiđrô. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen đó là:
A. A = T = 600; G = X = 900.
B. A = T = 450; G = X = 1050.
C. A = T = 900; G = X = 600.
D. A = T =1050; G = X = 450.
- Câu 3 : Phân tử mARN được tổng hợp từ một gen bị đột biến chứa 150 uraxin, 301 guanin, 449 ađênin, và 600 xytôzin. Biết rằng trước khi chưa bị đột biến, gen dài 0,51 micrômet và có A/G = 2/3 . Dạng đột biến ở gen nói trên là :
A. Thay thế một cặp G - X bằng một cặp A – T.
B. Thay thế một cặp A - T bằng một cặp G – X.
C. Mất một cặp A – T.
D. Thêm một cặp G – X.
- Câu 4 : Một cặp gen dị hợp, mỗi alen đều dài 5100 Å. Gen B có số liên kết hiđrô là 3900, gen b có hiệu số giữa loại A với G là 20% số nu của gen. Do đột biến thể lệch bội tạo ra tế bào có kiểu gen Bbb. Số lượng nu mỗi loại trong kiểu gen sẽ là :
A. A = T= 1800; G = X = 2700
B. A = T= 1500; G = X = 3000.
C. A = T= 1650; G = X = 2850
D. A = T= 2700; G = X = 1800.
- Câu 5 : Một gen có 1200 nuclêôtit và có 30% ađênin. Do đột biến, chiều dài của gen giảm 10,2 Å và kém 7 liên kết hiđrô. Số nuclêôtit tự do từng loại mà môi trường phải cung cấp để cho gen đột biến tự nhân đôi liên tiếp hai lần là :
A. A = T = 1080; G = X = 720.
B. A = T = 1432; G = X = 956.
C. A = T = 1074; G = X = 717.
D. A = T = 1440; G = X = 960.
- Câu 6 : Gen B có khối lượng phân tử bằng 450000 đvC và có 1900 liên kết hiđrô. Gen B bị thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X trở thành gen b, thành phần nuclêôtit từng loại của gen b là :
A. A = T = 348; G = X = 402.
B. A = T = 401; G = X = 349.
C. A = T = 349; G = X = 401.
D. A = T = 402; G = X = 348.
- Câu 7 : Gen có 1170 nuclêôtit và có G = 4A. Khi gen đột biến nhân đôi liên tiếp 3 lần, nhu cầu nuclêôtit loại A giảm xuống 14 nuclêôtit, còn loại G không đổi so với gen bình thường. Số liên kết hiđrô bị phá huỷ trong quá trình nhân đôi là
A. 11438 liên kết.
B. 11417 liên kết.
C. 11466 liên kết.
D. 11424 liên kết.
- Câu 8 : Một loại gen cấu trúc có chứa 90 vòng xoắn và 20% số nuclêôtit thuộc loại ađênin. Gen bị đột biến dưới hình thức thay thế 1 cặp A – T bằng 1 cặp G – X. Nếu sau đột biến gen tự nhân đôi một lần thì số liên kết hiđrô của gen bị phá vỡ là
A. 2341 liên kết.
B. 2343 liên kết.
C. 2342 liên kết.
D. 2340 liên kết.
- Câu 9 : Một gen cấu trúc ở sinh vật nhân thực 6800 Å trong đó tỉ lệ các đoạn intron chiếm 1/4 chiều dài của gen, phân tử prôtêin được tổng hợp từ khuôn mẫu của gen đó có số axit amin là:
A. 496
B. 497
C. 498
D. 499
- Câu 10 : Phân tử mARN ở tế bào nhân sơ được phiên mã từ 1 gen có 3000 nuclêôtit tham gia dịch mã. Quá trình tổng hợp prôtêin có 5 ribôxôm cùng trượt qua 4 lần. Số axit amin môi trường cung cấp là bao nhiêu?
A. 9960.
B. 9980.
C. 9995.
D. 9996.
- Câu 11 : Phân tích thành phần nu của các axit nuclêic tách chiết từ 3 chủng virut, người ta thu được kết quả sau:Chủng A: A = U = G = X = 25%
A. axit ribônuclêic, axit đêôxiribônuclêic, axit ribônuclêic.
B. axit nuclêic.
C. axit đêôxinuclêic, axit ribônuclêic, axit ribônuclêic.
D. đều là ARN.
- Câu 12 : Một gen bình thường chứa 1068 liên kết hiđrô và 186 Guanin. Đột biến xảy ra dẫn đến gen tăng 1 liên kết hiđrô nhưng không thay đổi chiều dài. Kết luận nào sau đây sai ?
A. Đột biến xảy ra dưới dạng thay thế 1 cặp A - T bằng 1 cặp G - X.
B. Sau đột biến gen có A = T = 254; G = X = 187.
C. Chiều dài của gen trước khi đột biến là: 149,94 nm.
D. Sau đột biến nếu gen nhân đôi 2 lần thì môi trường cung cấp: A = T = 765; G = X = 558.
- Câu 13 : Alen B dài 221 nm và có 1669 liên kết hiđrô, alen B bị đột biến thành alen b. Từ một tế bào chứa cặp gen Bb qua hai lần nguyên phân bình thường, môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình nhân đôi của cặp gen này 1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin. Dạng đột biến đã xảy ra với alen B là
A. thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X.
B. mất một cặp G - X.
C. thay thế một cặp G - X bằng một cặp A - T.
D. mất một cặp A - T.
- Câu 14 : Một gen có tỉ lệ giữa các loại nuclêôtit là (G + X)/(A + T) = 1/7. Theo lí thuyết, tỉ lệ phần trăm từng loại nu của gen là:
A. A = T = 37,5%; G = X = 12,5%.
B. A = T = 35%; G = X = 15%.
C. A = T = 30%; G = X = 20%.
D. A = T = 43,75%; G = X = 6,25%.
- Câu 15 : Ở 1 loài vi khuẩn, mạch bổ sung với mạch gốc của gen có tỉ lệ các loại nu A, T, G, X lần lượt là: 10%; 20%; 30% và 40%. Khi gen trên phiên mã 3 lần đã lấy từ môi trường nội bào 360 nu loại A, trên mỗi mARN có 5 ribôxôm dịch mã 1 lần. Số lượng ribônuclêôtit môi trường cung cấp cho phiên mã và số lượt tARN đã tham gia quá trình dịch mã là
A. 3600 nu và 1995 lượt tARN.
B. 3600 nu và 5985 lượt tARN.
C. 7200 nu và 5985 lượt tARN.
D. 1800 nu và 2985 lượt tARN.
- Câu 16 : Điểm nhiệt độ mà ở đó hai mạch của phân tử ADN tách ra thì gọi là nhiệt độ nóng chảy của ADN. Có 4 phân tử ADN đều có cùng chiều dài như¬ng tỉ lệ các loại Nu khác nhau. Hỏi phân tử nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?
A. Phân tử ADN có A chiếm 20%.
B. Phân tử ADN có A chiếm 40%.
C. Phân tử ADN có A chiếm 10%.
D. Phân tử ADN có A chiếm 30%.
- Câu 17 : Một phân tử ADN có chiều dài 0,408 micromet, trong đó có tích % giữa nuclêôtit loại A với một loại khác là 4% và số nuclêôtit loại A lớn hơn loại G. Số nuclêôtit từng loại của phân tử ADN này là:
A. A = T = 720; G = X = 480.
B. A = T = 1192; G = X = 480.
C. A = T = 960; G = X = 240.
D. A = T = 1152 ; G = X = 48.
- Câu 18 : Một phân tử ADN của vi khuẩn thực hiện nhân đôi, người ta đếm được tổng số 50 phân đoạn Okazaki. Số đoạn mồi cần được tổng hợp là:
A. 50.
B. 52.
C. 51.
D. 102.
- Câu 19 : Số gen ở bộ đơn bội của người hơn 1000 lần số gen của vi khuẩn, nhưng số gen cấu trúc chỉ hơn 10 lần là do
A. người chuyên hoá cao, cần nhiều gen điều hoà.
B. người có cấu trúc phức tạp nên cần nhiều gen.
C. người có cấu trúc phức tạp nên cần nhiều gen,vi khuẩn đơn bào đơn giản nên số loại prôtêin ít.
D. vi khuẩn đơn bào đơn giản nên số loại prôtêin ít
- Câu 20 : Nhiều nhóm sinh vật có gen phân mảnh gồm có exon và intron. Điều khẳng định nào sau đây về sự biểu hiện kiểu gen là đúng?
A. Trong quá trình hình thành mARN, các intron sẽ bị loại bỏ khỏi tiền mARN (mARN sơ khai).
B. Mỗi một bản sao của exon được tạo ra bởi một prômôter (vùng khởi động) riêng biệt.
C. Sự dịch mã của mỗi exon được bắt đầu từ bộ ba khởi đầu của từng exon.
D. Trong quá trình dịch mã, các ribôxôm nhảy qua vùng intron của mARN.
- Câu 21 : Ở một loài động vật có 100 tế bào sinh tinh có kiểu gen Aa đang tiến hành giảm phân, trong đó có 5 tế bào xảy ra rối loạn ở lần phân bào 2 ở tế bào của tế bào chứa gen a. Giảm phân 1 bình thường, các tế bào khá giảm phân bình thường. Số tinh trùng mang gen a là
A. 5.
B. 10.
C. 195.
D. 200.
- Câu 22 : Ở một loài động vật, xét 100 tinh bào bậc 1 có 2 cặp NST kí hiệu là AaBb. Trong quá trình giảm phân của các tinh bào trên có 98 tinh bào giảm phân bình thường còn 2 tinh bào bị rối loạn giảm phân 1 ở cặp NST Aa, cặp Bb giảm phân bình thường, giảm phân 2 bình thương. Xác định tỉ lệ tinh trùng ab?
A. 0,01
B. 0,245.
C. 0,49.
D. 0.5.
- Câu 23 : Cây lai F1 giữa cải củ và cải bắp có đặc điểm gì?
A. Mang 2 bộ NST đơn bội nA + nB = 36, sinh trưởng phát triển được nhưng bất thụ.
B. Mang 2 bộ NST đơn bội nA + nB = 36, không sinh trưởng phát triển được nhưng bất thụ.
C. Mang 2 bộ NST đơn bội nA + nB = 18, không sinh trưởng phát triển được nhưng bất thụ.
D. Mang 2 bộ NST đơn bội nA + nB = 18, sinh trưởng phát triển được nhưng bất thụ.
- Câu 24 : Mức độ mềm dẻo của kiểu hình phụ thuộc vào
A. môi trường sống.
B. kĩ thuật canh tác.
C. kiểu gen quy định kiểu hình đó.
D. số lượng cá thể của quần thể.
- Câu 25 : Sơ đồ sau minh hoạ cho dạng đột biến cấu trúc NST nào?(1): ABCD.EFGH → ABGFE.DCH
A. (1): Chuyển đoạn chứa tâm động; (2): Đảo đoạn chứa tâm động.
B. (1): Đảo đoạn chứa tâm động; (2): Chuyển đoạn trong một NST.
C. (1): Chuyển đoạn kông chứa tâm động; (2): Chuyển đoạn trong 1 NST.
D. (1): Đảo đoạn chứa tâm động; (2): Đảo đoạn không chứa tâm động.
- Câu 26 : Cơ chế nào sau đây được cho là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột biến mất đoạn?
A. Sự trao đổi chéo không tương hỗ giữa 2 NST không tương đồng.
B. Sự đóng xoắn của sợi nhiễm sắc gây ra sai khác trong quá trình nhân đôi.
C. Do hoạt động ADN pôlimeraza của cơ thể đã không đảm bảo tính sửa chữa trong quá trình nhân đôi ADN.
D. Sự trao đổi chéo không cân giữa 2 NST trong cùng 1 cặp tương đồng
- Câu 27 : Ở trâu có bộ NST lưỡng bội 2n = 50. Một nhóm tế bào đang giảm phân có 400 NST kép đang tiếp cận với thoi phân bào. Số lượng tế bào của nhóm là bao nhiêu?
A. 6.
B. 8.
C. 10.
D. 12.
- Câu 28 : Ở người bộ NST 2n = 46. Tổng số tế bào được sinh ra trong các thế hệ tế bào do quá trình nguyên phân từ 1 tế bào lưỡng bội của người là 62. Số NST có trong thế hệ tế bào cuối cùng ở trạng thái chưa nhân đôi là bao nhiêu?
A. 1272 NST.
B. 1372 NST
C. 1472 NST.
D. 1572 NST.
- Câu 29 : Để xác định một cơ thể nào đó có phải là thể đa bội hay không, phương pháp nào dưới đây là đáng tin cậy nhất ?
A. Quan sát và đếm số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng.
B. Đánh giá sự phát triển của cơ quan sinh dưỡng.
C. Đánh giá thời gian sinh trưởng và khả năng chống chịu với sâu bệnh.
D. Đánh giá khả năng sinh sản.
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen