Đề thi giữa HK1 môn Sinh học 9 năm 2020 Trường THC...
- Câu 1 : Giảm phân khác nguyên phân ở điểm cơ bản nào?
A. Nguyên phân là hình thức sinh sản của tế bào sinh dương, giảm phân là hình thức sinh sản của tế bào sinh dục xảy ra ở thời kì chín của tế bào này.
B. Ở nguyên phân có 1 lần phân chia và một lần nhân đồi NST, ở giảm phân, tế bào có hai lần phân chia nhưng có một lần nhân đôi.
C. Nguyên phân ít có sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa hai crômatit trong cặp NST kép tương đồng, còn giảm phân thì có.
D. Ở kì sau của nguyên phân có sự phân li đồng đều của các NST đơn về 2 cực của tế bào, ở kì sau của giảm phân 1 có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST kép trong các cặp tương đồng.
- Câu 2 : Trong quá trình phân bào, sự tháo (duỗi) xoắn của NST có ý nghĩa gì?
A. Giúp cho chiều dài của NST tăng lên.
B. Giúp cho sự phân li và tổ hợp của NST trong quá trình phân bào thuận lợi hơn.
C. Giúp NST có thể thực hiện được quá trình nhân đôi.
D. Cả B và C.
- Câu 3 : NST ở trạng thái duỗi xoắn nhiều nhất ở kì nào?
A. Kì đầu của nguyên phân.
B. Kì giữa của phân bào.
C. Kì sau của phân bào.
D. Kì cuối của giảm phân.
- Câu 4 : Ý nghĩa của di truyền liên kết là gì?
A. Di truyền liên kết được vận dụng để chọn những nhóm tính trạng tốt luôn di truyền với nhau.
B. Di truyền liên kết được vận dụng trong xây dựng luật Hôn nhân và gia đình.
C. Di truyền liên kết được sử dụng để xác định kiểu gen của các cơ thể đem lai.
D. Cả A và B.
- Câu 5 : Cho 2 thứ đậu thuần chủng hạt trơn, không có tua cuốn và hạt nhăn, có tua cuốn giao phấn với nhau được F1 toàn hạt trơn, có tua cuốn. Cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau được F2 có tỉ lệ: 1 hạt trơn, không có tua cuốn : 2 hạt trơn, có tua cuốn : 1 hạt nhăn, có tua cuốn. Kết quả này được giải thích như thế nào?
A. Từng cặp tính trạng đều phân li theo tỉ lệ 3 : 1.
B. Hai cặp tính trạng di truyền liên kết.
C. Hai cặp tính trạng di truyền độc lập với nhau.
D. Di truyền theo quy luật Menđen.
- Câu 6 : Hiện tượng mỗi gen quy định một tính trạng mà kết quả tạo nên một số tính trạng luôn di truyền cùng với nhau. Đó là hiện tượng di truyền nào?
A. Liên kết gen.
B. Phân li độc lập.
C. Hoán vị gen.
D. Liên kết với giới tính.
- Câu 7 : Trong giảm phân I, ở kì giữa có đặc điểm gì?
A. Các NST kép co ngắn, đóng xoắn
B. Các cặp NST kép tương đồng tập trung và xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
C. Các cặp NST kép tương đồng phân li độc lập với nhau về 2 cực của tế bào
D. Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội.
- Câu 8 : Qua quá trình thụ tinh, bộ NST ở hợp tử có đặc điểm gì?
A. Có bộ NST lưỡng bội, các NST tồn tại ở trạng thái kép.
B. Có bộ NST lưỡng bội, các NST tồn tại ở trạng thái đơn.
C. Có bộ NST đơn bội, các NST tồn tại ở trạng thái đơn.
D. Có bộ NST đơn bội, các NST tồn tại ở trạng thái kép.
- Câu 9 : Quá trình thụ tinh có ý nghĩa gì?
A. Giúp duy trì bộ NST 2n đặc trưng của loài.
B. Tạo nên hợp tử có tính di truyền.
C. Góp phần tạo ra nhiều biến dị tổ hợp.
D. Cả A, B và C.
- Câu 10 : Nhờ đâu bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính lại được ổn định qua các thế hệ?
A. Do qua giảm phân, bộ NST (2n) đặc trưng cho loài bị giảm đi một nửa, hình thành bộ NST đơn bội (n) trong giao tử
B. Do trong thụ tinh, các giao tử đơn bội (n) kết hợp với nhau tạo thành hợp tử lưỡng bội (2n) đặc trưng cho loài
C. Do trong giảm phân và thụ tinh không xảy ra quá trình biến đổi NST
D. Cả A, B và C.
- Câu 11 : Đối với các loài sinh sản sinh dưỡng và sinh sản vô tính, cơ chế nào duy trì bộ NST đặc trưng của loài?
A. Nguyên phân
B. Giảm phân
C. Nguyên phân - giảm phân - thụ tinh
D. Cả A và B
- Câu 12 : Ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh là gì?
A. Bộ NST lưỡng bội (2n) qua giảm phân tạo ra bộ NST đơn bội (n) ở giao tử.
B. Trong thụ tinh, các giao tử có bộ NST đơn bội (n) kết hợp với nhau tạo ra hợp tử có bộ NST lưỡng bội (2n).
C. Duy trì bộ NST, tạo ra biến dị tổ hợp.
D. Tạo ra nhiều hợp tử khác nhau về nguồn gốc và chất lượng NST, làm tăng biến dị tổ hợp
- Câu 13 : Thế nào là hiện tượng dị bội thể?
A. Hiện tượng thay đổi số lượng của một hoặc một số cặp NST.
B. Hiện tượng tăng số lượng ở một hoậc một số cặp NST.
C. Hiện tượng giảm số lượng ở một hoặc một số cặp NST.
D. Cae A và B
- Câu 14 : Thể dị bội gồm dạng nào?
A. Dạng 2n - 2
B. Dạng 2n - 1
C. Dạng 2n + 1
D. Cả A, B và C
- Câu 15 : Đột biến số lượng NST gồm những dạng nào?
A. Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn.
B. Đột biến dị bội và đột biến đa bội.
C. Đột biến cấu trúc và đột biến số lượng.
D. Đột biến về kiểu hình và kiểu gen.
- Câu 16 : Đột biến số lượng ở 1 cặp NST xảy ra do cơ chế nào?
A. Một cặp NST bị mất đi trong quá trình phân bào.
B. Một cặp NST không phân li ở kì sau của quá trình giảm phân.
C. Một cặp NST không phân li ở kì sau của quá trình phân bào.
D. Một cặp NST không phân li ở kì sau của quá trình nguyên phân.
- Câu 17 : Thế nào là đột biến đa bội?
A. Hiện tượng cả bộ NST tăng lên hoặc giảm đi.
B. Hiện tượng một vài cặp NST bị biến đổi
C. Hiện tượng số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng tăng lên theo bội số của n và lớn hơn 2n.
D. Hiện tượng bộ NST trong giao tử lớn hơn n.
- Câu 18 : Loại đột biến NST nào làm tăng kích thước tế bào?
A. Đột biến lặp đoạn.
B. Đột biến đa bội.
C. Đột biến dị bội.
D. Đột biến mất đoạn.
- Câu 19 : Biến dị nào di truyển được?
A. Đột biến
B. Thường biến
C. Biến dị tổ hợp
D. Cả A và C
- Câu 20 : Thường biến là gì?
A. Là những biến đổi về kiểu hình.
B. Là những biến đổi vế kiểu gen.
C. Là những biến đổi về NST.
D. Là những biến đổi về cấu trúc của gen.
- Câu 21 : Thường biến và mức phản ứng khác nhau ở điểm nào?
A. Thường biên là những biến đổi ở kiểu hình, còn mức phản ứng là giới hạn của thường biến.
B. Thường biến chịu ảnh hưởng của môi trường và không do thay đổi về kiểu gen còn mức phản ứng do kiểu gen quy định.
C. Thường biến mang tính đồng loạt, mức phản ứng mang tính riêng lẻ.
D. Thường biến di truyền được còn mức phản ứng không di truyền được.
- Câu 22 : Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình được thể hiện như thế nào?
A. Kiểu hình chịu ảnh hưởng của kiểu gen nhiều hơn chịu ảnh hưởng của môi trường.
B. Kiểu hình chỉ do môi trường quy định, không chịu ảnh hưởng của kiểu gen.
C. Kiểu hình là kết quả của sự tác động qua lại giữa kiểu gen với môi trường.
D. Kiểu hình chỉ do kiểu gen quy định, không chịu ảnh hưởng của môi trường.
- Câu 23 : Nguyên nhân gây ra thường biến là gì?
A. Do các nhân tố môi trường tác động lên cơ thể sinh vật
B. Do điều kiện nhiệt độ ở môi trường
C. Do biến đổi kiểu hình và chịu sự tác động của môi trường
D. Cả B và C
- Câu 24 : Mức phản ứng là gì?
A. Là giới hạn thường biến của một kiểu gen (gen hay nhóm gen) trước môi trường khác nhau
B. Là khả năng sinh vật có thể phản ứng trước những điều kiện bất lợi của môi trường
C. Là mức độ biểu hiện kiểu hình trước những điều kiện sống khác nhau.
D. Cả B và C
- Câu 25 : Tên gọi của phân tử ADN?
A. Nuclêôtit.
B. Axit nuclcic.
C. Axit ribônuclêic.
D. Axit đeôxiribônuclêic.
- Câu 26 : Kết quả nào dưới đây dẫn đến từ nguyên tác bổ sung trong phân tử ADN?
A. A = X và T - G
B. A = G và A = X
C. A = T và G = X
D. A = T - G = X.
- Câu 27 : Kết quả của quá trình nhân đôi của ADN là gì?
A. Mỗi ADN mẹ tạo ra 1 ADN con khác với nó
B. Mỗi ADN mẹ tạo ra 2 ADN con giống hệt nhau
C. Mỗi ADN mẹ tạo ra 2 ADN con khác nhau
D. Mỗi ADN mẹ tạo ra nhiều ADN con khác nhau.
- Câu 28 : Cấu tạo gồm một 1 chuỗi axit amin xoắn cuộn có dạng hình cầu là cấu trúc prôtêin bậc mấy?
A. Prôtêin bậc 1
B. Prôtêin bậc 2
C. Prôtêin bậc 3
D. Prôtêin bậc 4
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 63 Ôn tập phần sinh vật và môi trường
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 1 Menđen và Di truyền học
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 2 Lai một cặp tính trạng
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 3 Lai một cặp tính trạng (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 4 Lai hai cặp tính trạng
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 5 Lai hai cặp tính trạng (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 7 Bài tập chương I
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 12 Cơ chế xác định giới tính
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 13 Di truyền liên kết
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 15 ADN