Cách giải bài tập về Nhiệt năng, nhiệt lượng cực h...
- Câu 1 : Trong các kết luận sau đây về nhiệt năng, kết luận nào là không đúng?
A. Nhiệt năng của vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
B. Nhiệt năng là một dạng năng lượng.
C. Nhiệt năng của một vật là phần năng lượng nhiệt mà vật thu vào hay tỏa ra.
D. Nhiệt năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ của vật.
- Câu 2 : Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt năng của vật.
A. Chỉ những vật có khối lượng lớn mới có nhiệt năng.
B. Bất kì vật nào dù nóng hay lạnh thì cũng đều có nhiệt năng.
C. Chỉ những vật có nhiệt độ cao mới có nhiệt năng.
D. Chỉ những vật trọng lượng riêng lớn mới có nhiệt năng.
- Câu 3 : Một viên đạn đang bay trên cao, có những dạng năng lượng nào mà em đã được học?
A. Nhiệt năng.
B. Thế năng.
C. Động năng.
D. Động năng, thế năng, nhiệt năng.
- Câu 4 : Trong các ý kiến dưới đây, ý kiến nào là chính xác?
A. Nhiệt độ của vật càng cao thì công thực hiện lên vật càng lớn.
B. Thỏi sắt nung nóng chứa 300J nhiệt lượng.
C. Nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt năng của vật càng lớn.
D. Nhiệt độ của vật càng thấp thì nhiệt lượng mà vật nhận vào càng nhỏ.
- Câu 5 : Khi bỏ một thỏi kim loại đã được nung nóng đến vào một cốc nước ở nhiệt độ trong phòng (khoảng ) nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước thay đổi như thế nào?
A. Nhiệt năng của thỏi kim loại tăng và của nước giảm.
B. Nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước đều tăng.
C. Nhiệt năng của thỏi kim loại giảm và của nước tăng.
D. Nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước đều giảm.
- Câu 6 : Chọn câu sai trong những câu sau:
A. Phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng.
B. Khi vật truyền nhiệt lượng cho môi trường xung quanh thì nhiệt năng của nó giảm đi.
C. Nếu vật vừa nhận công, vừa nhận nhiệt lượng thì nhiệt năng của nó tăng lên.
D. Ném một vật lên cao thì nhiệt năng của vật tăng lên vì vật nhận được công.
- Câu 7 : Cách nào sau đây làm thay đổi nhiệt năng của vật?
A. Cọ xát với một vật khác.
B. Đốt nóng một vật.
C. Cho vật vào môi trường có nhiệt độ thấp hơn.
D. Tất cả các phương án trên.
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 22 Dẫn nhiệt
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 12 Sự nổi
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 13 Công cơ học
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 25 Phương trình cân bằng nhiệt
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 26 Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 28 Động cơ nhiệt
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 27 Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 19 Các chất được cấu tạo như thế nào?
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 20 Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 21 Nhiệt năng