Đề thi Học Kì 1 môn Sinh 11 - năm học 2016 - 2017
- Câu 1 : Vì sao muốn bảo quản thì lại cần phải phơi khô hạt:
A. Vì khi hạt khô, không bị động vật ăn
B. Vì khi hạt khô, dễ gieo trồng cho vụ sau
C. Vì khi hạt khô, cường độ hô hấp sẽ bằng không
D. Vì khi hạt khô, độ ẩm trong hạt thấp, cường độ hô hấp giảm
- Câu 2 : Cho các nhận định sau:(1) Bảo quản trong điều kiện nồng độ O2 cao.
A. 4
B. 1
C. 3
D. 2
- Câu 3 : Enzim tham gia cố định nitơ tự do là:
A. Nitrogenaza
B. Cacboxylaza
C. Restrictaza
D. Oxygenaza
- Câu 4 : Khi trời nắng ta đứng dưới bóng cây cảm thấy mát hơn đứng dưới mái che bằng vật liệu xây dựng là vì:
A. Lá cây đóng mở khí khổng thường xuyên ngay cả khi ở trong bóng tối
B. Lá cây đã làm cho không khí ẩm thường xuyên nhờ quá trình hút nước ở rễ liên tục
C. Lá cây thoát hơi nước thường xuyên làm hạ nhiệt độ môi trường xung quanh tán lá
D. Lá cây đã tạo ra sức hút nước trong cây
- Câu 5 : Cho các nhận định sau về vai trò của quang hợp:(1) Tổng hợp chất hữu cơ: thông qua quang hợp, cây xanh tạo ra nguồn chất hữu cơ là tinh bột là đường glucôzơ.
A. 3
B. 2
C. 4
D. 1
- Câu 6 : Ở người thức ăn vào miệng rồi lần lượt qua các bộ phận:
A. Miệng, thực quản, ruột non, ruột già, dạ dày
B. Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già
C. Miệng, thực quản, ruột non, dạ dày, ruột già
D. Miệng, dạ dày, thực quản, ruột non, ruột già
- Câu 7 : Khí khổng mở khi:
A. Tế bào no nước, thành mỏng hết căng nước và thành dày duỗi thẳng
B. Tế bào mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng
C. Tế bào no nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành dày cong theo thành mỏng
D. Tế bào mất nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành dày cong theo thành mỏng
- Câu 8 : Ý nào không phải là ưu điểm của tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở?
A. Tim hoạt động ít tiêu tốn năng lượng
B. Máu chảy trong động mạch với áp lực cao hoặc trung bình
C. Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa
D. Máu đến các cơ quan nhanh nên đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất
- Câu 9 : Sự thông khí trong các ống khí ở côn trùng thực hiện được là nhờ:
A. Sự co giãn của phần bụng
B. Sự hít vào và thở ra
C. Sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng
D. Cấu tạo phổi
- Câu 10 : Khẳng định nào sau đây minh hoạ tốt nhất cân bằng nội môi:
A. Mọi tế bào của cơ thể có cùng một kích cỡ giống nhau
B. Phổi và ruột non điều có diện tích bề mặt trao đổi rộng
C. Khi nồng độ muối của máu tăng lên, thận phải thải ra nhiều muối hơn
D. Khi lượng oxy trong máu giảm, ta cảm thấy chóng mặt
- Câu 11 : Phản ứng của lá cây trinh nữ khi bị va chạm thuộc loại cảm ứng nào?
A. Hướng động tiếp xúc
B. Ứng động sức trương
C. Nhiệt ứng động
D. Ứng động tiếp xúc
- Câu 12 : Một số thực vật ở cạn, hệ rễ không có lông hút (Ví dụ: Thông, sồi). Chúng hấp thu nước và ion khoáng nhờ:
A. Tất cả các cơ quan của cơ thể
B. Nấm rễ
C. Thân
D. Lá
- Câu 13 : Động lực đẩy dòng mạch rây đi từ lá xuống rễ và đến các cơ quan khác là:
A. Lực hút và lực liên kết tạo nên
B. Lực đẩy của cây và lực liên kết tạo nên
C. Lực đẩy của cây và lực hút của trái đất
D. Sự chênh lệch về áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ, hạt, quả)
- Câu 14 : Để bổ sung nguồn nitơ cho đất, con người không sử dụng biện pháp nào sau đây?
A. Bón supe lân, apatit
B. Trồng cây họ đậu
C. Bón phân urê, đạm amôn, đạm sunfat
D. Bón phân hữu cơ gồm phân chuồng, phân xanh, xác động vật và thực vật
- Câu 15 : Nhóm thực vật CAM được phân bố như thế nào?
A. Phân bố rộng rãi trên thế giới, chủ yếu ở vùng ôn đới và nhiệt đới
B. Chỉ sống ở vùng ôn đới và á nhiệt đới
C. Sống ở vùng nhiệt đới
D. Sống ở vùng sa mạc khô hạn
- Câu 16 : Nước và các ion khoáng trong cây được vận chuyển như thế nào?
A. Từ mạch gỗ sang mạch rây
B. Qua mạch gỗ
C. Từ mạch rây sang mạch gỗ
D. Qua mạch rây theo chiều từ trên xuống
- Câu 17 : Nếu một ống mạch gỗ bị tắc, dòng mạch gỗ trong ống đó vẫn có thể tiếp tục đi lên được vì:
A. Di chuyển xuyên qua các lỗ bên vào ống bên cạnh và tiếp tục di chuyển lên trên
B. Dòng nhựa nguyên đi qua lỗ bên sang ống bên cạnh đảm bảo dòng vận chuyển đựợc liên tục
C. Nước vào nhiều tạo áp suất lớn giúp thẩm thấu sang các ống bên
D. Nước vào nhiều tạo một lực đẩy lớn giúp cho ống bị tắc sẽ dần được thông
- Câu 18 : Dòng mạch rây vận chuyển sản phẩm đồng hóa ở lá chủ yếu là:
A. Các kim loại nặng
B. Chất khoáng và CO2
C. Saccarôzơ, axit amin và một số ion khoáng được sử dụng lại
D. Nước, muối khoáng
- Câu 19 : Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào dưới đây trao đổi khí hiệu quả nhất:
A. Phổi và da của ếch nhái
B. Phổi của bò sát
C. Phổi của động vật có vú
D. Da của giun đất
- Câu 20 : Sản phẩm của pha sáng gồm có:
A. ATP, NADPH
B. ATP, NADPH và CO2
C. CO2 và O2
D. ATP, NADPH và O2
- Câu 21 : Các con đường thoát hơi nước chủ yếu gồm:
A. Qua cành và khí khổng của lá
B. Qua thân, cành và lá
C. Qua thân, cành và lớp cutin bề mặt lá
D. Qua khí khổng và qua cutin
- Câu 22 : Cho các nguyên tố: Nitơ, sắt, kali, lưu huỳnh, đồng, photpho, canxi, coban, kẽm. Các nguyên tố đại lượng là:
A. Nitơ, photpho, kali, lưu huỳnh và sắt
B. Nitơ, photpho, kali, canxi, và đồng
C. Nitơ, kali, photpho, và kẽm
D. Nitơ, photpho, kali, lưu huỳnh và canxi
- Câu 23 : Hô hấp ở động vật là:
A. Quá trình tiếp nhận O2 và CO2 của cơ thể từ môi trường sống và giải phóng ra năng lượng
B. Tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy O2 từ bên ngoài vào để oxi hoá các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài
C. Quá trình tế bào sử dụng các chất khí như O2 và CO2 để tạo năng lượng cho các hoạt động sống
D. Quá trình trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường, đảm bảo cho cơ thể có đầy đủ oxi và CO2 cung cấp cho các quá trình oxi hoá các chất trong tế bào
- Câu 24 : Câu có nội dung đúng:
A. Trong các nhân tố môi trường thì nhiệt độ là nhân tố cơ bản nhất của quang hợp
B. Khi nhiệt độ tăng 20oC - 30oC, tốc độ phản ứng pha tối tăng gấp 10 lần
C. Trong giới hạn nhiệt độ, khi nhiệt độ tăng 10oC, tốc độ phản ứng pha tối tăng gấp 2-3 lần
D. Khi nhiệt độ giảm 20oC-30oC, tốc độ phản ứng giảm 10%
- Câu 25 : Ống tiêu hóa của động vật ăn thực vật dài hơn của động vật ăn thịt vì thức ăn của chúng:
A. Nghèo dinh dưỡng
B. Dễ tiêu hóa hơn
C. Đầy đủ chất dinh dưỡng hơn
D. Dễ hấp thụ
- Câu 26 : Nhóm động vật nào sau đây có cơ quan hô hấp giống nhau:
A. Thuỷ tức, cá, tôm
B. Giun đất, sò, ếch
C. Cá, chim, ếch
D. Trai, cua, cá
- Câu 27 : Chức năng của hoạt động tiêu hóa trong cơ thể là gì?
A. Biến đổi thức ăn thành các sản phẩm đơn giản
B. Vận chuyển chất dinh dưỡng đến các tế bào
C. Thải các chất bã ra khỏi tế bào
D. Chuyển hóa năng lượng ATP
- Câu 28 : Tìm câu có nội dung đúng sau đây:
A. Nguyên liệu của quang hợp là nước và khí CO2
B. Trong quang hợp, cây xanh tổng hợp chất hữu cơ từ khí ôxi
C. Quang hợp là quá trình phân giải chất hữu cơ nhờ năng lượng ánh sáng
D. Một trong các sản phẩm của quang hợp là khí cacbônic
- Câu 29 : Nguyên nhân làm cho cây không chịu được nồng độ muối cao là:
A. Các ion khoáng gây độc cho cây
B. Thế nước của đất quá thấp
C. Hàm lượng oxi trong đất quá thấp
D. Do có các động vật nhỏ ưa muối sống gần rễ cây
- Câu 30 : Cần phải cung cấp nguyên tố khoáng nào sau đây cho cây khi lá cây có màu vàng?
A. Photpho
B. Magiê
C. Kali
D. Canxi
- Câu 31 : Ở thí nghiệm nghiên cứu vai trò của phân bón, mỗi nhóm thực hiện một lần nhắc lại thí nghiệm gồm chậu thí nghiệm chứa … (1)…….. và chậu đối chứng có chứa …………(2)………..(1), (2) lần lượt tương ứng là:
A. Phân bón NPK, nước
B. Nước, phân bón NPK
C. Phân bón NPK nồng độ thấp, phân bón NPK nồng độ cao hơn
D. Các nguyên tố vi lượng, các nguyên tố đa lượng
- Câu 32 : Tác nhân chủ yếu điều tiết độ mở của khí khổng ở lá là:
A. Hàm lượng CO2 trong tế bào lá
B. Hàm lượng nước trong tế bào khí khổng
C. Cường độ ánh sáng mặt trời
D. Hàm lượng chất hữu cơ trong tế bào lá
- Câu 33 : Thiếu nguyên tố nitơ thì cây trồng thường có biểu hiện triệu chứng là:
A. Cây còi cọc, có thể chết sớm, lá già sớm biến đổi thành màu vàng
B. Lá xanh sẫm khác thường, có sọc màu huyết dụ, cây còi cọc
C. Lá non kém xanh biếc và có vết hoại tử, lá già vàng hay đỏ, tím
D. Chồi non sớm chết, héo, lá non quăn và vàng
- Câu 34 : Pha tối diễn ra ở vị trí nào trong lục lạp?
A. Ở màng ngoài
B. Ở màng trong
C. Ở chất nền
D. Ở tilacôit
- Câu 35 : Biện pháp điều khiển diện tích bộ lá cây là gì?1. Chăm sóc và tưới tiêu hợp lí
A. 2, 3
B. 1, 2
C. 1, 3
D. 1, 2, 3
- Câu 36 : Vai trò cơ bản nhất của nước đối với quang hợp là gì?
A. Cung cấp electron và H+
B. Giải phóng ôxi ra không khí
C. Vận chuyển sản phẩm quang hợp
D. Là dung môi cho các phản ứng
- Câu 37 : Cho nhiều hạt nảy mầm vào một bình nối kín với ống đựng nước vôi trong hay Ca(OH)2 loãng, sau một thời gian nước vôi vẫn đục chứng tỏ:
A. Hô hấp tiêu thụ ôxi
B. Hô hấp sản sinh CO2
C. Hô hấp giải phóng hóa năng
D. Hô hấp sinh nhiệt
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 1 Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 2 Vận chuyển các chất trong cây
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 41 Sinh sản vô tính ở thực vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 42 Sinh sản hữu tính ở thực vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 43 Thực hành Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 45 Sinh sản hữu tính ở động vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 46 Cơ chế điều hòa sinh sản
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 47 Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 48 Ôn tập chương II, III, IV
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 3 Thoát hơi nước