Đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021 Trường THP...
- Câu 1 : Nhà tư sản nào ở Việt Nam đầu thế kỉ XX được mệnh danh là “ông vua đường thủy”?
A. Bạch Thái Bưởi
B. Nguyễn Hữu Hào
C. Lê Phát Đạt
D. Trần Hữu Định
- Câu 2 : Những chuyển biến về kinh tế xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) của thực dân Pháp đã:
A. Giúp các sĩ phu phong kiến Việt Nam chuyển hẳn sang lập trường tư sản.
B. Thúc đẩy phong trào công nhân từng bước chuyển từ tự phát sang tự giác.
C. Tạo điều kiện dẫn tới sự xuất hiện của con đường cứu nước theo khuynh hướng vô sản.
D. Tạo điều kiện dẫn tới sự xuất hiện của con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
- Câu 3 : Những chuyển biến về kinh tế- xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX đã có tác động như thế nào đến phong trào yêu nước Việt Nam?
A. Làm cho mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt
B. Thúc đẩy phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản và vô sản phát triển
C. Tạo điều kiện để Nguyễn Tất Thành có những nhận thức mới về thời đại
D. Tạo cơ sở bên trong để bùng nổ phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản
- Câu 4 : Vì sao phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XX còn mang tính tự phát?
A. Vì họ đấu tranh chưa mạnh mẽ, chưa kiên quyết
B. Vì họ đấu tranh chỉ đòi quyền lợi về kinh tế
C. Vì họ chưa quan tâm đòi các quyền tự do dân chủ
D. Vì sự đàn áp dã man của thực dân Pháp
- Câu 5 : Nguồn gốc xuất thân chủ yếu của giai cấp công nhân Việt Nam là từ giai cấp
A. Nông dân
B. Thợ thủ công
C. Nô tì
D. Binh lính
- Câu 6 : Tầng lớp tư sản dân tộc ra đời xuất phát từ
A. một số người đứng ra hoạt động công thương nghiệp.
B. một số người nông dân giàu có chuyển hướng kinh doanh.
C. một số tiểu tư sản vốn có ít vốn chuyển hướng kinh doanh.
D. từ Pháp du nhập vào Việt Nam.
- Câu 7 : Tầng lớp tiểu tư sản không bao gồm thành phần nào dưới đây?
A. Học sinh, sinh viên.
B. Tiểu thương, địa chủ.
C. Nhà báo, nhà giáo.
D. Chủ các hãng buôn, xưởng sản xuất đại lí cung ứng và tiêu thụ.
- Câu 8 : Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp nền kinh tế Việt Nam
A. Phát triển nhanh, cân đối.
B. Phát triển đều khắp ở nhiều lĩnh vực.
C. Không phụ thuộc vào chính quốc.
D. Cơ bản vẫn nghèo nàn, lạc hậu.
- Câu 9 : Giai cấp mới nào trong xã hội Việt Nam ra đời ngay trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp?
A. Giai cấp công nhân và tư sản.
B. Giai cấp tư sản.
C. Giai cấp tiểu tư sản.
D. Giai cấp công nhân.
- Câu 10 : Cầu Đu-me là tên gọi khác của cây cầu nào được thực dân Pháp xây dựng trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương?
A. Cầu Chương Dương
B. Cầu Long Biên
C. Cầu Tràng Tiền
D. Cầu Hàm Rồng
- Câu 11 : Cơ cấu vốn đầu tư vào Đông Dương trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, thành phần kinh tế nào chiếm tỉ trọng lớn nhất?
A. Tư bản nhà nước
B. Tư bản tư nhân
C. Tư bản ngân hàng
D. Tư bản công nghiệp
- Câu 12 : Tính chất nền kinh tế Việt Nam có sự biến đổi như thế nào sau khai thác thuộc địa lần thứ nhất?
A. Kinh tế tư bản chủ nghĩa
B. Kinh tế phong kiến
C. Kinh tế nông nghiệp thuần túy
D. Kinh tế tư bản chủ nghĩa mang hình thái thực dân
- Câu 13 : Đâu không phải mục đích của thực dân Pháp khi tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương?
A. Bù đắp thiệt hại của quá trình xâm lược và bình định quân sự
B. Bóc lột để làm giàu cho chính quốc
C. Khuếch trương công lao khai hóa của Pháp
D. Bù đắp thiệt hại từ cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất
- Câu 14 : Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp được tiến hành ở Việt Nam trong khoảng thời gian nào?
A. 1895 - 1918
B. 1896 - 1914
C. 1897 - 1914
D. 1898 – 1918
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 24 Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
- - Trắc nghiệm Bài 25 Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858-1918) - Lịch sử 11
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 23 Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 22 Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 1 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 2 Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 3 Trung Quốc
- - Trắc nghiệm Bài 4 Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX) - Lịch sử 11
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 7 Những thành tựu văn hoá thời Cận đại
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 8 Ôn tập lịch sử thế giới cận đại