Trắc nghiệm Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân) - N...
- Câu 1 : Cảm hứng trong tác phẩm Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân không được khơi gợi từ:
A. Vẻ trữ tình, thơ mộng của sông Đà.
B. Cuộc sống mới của người dân Tây Bắc.
C. Tài hoa của người lái đò sông Đà.
D. Vẻ hùng vĩ, dữ dội của sông Đà.
- Câu 2 : Để làm nổi bật hình ảnh con sông Đà như một kẻ khôn ngoan, xảo quyệt, hung hãn, Nguyễn Tuân đã sử dụng rất nhiều lần biện pháp tu từ nào sau đây?
A. Nhân hóa.
B. Điệp ngữ.
C. So sánh.
D. Cường điệu.
- Câu 3 : Nguyễn Tuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Vũ Bằng cùng có sở trường ở thể loại nào sau đây?
A. Tiểu thuyết.
B. Truyện vừa.
C. Truyện ngắn.
D. Kí.
- Câu 4 : Sự độc đáo của Nguyễn Tuân được thể hiện thế nào qua việc tả tiếng sóng thác “rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng” ?
A. Giúp người đọc nhận ra được vẻ đẹp ngay trong sự hung bạo của con sông, để rồi, chính sự bạo hung đó sẽ tôn lên sức mạnh kì vĩ của người lao động.
B. Thổi hồn của những đàn trâu rừng vào trong cái vang động của sóng nước Đà giang.
C. Lấy lửa để tả nước, lấy rừng để tả sông giúp ta thấy được sự tương giao mầu nhiệm giữa các lực lượng của thiên nhiên.
D. Tạo ra một hiệu ứng âm thanh man dại của thiên nhiên để tả cái hung mãnh của tiếng thác.
- Câu 5 : Câu văn "Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân" trong Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân gợi cho người đọc liên tưởng sông Đà giống như:
A. Người tình chưa quen biết.
B. Một cố nhân.
C. Mĩ nhân hiền dịu, xuân sắc.
D. Cả A, B, C đều đúng.
- Câu 6 : Trong tác phẩm Người lái đò Sông Đà, hình ảnh người lái đò được thể hiện như:
A. Một người lao động, đồng thời như một nghệ sĩ.
B. Một người lao động lành nghề.
C. Một con người đặc biệt, tuy đã cao tuổi nhưng vẫn có sức khỏe phi thường.
D. Một con người đặc biệt, tuy đã cao tuổi nhưng vẫn có sức khỏe phi thường.
- Câu 7 : Hãy điền phần còn thiếu vào chỗ trống trong câu văn dưới đây.
“Con sông Ðà [...] như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”.(Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân)A. Chảy dài chảy dài.
B. Tuôn mãi tuôn mãi.
C. Chảy mãi chảy mãi.
D. Tuôn dài tuôn dài.
- Câu 8 : Câu văn "Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như nỗi niềm cổ tích tuổi xưa" trong Người lái đò sông Đà có nét đặc sắc nào sau đây?
A. So sánh một đặc tính vốn trừu tượng với một hình ảnh còn trừu tượng hơn, tạo ra sự liên tưởng bát ngát cho người đọc.
B. Tạo không khí cổ xưa trong tác phẩm.
C. Khẳng định vẻ đẹp sống động của sông Đà.
D. Cả A, B, C đều đúng.
- Câu 9 : Trong Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân, hình ảnh sông Đà không được so sánh với:
A. "Dây thừng ngoằn ngoèo".
B. "Áng tóc trữ tình".
C. "Chiếc gương trong soi tóc những hàng tre".
D. "Mặt người đỏ vì rượu bữa".
- Câu 10 : Trong tác phẩm Người lái đò Sông Đà, trước thác ghềnh bạo liệt, ông lái đò lạnh lùng, gan góc nhưng lúc bình thường lại nhớ:
A. Tiếng người.
B. Tiếng trẻ con.
C. Tiếng cười thủ thỉ.
D. Tiếng gà gáy.
- Câu 11 : Trong tác phẩm Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân cho biết sự hùng vĩ của Sông Đà không phải chỉ có thác đá mà còn là:
A. Mặt sông rộng mênh mông.
B. Những dòng xoáy nước cuộn xiết.
C. Chiều dài tưởng chừng vô tận của dòng sông.
D. Những cảnh đá bờ sông dựng vách thành.
- Câu 12 : Đề tài chủ yếu trong sáng tác của Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám là:
A. Chủ nghĩa xê dịch.
B. Vẻ đẹp vang bóng một thời.
C. Đời sống trụy lạc.
D. Cả ba đề tài trên.
- Câu 13 : “Người lái đò sông Đà”của Nguyễn Tuân được sáng tác theo thể loại:
A. Kí
B. Truyện ngắn
C. Tùy bút
D. Tiểu thuyết
- - Trắc nghiệm bài Tuyên ngôn độc lập - Phần tác phẩm
- - Trắc nghiệm Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt - Tiết 1
- - Trắc nghiệm Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý
- - Trắc nghiệm Tuyên ngôn Độc lập - Phần Tác giả - Ngữ văn 12
- - Trắc nghiệm Khái quát VHVN từ đầu CMT8 1945 đến thế kỉ XX - Ngữ Văn 12
- - Trắc nghiệm Bài viết số 1: Nghị luận xã hội - Ngữ Văn 12
- - Trắc nghiệm bài giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt - Tiếp theo - Ngữ Văn 12
- - Trắc nghiệm bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc - Ngữ Văn 12
- - Trắc nghiệm Mấy ý nghĩ về thơ - Ngữ Văn 12
- - Trắc nghiệm bài Đô-xtôi-ép-xki (X.Xvai-Gơ) - Ngữ Văn 12