Trắc nghiệm bài Ý nghĩa của văn chương
- Câu 1 : Tác giả của văn bản Ý nghĩa văn chương là ?
A. Phạm Văn Đồng
B. Hồ Chí Minh
C. Hoài Thanh
D. Xuân Diệu
- Câu 2 : Văn bản thuộc thể loại văn học nào?
A. Nghị luận xã hội
B. Nghị luận văn chương
C. Tùy bút
D. Kí sự
- Câu 3 : Nội dung của bài “Ý nghĩa văn chương”là:
A. Nguồn gốc văn chương là tình cảm, lòng vị tha, tình yêu muôn vật.
B. Văn chương hình dung và sáng tạo sự sống, khêu gợi, trau dồi tình cảm, tâm hồn con người.
C. Văn chương mang lại niềm vui, tiếng cười cho con người.
D. Ý A và B đúng
E. Ý A và C đúng
- Câu 4 : Tác giả được đánh giá cao trong lĩnh vực nào?
A. Sáng tác
B. Nhà biên kịch
C. Nhà phê bình văn học
D. Đạo diễn điện ảnh
- Câu 5 : Dòng nào không phải là nội dung được Hoài Thanh đề cập đến trong bài viết của mình ?
A. Quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc của văn chương
B. Quan niệm của Hoài Thanh về nhiệm vụ của văn chương
C. Quan niệm của Hoài Thanh về công dụng của văn chương trong lịch sử loài người
D. Quan niệm của Hoài Thanh về các thể loại văn học.
- Câu 6 : Tác phẩm nổi tiếng nhất của Hoài Thanh là ?
A. Thi nhân Việt Nam
B. Nhân văn Việt Nam
C. Có một nền văn hóa Việt Nam
D. Nam Bộ mến yêu
- Câu 7 : Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?
A. Cuộc sống lao động của con người.
B. Tình yêu lao động của con người.
C. Lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.
D. Do lực lượng thần thánh tạo ra.
- Câu 8 : Công dụng nào của văn chương được Hoài Thanh khẳng định trong bài viết của mình?
A. Văn chương giúp cho người gần người hơn.
B. Văn chương giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha.
C. Văn chương là loại hình giải trí của con người.
D. Văn chương dự báo những điều xảy ra trong tương lai.
- Câu 9 : Văn bản ‘‘ý nghĩa văn chương’’ của Hoài Thanh thuộc dạng nghị luận văn chương nào ?
A. Bình luận về các vấn đề văn chương nói chung.
B. Phê bình, bình luận về một hiện tương văn học cụ thể.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A, B và C đều sai.
- Câu 10 : Từ ‘‘cốt yếu’’ (trong câu ‘‘Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài’’) được Hoài Thanh dùng với ý nghĩa nào khi nói về nguồn gốc của văn chương?
A. Tất cả.
B. Một phần.
C. Đa số.
D. Cái chính, cái quan trọng nhất.
- Câu 11 : Theo em, quan niệm về văn chương sau đây có thể bổ xung cho quan niệm của Hoài Thanh để có một quan niệm đầy đủ về nguồn gốc của văn chương?
A. Văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người.
B. Văn chương bắt nguồn từ thế giới thần bí bên ngoài con người.
C. Văn chương bắt nguồn từ việc muốn biết trước tương lai của con người.
D. Văn chương bắt nguồn từ việc muốn tìm hiểu quá khứ của con người.
- Câu 12 : Tại sao Hoài Thanh lại nói: ‘‘Văn chương sẽ là hình ảnh của cuộc sống muôn hình vạn trạng’’?
A. Vì cuộc sống trong văn chương chân thật hơn bất kì một loại hình nghệ thuật nào.
B. Vì nhiệm vụ của văn chương là phải ghi chép lại tất cả những gì ông ta nhìn thấy ngoài cuộc đời.
C. Vì văn chương có nhiệm vụ phản ánh phong phú và đa dạng của con người và xã hội.
D. Cả A, B và C đều sai.
- Câu 13 : Vì sao Hoài Thanh lại nói: ‘‘Văn chương còn sáng tạo ra sự sống’’?
A. Vì cuộc sống trong văn chương hoàn toàn khác với ngoài đời.
B. Vì văn chương có thể dựng lên hình ảnh, đưa ra những ý tưởng mà cuộc sống chưa có hoặc cần có để mọi người phấn đấu xây dựng, biến chúng thành sự thật trong tương lai.
C. Vì cuộc sống được nhà văn tạo ra trong văn chương luôn luôn đẹp hơn ngoài cuộc đời.
D. Vì văn chương làm cho con người muốn thoát li với cuộc sống.
- Câu 14 : Dòng nào sau đây không có trong quan niệm về công dụng của văn chương của Hoài Thanh?
A. Văn chương giúp cho con người hăng say lao động hơn.
B. Văn chương giúp cho người đọc có tình cảm và lòng vị tha.
C. Văn chương gây cho ta những tình cảm chưa có, luyện những tình cảm ta sẵn có.
D. Văn chương giúp cho con người biết cái hay, cái đẹp của cảnh vật thiên nhiên.
- Câu 15 : Tại sao nói "ý nghĩa văn chương" của Hoài Thanh là văn bản nghị luận văn chương?
A. Vì dẫn chứng trong bài viết là các tác phẩm văn chương.
B. Vì tác giả nói về nguồn gốc và ý nghĩa của văn chương.
C. Vì phạm vi nghị luận là vấn đề của văn chương.
D. Cả A, B và C đều sai.
- - Đề thi giữa HKI môn Ngữ văn lớp 7 năm 2018, Trường THCS Nguyễn Văn Tiết
- - Đề thi HK 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2018 Phòng GD&ĐT Huyện Nghĩa Hưng
- - Đề thi HK2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2018-2019, Trường THCS Mỹ Đức
- - Đề thi HK2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2017-2018, Trường THCS Đồng Cương
- - Đề thi HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 7 - Trường THCS & THPT Võ Nguyên Giáp
- - Đề thi HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 7 - Trường THCS Thăng Bình
- - Đề thi HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 7 - Trường THCS Phúc Chu
- - Đề thi HK2 môn Ngữ Văn 7 năm 2020 - Trường THCS Hà Huy Tập
- - Đề thi HK2 môn Ngữ Văn 7 năm 2019 - Sở GD&ĐT Quảng Nam
- - Đề kiểm tra giữa HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 7 - Trường THCS Nghi Sơn